Cách xử lý khi méo miệng do trúng gió
Xoa bóp tại chỗ:
Để tiện quan sát và thực hiện, bạn nên ngồi trước gương. Sau đó dùng 2 ngón tay cái ấn vào 2 bên má trũng giao điểm của khớp 2 hàm, nếu xuất hiện cảm giác đau thì đó là đúng vị trí. Song song với đó, bạn cần há miệng và ngáp nhiều lần, mỗi lần ngáp là một lần ấn huyệt. Méo bên trái thì ấn bên phải và ngược lại, cứ thực hiện như vậy cho tới khi ngáp thấy miệng há to trở lại thành hình tròn.
Đánh gió:
Bạn có thể đánh gió với việc dùng rượu gừng, dầu đánh gió hay uống nước đường gừng nóng hoặc sữa nóng. Bên cạnh đó, người bị trúng gió nên được ăn cháo hành, tía tô và lòng đỏ trứng gà.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý nếu người bệnh bị méo miệng nặng thì nên tới bác sĩ khám để được chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Nếu bệnh nhân tới bác sĩ trong tình trạng muộn màng thì sẽ rất khó để có thể chữa lành bệnh.
Phòng tránh trúng gió méo miệng
Để phòng tránh chứng méo miệng do trúng gió độc bạn nên lưu ý một số điều sau đây, đặc biệt trong thời tiết lạnh giá của cái rét miền bắc nước ta.
Cần phải tránh gió và lạnh:
Đối với những người có sức khỏe không tốt, cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho cơ thể nhất là vào mỗi sáng và chiều tối vì đó là khoảng thời gian lạnh nhất trong ngày. Khi đi tắm, gội nên tránh những nơi có gió lùa, nên đóng kín cửa tránh trường hợp gió lùa.
Khi ra ngoài trời lạnh cần chú ý mặc ấm, giữ kín cơ thể để tránh gió, trong trường hợp nếu chẳng may mắc bệnh thì cần tuyệt đối tránh gió, hàng ngày sử dụng dung dịch muối NaCl 0,9% để vệ sinh hoặc dung dịch cloramphenicol 0,4%.
Khi mắc chứng méo miệng do trúng gió cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn, điều trị bài bản, đúng cách. Nếu không bệnh rất dễ để lại các di chứng, những biến chứng xấu như viêm loét giác mạc, co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt.
Bình luận