• Zalo

Cách trồng đỗ quyên ra nụ kín cành, hoa to rực rỡ

Gia đìnhThứ Hai, 28/10/2024 07:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Hoa đỗ quyên thường nở rộ vào mùa xuân nhưng nếu biết cách chăm sóc thì cây sẽ nở hoa quanh năm, tạo thành chùm với màu sắc nổi bật.

Hoa đỗ quyên được yêu thích vì màu sắc rực rỡ, tươi tắn, giúp không gian sống trở nên bừng sáng, rạng rỡ. Một cây đỗ quyên được chăm sóc tốt có thể sống vài năm, thậm chí mười năm. Cây càng trồng lâu càng có giá trị cao, hoa càng nở thành chùm đẹp mắt.

Cách trồng hoa đỗ quyên nhiều nụ, nở rực rỡ

Đỗ quyên là loại hoa đẹp, thường được trồng trong nhà các dịp Tết. (Ảnh: Sohu)

Đỗ quyên là loại hoa đẹp, thường được trồng trong nhà các dịp Tết. (Ảnh: Sohu)

Người trồng đỗ quyên thường đối mặt với một số thách thức như lá vàng, nụ héo, thậm chí cành khô, chết. Thực ra trồng đỗ quyên không khó, chỉ cần bạn lưu ý 6 mẹo cơ bản sau.

Trồng trong chậu nông

Đỗ quyên là loài hoa có rễ nông. Khi trồng vào chậu, nên chọn chậu gốm có khả năng thoáng khí tốt; tránh trồng trong chậu sâu sẽ khiến cây bị tắc rễ, khó kiểm soát việc tưới nước. 

Trồng bằng đất chua

Đỗ quyên là loài hoa ưa axit điển hình, do đó bạn nên chọn chất nền có tính axit. Nếu đất trồng trong chậu nhiều kiềm, lá cây sẽ vàng, cành cây dễ bị khô và chết dần.

Để làm đất trồng cây đỗ quyên trong chậu, bạn nên sử dụng 1 phần đất than bùn, 1 phần đất mùn, 1 phần đá trân châu, trộn đều. Bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp đất dinh dưỡng chua để trồng.

Cách trồng hoa đỗ quyên: Dùng đất chua. (Ảnh: Sohu)

Cách trồng hoa đỗ quyên: Dùng đất chua. (Ảnh: Sohu)

Tỉa bớt rễ trong chậu

Khi cây đỗ quyên đến giai đoạn trưởng thành, bạn nên thay chậu càng sớm càng tốt để rễ mới phát triển. Khi thay chậu, nên cắt tỉa rễ và loại bỏ lớp đất xung quanh khối đất ban đầu, để lộ bộ rễ. Sau khi xử lý bằng đất mới, cây đỗ quyên sẽ nhanh chóng bén rễ và bước vào trạng thái sinh trưởng trong chậu.

Giữ ẩm cho đất trồng

Đỗ quyên ưa môi trường ẩm ướt nhưng không tích tụ được nước vì đỗ quyên có rễ mao mạch. Nếu gặp hạn hán hoặc úng nước, rễ mao mạch sẽ dễ bị tổn thương làm cây héo. Vì vậy, trong quá trình trồng hoa đỗ quyên, bạn cần điều chỉnh việc tưới nước theo thời tiết khô hoặc ẩm; chỉ tưới nước khi thấy bề mặt đất trong chậu khô hẳn, tránh tưới nhiều lần hoặc nửa chừng.

Có thể thêm một lượng nhỏ giấm hoặc sắt sunfat khi tưới nước để duy trì độ chua trong đất.

Cách trồng đỗ quyên: Tránh tưới nước quá nhiều vì sẽ gây úng rễ. (Ảnh: Sohu)

Cách trồng đỗ quyên: Tránh tưới nước quá nhiều vì sẽ gây úng rễ. (Ảnh: Sohu)

Cây đỗ quyên không cần nhiều phân. Trong thời kỳ sinh trưởng, bạn chỉ cần bón loại phân thông dụng. Vào mùa xuân, sau khi cây ra hoa, bạn có thể bón phân thường 15 ngày một lần và phân bón nhả chậm một lần.

Vào mùa thu, nên bón thêm phân lân và kali, có thể tưới vào rễ bằng phân kali dihydro photphat 10 ngày một lần để thúc đẩy quá trình phân hóa nụ hoa, củng cố bộ rễ.

Ánh nắng phù hợp

Cây đỗ quyên ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng mặt trời mà phù hợp hơn với bóng râm. Tuy nhiên, nếu không đủ ánh sáng trong thời gian dài, cây sẽ kém phát triển và giảm khả năng ra hoa.

Nên duy trì đủ ánh sáng vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông, vào mùa hè nên che nắng hoặc đặt dưới bóng cây để tránh ánh nắng trực tiếp, nếu không sẽ cây dễ bị cháy nắng và chết.

Đỗ quyên cần ánh sáng để phát triển và cho hoa đẹp. (Ảnh: Sohu)

Đỗ quyên cần ánh sáng để phát triển và cho hoa đẹp. (Ảnh: Sohu)

Kiểm soát nhiệt độ

Đỗ quyên có khả năng chịu lạnh tương đối tốt. Ở hầu hết các khu vực, chúng có thể sống sót qua mùa đông ngoài trời. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ngoài trời rất thấp, đỗ quyên sẽ phát triển chậm hơn hoặc ngừng phát triển. Nếu bạn muốn hoa nở sớm vào mùa đông, nên trồng đỗ quyên trong nhà. Duy trì và giữ ấm cho cây, thời kỳ ra hoa của đỗ quyên có thể kéo dài đến Tết.

MAI MAI(Nguồn: Sohu)
Bình luận
vtcnews.vn