• Zalo

Cách phòng bệnh về mắt trong ngành cơ khí

Sức khỏe Thứ Hai, 12/10/2015 08:26:00 +07:00Google News

Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh – Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi về căn bệnh suy giảm thị lực người lao động.

Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, sức khỏe của người lao động trong ngành này lại chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh – Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh về căn bệnh suy giảm thị lực người lao động thường hay gặp phải, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

- Thưa bác sĩ, người lao động trong ngành cơ khí thường phải tiếp xúc với những nguy cơ nào gây nên các bệnh về mắt?

Mỗi ngành nghề điều tiềm ẩn nguy cơ bên trong làm suy giảm thị lực của người lao động như ngành điện, ngành cơ khí, ngành may, nhân viên văn phòng..., tuy nhiên tổn thương về mắt rất hay gặp trong ngành cơ khí.

Ví dụ như ngành hàn xì, người lao động dễ gặp các tác động vật lý như những tia lửa hàn làm bỏng do hàn,  nếu người lao động không mang phương tiện bảo hộ lao động thì sẽ  gặp các triệu chứng: mắt bị đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, trong tình huống này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Trong công nghiệp mài công nhân có thể bị mạt sắt nhỏ tốc độ cao bắn lên mắt gây dị vật trên giác mạc hoặc nặng hơn thì dị vật đi xuyên nhãn cầu làm thủng nhãn cầu. Trong công nghiệp hàn cắt, nguy cơ vỡ lưỡi cưa gây nên những triệu chứng trầm trọng hơn như rách mi mắt, vỡ xương hoặc vỡ nhãn cầu và sẽ làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Mỗi ngành nghề điều tiềm ẩn nguy cơ bên trong làm suy giảm thị lực của người lao động như ngành điện, ngành cơ khí, ngành may, nhân viên văn phòng..., tuy nhiên tổn thương về mắt rất hay gặp trong ngành cơ khí.
Mỗi ngành nghề điều tiềm ẩn nguy cơ bên trong làm suy giảm thị lực của người lao động như ngành điện, ngành cơ khí, ngành may, nhân viên văn phòng..., tuy nhiên tổn thương về mắt rất hay gặp trong ngành cơ khí. 
Khi có dị vật bay vào mắt, người lao động cần thực hiện các biện pháp sơ cứu đơn giản như rửa mắt trong vòng 01 phút cho đến khi không còn dị vật trong mắt nữa.

- Được biết là, trong các tổn thương về mắt, người lao động thường hay gặp xuất huyết tiền phòng, vậy cần điều trị như thế nào và cách bảo vệ mắt sau chấn thương cần lưu ý những gì?

Đối với trường hợp xuất huyết tiền phòng có thể từ từ tan máu và thị lực sẽ hồi phục lại, tuy nhiên khi điều trị người bệnh cần lưu ý tuân thủ những  nguyên tắc sau: nằm đầu cao, hạn chế di chuyển, dùng thực phẩm nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, tránh làm nặng ít nhất trong vòng một tháng và theo dõi để phòng ngừa biến chứng tăng áp do xuất huyết tiền phòng.

Do vậy, cần đi tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi hiện tượng tăng áp, tránh trường hợp bị tăng áp chèn thần kinh gây chèn ép thần kinh làm suy giảm thị lực. Khả năng phục hồi thị lực khi bị xuất huyết từ 80-90% và cần tiếp tục theo dõi biến chứng muộn.

Khi bị tổn thương mắt, dù là nhỏ thì người lao động cũng nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và chăm sóc đầy đủ, kịp thời, tránh những tổn thương nặng sau này. Ví dụ như: trường hợp có dị vật vào mắt cần phải được bác sĩ chuyên khoa gắp dị vật ra, tránh trường hợp để lâu, chớp mắt ấn sâu dị vật vào mắt làm thủng giác mạc và làm viên giác mạc, có nguy cơ phải mổ.

- Bác sĩ có thể chia sẻ những nguyên tắc khi điều trị các bệnh tổn thương về mắt?

Điều trị đúng và sớm rất là quan trọng, nếu điều trị muộn và không đúng cách, thì tổn thương sẽ nặng hơn, chi phí điều trị tốn kém hơn và kết quả cũng không khả quan. Khi tổn thương mắt để quá lâu có khả năng chuyển sang bệnh  “nhãn viên giao cảm”, bệnh thường gặp sau chấn thương như rách giác mạc, tổn thương vùng rìa..., khi bị tổn thương con mắt này sẽ làm ảnh hưởng con mắt còn lại.

Trường hợp không giữ được nhãn cầu, cần phải loại bỏ nhãn cầu phòng ngừa ảnh hưởng đến con mắt còn lại. Khi bị tổn thương một mắt, không còn thị lực ảnh nổi, thị trường nhìn hạn chế, tầm quan sát hẹp. Cần bảo vệ con mắt còn lại, khi có các triệu chứng đau nhức, mờ thì cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để điều trị.

- Vậy theo bác sỹ, có những biện pháp nào để ngăn ngừa những tổn thương về mắt?

Với những hậu quả nghiêm trọng mà tổn thương mắt có thể mang lại, đặc biệt là hậu quả suy giảm thị lực, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Người sử dụng lao động và người lao động cần chú trọng đến các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc.

Chủ doanh nghiệp cần có quy định an toàn lao động trong sản xuất, khi đào tạo nghề, cần hướng dẫn cho người lao động biết cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động hoặc tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn lao động trong sản xuất. Đối với công nhân ngành hàn, xì, mài… phải luôn mang theo kính bảo hộ và thiết bị che mặt đúng quy chuẩn để bảo vệ mắt khỏi những nguy cơ gây hại.

Người lao động cũng cần tự ý thức được những nguy cơ mà mình có thể gặp phải trong khi làm việc để biết cách bảo vệ mình và có ý thức tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp.

Xin cảm ơn những chia sẻ của BS.

Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.

Bích Trâm
Bình luận
vtcnews.vn