Cận Tết, máy ATM đều quá tải vì nhu cầu rút tiền tăng cao. Làm gì để tránh những phiền toái khi cần mà máy ATM không “nhả” tiền. Dưới đây là một vài khuyến nghị để người tiêu dùng có cách rút tiền ATM nhanh và hiệu quả.
Một số trường hợp "bó tay" với máy ATM cũng được NHNN đăng tải trên cổng thông tin. Cụ thể, hiện tượng thẻ ATM bị “nuốt” chủ yếu do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chủ thẻ khi truy cập vào hệ thống nhập sai mật mã (thông thường các ngân hàng quy định nhập sai mật mã 3 lần thì thẻ sẽ bị máy ATM nuốt vào để tránh hiện tượng người sử dụng thẻ không phải chủ thẻ).
Thứ hai, khi giao dịch kết thúc, máy trả thẻ ra nhưng người sử dụng thẻ không chú ý để nhận lại thẻ kịp thời nên thẻ bị “ nuốt” vào trong ( các ngân hàng thường quy định thời gian nhận lại thẻ từ 30-60 giây, quá thời gian đó máy sẽ tự động nuốt thẻ vào để tránh trường hợp khách hàng để quên dẫn đến mất thẻ ).
Các trường hợp ATM “nuốt thẻ” như trên là nhằm bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng sử dụng thẻ. Khi gặp các trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để nhận lại thẻ.
Ngoài ra, trong trường hợp người sử dụng đang giao dịch mà bị mất điện, máy lại không có bộ phát điện dự phòng thì thẻ sẽ kẹt lại trong máy. Hoặc khi đường truyền bị quá tải, nghẽn mạch, máy ATM cũng không thể hoạt động được ( yếu tố này thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ).
Một số nguyên nhân khác, tuy rất ít xảy ra, cũng dấn đến hiện tượng ATM “nuốt thẻ” , như: hệ thống báo thẻ khách hàng giao dịch có dấu hiệu giả, chủ thẻ đang có vấn đề về tín dụng....
NHNN khuyến nghị, để góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, chủ thẻ cần thực hiện đúng các quy định của ngân hàng về sử dụng thẻ ATM. Trước khi đưa thẻ vào máy ATM cần quan sát thông báo tự động hiển thị trên máy ATM và phải thao tác đúng quy trình để hạn chế hiện tượng bị “nuốt thẻ”.
Trường hợp gặp vướng mắc khi sử dụng thẻ, chủ thẻ cần chủ động thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để xem xét, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tài sản của mình.
Việc khách hàng thường rút tiền mặt tại các máy ATM vào giờ cao điểm (giờ tan tầm, nghỉ trưa,…) trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhất là tại các khu công nghiệp, nhà máy, trường học là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng quá tải cho các máy ATM, khiến khách hàng phải xếp hàng chờ đợi.
Người dân cần lựa chọn thời điểm rút tiền và địa điểm máy ATM phù hợp để hạn chế việc phải xếp hàng, chờ đợi quá lâu.
Các ngân hàng cần bổ sung tiền mặt vào máy ATM đúng định kỳ
Bên cạnh đó, chủ thẻ ATM nên khai thác tối đa các tiện ích sử dụng thẻ để hạn chế dần việc rút tiền mặt từ ATM, góp phần thúc đẩy hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm tải việc tiếp quỹ cho các máy ATM.
Bên cạnh giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước là NHNN và người sử dụng dịch vụ ATM, rất cần có các giải pháp từ các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM, trong dịp cuối năm và đầu năm mới, cần thực hiện bổ sung tiền mặt vào máy ATM theo đúng định kỳ, có tính đến nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng tăng cao;
Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên lượng tiền mặt còn lại trong từng máy ATM kể cả trong những ngày nghỉ cuối tuần, nghĩ lễ, Tết để thực hiện tiếp quỹ tiền mặt ngay khi máy ATM gần hết tiền nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM cần theo dõi chặt chẽ trình trạng hoạt động của các máy ATM, kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay sự cố bất thường xảy ra đối với các máy ATM.
Về lâu dài, cần nâng cấp, bổ sung hệ thống máy móc thiết bị bảo đảm phục vụ tốt hoạt động của hệ thống ATM.
Nghiên cứu bổ sung các chức năng mới, hiện đại, tạo điều kiện cho người sử dụng thẻ sử dụng các chức năng khác của máy ATM như chuyển tiền, thanh toán… để từng bước giảm dần việc sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt.
Theo Đinh Bách/ VnMedia
Các trường hợp “bó tay” với ATM và cách ứng phó
Thời gian gần đây chúng tôi đã phản ánh tình trạng nhiều máy ATM bị tê liệt. Trong đó, phần lớn máy ngừng hoạt động là do hết tiền.
Một số ngân hàng cho biết, do nhu cầu rút tiền mặt qua máy ATM tăng cao, do đó, có đôi lúc khi máy ATM hết tiền, ngân hàng chưa kịp nạp thêm tiền mặt vào máy. Hiện các ngân hàng có cung ứng dịch vụ ATM đang tích cực khắc phục tình trạng trục trặc của máy ATM, nhằm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.
Người dân cần tránh rút tiền vào giờ cao điểm. |
Một số trường hợp "bó tay" với máy ATM cũng được NHNN đăng tải trên cổng thông tin. Cụ thể, hiện tượng thẻ ATM bị “nuốt” chủ yếu do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chủ thẻ khi truy cập vào hệ thống nhập sai mật mã (thông thường các ngân hàng quy định nhập sai mật mã 3 lần thì thẻ sẽ bị máy ATM nuốt vào để tránh hiện tượng người sử dụng thẻ không phải chủ thẻ).
Thứ hai, khi giao dịch kết thúc, máy trả thẻ ra nhưng người sử dụng thẻ không chú ý để nhận lại thẻ kịp thời nên thẻ bị “ nuốt” vào trong ( các ngân hàng thường quy định thời gian nhận lại thẻ từ 30-60 giây, quá thời gian đó máy sẽ tự động nuốt thẻ vào để tránh trường hợp khách hàng để quên dẫn đến mất thẻ ).
Các trường hợp ATM “nuốt thẻ” như trên là nhằm bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng sử dụng thẻ. Khi gặp các trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để nhận lại thẻ.
Ngoài ra, trong trường hợp người sử dụng đang giao dịch mà bị mất điện, máy lại không có bộ phát điện dự phòng thì thẻ sẽ kẹt lại trong máy. Hoặc khi đường truyền bị quá tải, nghẽn mạch, máy ATM cũng không thể hoạt động được ( yếu tố này thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ).
Một số nguyên nhân khác, tuy rất ít xảy ra, cũng dấn đến hiện tượng ATM “nuốt thẻ” , như: hệ thống báo thẻ khách hàng giao dịch có dấu hiệu giả, chủ thẻ đang có vấn đề về tín dụng....
NHNN khuyến nghị, để góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, chủ thẻ cần thực hiện đúng các quy định của ngân hàng về sử dụng thẻ ATM. Trước khi đưa thẻ vào máy ATM cần quan sát thông báo tự động hiển thị trên máy ATM và phải thao tác đúng quy trình để hạn chế hiện tượng bị “nuốt thẻ”.
Trường hợp gặp vướng mắc khi sử dụng thẻ, chủ thẻ cần chủ động thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để xem xét, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tài sản của mình.
Việc khách hàng thường rút tiền mặt tại các máy ATM vào giờ cao điểm (giờ tan tầm, nghỉ trưa,…) trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhất là tại các khu công nghiệp, nhà máy, trường học là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng quá tải cho các máy ATM, khiến khách hàng phải xếp hàng chờ đợi.
Người dân cần lựa chọn thời điểm rút tiền và địa điểm máy ATM phù hợp để hạn chế việc phải xếp hàng, chờ đợi quá lâu.
Các ngân hàng cần bổ sung tiền mặt vào máy ATM đúng định kỳ
Bên cạnh đó, chủ thẻ ATM nên khai thác tối đa các tiện ích sử dụng thẻ để hạn chế dần việc rút tiền mặt từ ATM, góp phần thúc đẩy hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm tải việc tiếp quỹ cho các máy ATM.
Bên cạnh giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước là NHNN và người sử dụng dịch vụ ATM, rất cần có các giải pháp từ các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM, trong dịp cuối năm và đầu năm mới, cần thực hiện bổ sung tiền mặt vào máy ATM theo đúng định kỳ, có tính đến nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng tăng cao;
Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên lượng tiền mặt còn lại trong từng máy ATM kể cả trong những ngày nghỉ cuối tuần, nghĩ lễ, Tết để thực hiện tiếp quỹ tiền mặt ngay khi máy ATM gần hết tiền nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ ATM cần theo dõi chặt chẽ trình trạng hoạt động của các máy ATM, kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay sự cố bất thường xảy ra đối với các máy ATM.
Về lâu dài, cần nâng cấp, bổ sung hệ thống máy móc thiết bị bảo đảm phục vụ tốt hoạt động của hệ thống ATM.
Nghiên cứu bổ sung các chức năng mới, hiện đại, tạo điều kiện cho người sử dụng thẻ sử dụng các chức năng khác của máy ATM như chuyển tiền, thanh toán… để từng bước giảm dần việc sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt.
Theo Đinh Bách/ VnMedia
Bình luận