(VTC News) - Những cách dưới đây sẽ giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa cho gia đình bạn.
Dấu hiệu ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn thông thường ở thể nhẹ, thoáng qua nhưng cũng có thể nặng tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong vài giờ sau khi ăn các triệu chứng sẽ xuất hiện bao gồm buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng. |
Tiêu chảy một hoặc nhiều lần, phân có thể có nhiều nước, nếu phân có nhiều nước thì cần bù nước sớm cho bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, trong phân có thể có máu.
Các triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tụt huyết áp, hôn mê… là những triệu chứng nặng.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
1. Lựa chọn thực phẩm an toàn
Việc mua và chọn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm độc thực phẩm. Bạn nên chọn mua những thực phẩm đã qua khâu kiểm dịch. Những loại thực phẩm đã qua giết mổ thì nên chọn ở những cửa hàng có uy tín và tốt nhất là mua ở những cửa hàng có bảo hành chất lượng cho khách hàng.
Việc mua và chọn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm độc thực phẩm. |
Rau, quả nên mua ở những cửa hàng bán rau, quả sạch. Những loại thực phẩm đồ hộp cần quan sát kỹ xem về hạn sử dụng, không mua các loại đồ hộp bị phồng, méo mó, hộp đã gỉ. Bạn tuyệt đối không vì rẻ mà mua những loại thực phẩm đã hết hoặc gần hết hạn sử dụng.
2. Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên
Việc rửa tay tưởng chừng như rất đơn giản, tuy nhiên nếu rửa tay không đúng cách thì cũng vô tác dụng. Theo các chuyên gia, bạn cần rửa tay bằng nước ấm cùng với xà bông diệt khuẩn, sau đó lau khô tay với khăn vải mềm và nếu cẩn thận hơn có thể dùng bông gòn thấm cồn lau lên đôi bàn tay.
Công đoạn rửa tay nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị món ăn, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và các loại hải sản.
Rửa tay và vệ sinh khu chế biến đúng cách giúp phòng chống ngộ độc thực phẩm. |
Những vật dụng trong ăn uống cũng nên được rửa sạch với nước rửa bát và nước sạch, để loại trừ những loại vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt. Bát đũa sau khi rửa cần được sấy khô và bảo quản chỗ khô ráo để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn
3. Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp
Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra.
Theo ý kiến từ phía các chuyên gia, thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60 - 1000C.
Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. |
4. Bảo quản đúng cách
Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.
Các thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh cần được bọc kín và để riêng thức ăn sống và chín, tránh sự nhiễm khuẩn chéo và phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp.
Thịt cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.
Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên. Tránh tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, chị em cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.
Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh cần được bọc kín. |
5. Bày bàn ăn cũng cần đúng cách
Bày bàn ăn đúng cách cũng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn bạn hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.
Hãy loại bỏ thức ăn dư thừa (đã tiếp xúc với nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ đồng hồ hoặc để ngoài thời tiết nóng trong hơn 1 giờ).
Nếu bạn có nhu cầu bày biện thức ăn nguội ra sớm hơn 2 giờ đồng hồ, hãy sử dụng khay đá đặc phía dưới để thức ăn được bảo quản lạnh tốt hơn và thay thường xuyên khi đá tan chảy. Khi dùng khay đá, bạn nên đựng thức ăn vào đồ đựng nông để tất cả các phần trong thức ăn được bảo quản đều.
Nếu bạn muốn bày thức ăn nóng trong hơn 2 tiếng, bạn nên sử dụng khay giữ nóng thức ăn, lò hâm (để ở bàn ăn) để giữ thức ăn luôn nóng.
Bày bàn ăn đúng cách cũng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. |
6. Cân bằng dinh dưỡng và không bỏ bữa sáng
Các món ăn cổ truyền trong ngày Tết của người Việt như bánh chưng, bánh tét, thịt đông,…chứa hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tăng cholesterol trong máu, đồng thời cũng là một trong các thủ phạm của chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Vì vậy, cần chú ý cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.Nên bổ sung chất xơ có trong rau xanh, các vitamin trong hoa quả,…
7. Sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm
Sơ cứu nên được tiến hành sớm ngay khi thấy các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng.
Người bị ngộ độc thực phẩm cần được uống nhiều nước. |
Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.
Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc.
Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.
Trường hợp nhẹ (chỉ nôn ói, tiêu chảy…) có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải, nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Thu Hằng (tổng hợp)
Bình luận