Báo chí nước ngoài đã nhiều lần phải thốt lên với sự ngưỡng mộ về mức độ siêu giàu của các đại gia Việt.
Thị trấn Buford ở độ cao 2.438 m so với mực nước biển, nằm trên đường nối từ New York đến San Francisco, nằm giữa Cheyenne, thủ phủ của bang Wyoming, và thành phố Laramie.
Sau này, một trong hai doanh nhân được biết là ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty IDS, chuyên về phân phối và phát triển thương hiệu. Ông Nguyên tiết lộ, ông sẽ dùng Buford như là một bàn đạp tinh thần để giới thiệu các thương hiệu từ Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, ông Nguyên đã trả giá quá cao để sở hữu thị trấn này. Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại được bán với mức giá "rẻ mạt". Nhiều người băn khoăn, không biết ông Nguyên sẽ làm gì với thị trấn này.
Bên cạnh phi vụ thâu tóm của đại gia Việt này, thì báo giới cũng tốn khá nhiều giấy mực khi đưa tin Công ty Hanel Hà Nội đã mua lại 100% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là một trong số ít khách sạn lớn, sang trọng bậc nhất của Hà Nội, có vị trí đắc địa nằm ngay góc ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, cạnh công viên Thủ Lệ.
Tuy nhiên, đó không phải là thương vụ đầu tiên mà các đại gia Việt Nam mua lại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Một thương vụ dù im tiếng nhưng lại khiến giới đầu tư thán phục là việc nhà đầu tư Việt Nam mua lại khách sạn Hilton Opera - một khách sạn có vị trí hiếm có ở Hà Nội.
Vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội từ tay các ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG mà người đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Nga diễn ra êm thấm và đa số mọi người chỉ biết khi đã xong việc.
Chủ nhân của Tập đoàn BRG là doanh nhân Nguyễn Thị Nga rất nổi tiếng với 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn, người nắm giữ mảnh đất vàng ven hồ Thành Công Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Seabank có trụ sở đối diện Bộ Tài chính.
Một thương vụ khác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại.
Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).
Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Hiện nay, Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và xây dựng một resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.
Tương tự, Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh công bố đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẻ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh, bao gồm Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).
Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên đã sở nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.
Không dừng ở đó, các vụ đại gia trong nước mua lại khách sạn, resort của nhà đầu tư ngoại phải kể đến Công ty Cổ phần Sao Sáng Sài Gòn, thành viên của Ngân hàng Nam Á, đã trả 11 triệu USD để sở hữu dự án Peninsula (P. Thảo Điền, Q.2, TP.HCM) từ tay đối tác JSM Indochina Ltd. Ngoài ra, dự án sân golf 36 lỗ ở Củ Chi (với quy mô 200ha) vốn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Sài Gòn, Hàn Quốc (GS Engineering & Construction Corp., viết tắt là GS E&C) thì nay bỗng nghiễm nhiên trở thành "tài sản" của C.T Group và xuất hiện trên website của công ty này với tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences...
Trước đó, năm 2008, khách sạn 4 sao Amara Saigon (đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM) chính thức được đổi tên thành Ramana Hotel Saigon sau khi được một công ty trong nước - Công ty TNHH phát triển BĐS Vina (Vina Properties) - mua lại từ công ty nước ngoài. Amara Saigon trước đây thuộc sở hữu của Công ty TNHH khách sạn Amara Saigon, 100% vốn nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, với tình hình hiện nay, việc các "đại gia" Việt vươn vòi bạch tuộc, thâu tóm các các dự án tầm cỡ quốc tế là hoàn toàn khả thi.
Theo Kiến thức
Đại gia Việt đã không ngần ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mua lại bất động sản đấu giá ở một trong những nơi xa hoa nhất thế giới - Mỹ.
Cụ thể, hồi tháng 4/2012, hai doanh nhân TP.HCM đã trở thành chủ nhân của thị trấn Buford, ở Wyoming (Mỹ), sau khi đưa mức giá 900.000 USD trong một cuộc bán đấu giá vào ngày 5/4/2012.
Buford là một thị trấn nhỏ thuộc bang Wyoming, miền trung nước Mỹ. Thị trấn có diện tích khoảng 4 hecta, gồm một trường học, một trạm xăng, một tháp phát sóng thông tin di động, vài căn nhà và một tiệm tạp hóa. Burford có mã số bưu điện độc lập.
Tấm biển quảng cáo bán đấu giá thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ. Ảnh: CNN |
Thị trấn Buford ở độ cao 2.438 m so với mực nước biển, nằm trên đường nối từ New York đến San Francisco, nằm giữa Cheyenne, thủ phủ của bang Wyoming, và thành phố Laramie.
Sau này, một trong hai doanh nhân được biết là ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty IDS, chuyên về phân phối và phát triển thương hiệu. Ông Nguyên tiết lộ, ông sẽ dùng Buford như là một bàn đạp tinh thần để giới thiệu các thương hiệu từ Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, ông Nguyên đã trả giá quá cao để sở hữu thị trấn này. Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại được bán với mức giá "rẻ mạt". Nhiều người băn khoăn, không biết ông Nguyên sẽ làm gì với thị trấn này.
Bên cạnh phi vụ thâu tóm của đại gia Việt này, thì báo giới cũng tốn khá nhiều giấy mực khi đưa tin Công ty Hanel Hà Nội đã mua lại 100% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là một trong số ít khách sạn lớn, sang trọng bậc nhất của Hà Nội, có vị trí đắc địa nằm ngay góc ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, cạnh công viên Thủ Lệ.
Tuy nhiên, đó không phải là thương vụ đầu tiên mà các đại gia Việt Nam mua lại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Một thương vụ dù im tiếng nhưng lại khiến giới đầu tư thán phục là việc nhà đầu tư Việt Nam mua lại khách sạn Hilton Opera - một khách sạn có vị trí hiếm có ở Hà Nội.
Vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội từ tay các ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG mà người đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Nga diễn ra êm thấm và đa số mọi người chỉ biết khi đã xong việc.
Chủ nhân của Tập đoàn BRG là doanh nhân Nguyễn Thị Nga rất nổi tiếng với 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn, người nắm giữ mảnh đất vàng ven hồ Thành Công Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Seabank có trụ sở đối diện Bộ Tài chính.
Một thương vụ khác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại.
Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).
Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Hiện nay, Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và xây dựng một resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.
Tương tự, Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh công bố đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẻ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh, bao gồm Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).
Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên đã sở nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.
Không dừng ở đó, các vụ đại gia trong nước mua lại khách sạn, resort của nhà đầu tư ngoại phải kể đến Công ty Cổ phần Sao Sáng Sài Gòn, thành viên của Ngân hàng Nam Á, đã trả 11 triệu USD để sở hữu dự án Peninsula (P. Thảo Điền, Q.2, TP.HCM) từ tay đối tác JSM Indochina Ltd. Ngoài ra, dự án sân golf 36 lỗ ở Củ Chi (với quy mô 200ha) vốn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Sài Gòn, Hàn Quốc (GS Engineering & Construction Corp., viết tắt là GS E&C) thì nay bỗng nghiễm nhiên trở thành "tài sản" của C.T Group và xuất hiện trên website của công ty này với tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences...
Trước đó, năm 2008, khách sạn 4 sao Amara Saigon (đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM) chính thức được đổi tên thành Ramana Hotel Saigon sau khi được một công ty trong nước - Công ty TNHH phát triển BĐS Vina (Vina Properties) - mua lại từ công ty nước ngoài. Amara Saigon trước đây thuộc sở hữu của Công ty TNHH khách sạn Amara Saigon, 100% vốn nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, với tình hình hiện nay, việc các "đại gia" Việt vươn vòi bạch tuộc, thâu tóm các các dự án tầm cỡ quốc tế là hoàn toàn khả thi.
Theo Kiến thức
Bình luận