(VTC News) - Phó Thủ tướng khẳng định các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sẽ phải công bố thông tin giống công ty niêm yết trên các DN trên thị trường chứng khoán.
Sớm minh bạch để tránh các sự cố như Vinashin và Vinalines
Trước khi giải lao, ĐBQH Trần Du Lịch là người cuối cùng đặt câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng với những câu hỏi gai góc nhất. Đại biểu Trần Du Lịch đặt câu hỏi, kể từ khi xảy ra sự cố Vinashin, có đề xuất đưa ra là phải tăng tính công khai minh bạch của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán?
Trả lời câu hỏi này của đại biểu Lịch, ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại báo cáo đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh gửi tới Quốc hội. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải công khai, minh bạch việc kinh doanh trong thời gian tới. “Điều này sẽ góp phần chống tiêu cực trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước".
Về lý do chậm trễ, ông Phúc nói, “có nguyên nhân khách quan, cần chuẩn bị điều kiện cần thiết”. Đến nay, Chính phủ khẳng định sẽ làm mạnh việc này.
Một vấn đề khác liên quan tới DNNN cũng được ĐB Lịch đề cập, đó là phần trách nhiệm của các DNNN đến đâu trong việc tạo nên nợ xấu ngân hàng. Có phải DNNN góp phần lớn trong nợ xấu ngân hàng?
Phó Thủ tướng trả lời nợ xấu hiện nay có một phần từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là một số tập đoàn làm ăn thua lỗ, thất thoát thời gian qua. Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng từ tất cả các doanh nghiệp, không chỉ riêng DNNN
Hơn nữa, “theo thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tỉ lệ nợ của các DNNN trong nợ xấu ngân hàng không phải là cao, không phải là nguyên nhân chính gây nên nợ xấu ngân hàng”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Không để lạm phát quay trở lại
Đại biểu Lê Quang Hiệp đoàn Thanh Hóa đặt vấn đề, hiện nay kinh tế có dấu hiệu suy giảm. DN phá sản, hàng tồn kho nhiều, thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân khó khăn… Chính phủ có giải pháp gì? Liệu có kích cầu để đảm bảo tăng trưởng như Nghị quyết của QH? Nếu có thì bao giờ thực hiện?
Phó Thủ tướng nêu lại một số giải pháp của Chính phủ, trong đó có gói hỗ trợ DN, miễn giảm thuế. Phó Thủ tướng tin tưởng nếu thực hiện tốt, chúng ta vẫn có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra (GDP tăng 6%, lạm phát 7-8% trong năm nay).
Trong khi đó, đại biểu Trần Quốc Khánh đoàn Hà Nội cũng lo lắng khả năng lạm phát quay trở lại khi Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ.
Phó Thủ tướng khẳng định gói hỗ trợ 29.000 tỉ từ trái phiếu chính phủ vừa qua nằm trong chương trình, kế hoạch chứ không phải bất ngờ. Kể cả 29.000 tỉ nếu được Quốc hội thông qua về miễn giảm thuế, trong số đó có hỗ trợ kết hợp chặt chẽ chính sách, đặc biệt chính sách tài khóa, tiền tệ ổn định hơn để lạm phát không quay trở lại.
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là “nhất quán chỉ đạo của Chính phủ, chứ không phải coi trọng tăng trưởng bỏ qua mục tiêu kiềm chế lạm phát”, ông khẳng định.
Đại biểu Phạm Tất Thắng đoàn Vĩnh Long đề nghị Phó Thủ tướng cho biết liệu nền kinh tế có bước vào suy giảm không, mức độ thế nào. Nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất chưa? Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng lạc quan: Chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Phó Thủ tướng giải thích, quý I tăng trưởng 4% thấp nhất, nhiều DN giải thể, dừng sản xuất kinh doanh. Nhưng quý II, tăng trưởng khá hơn, số DN tháng 5 ít giải thể, phá sản hơn, hàng tồn kho ít hơn.
Không ít cán bộ làm thủ tục không tận tụy, tiêu cực
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) nêu rõ hiện nay nạn tham nhũng, lãng phí đang gây bất bình. Nếu không xử lý được vấn nạn này Việt Nam sẽ khó phát triển cứ không chỉ là chậm phát triển. Đại biểu yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Chính phủ.
Phó Thủ tướng cho biết lần đầu tiên chúng ta đã thống kê được thủ tục hành chính, đưa lên cổng điện tử của Chính phủ và các địa phương. Chính phủ đưa ra 25 Nghị quyết để đơn giản hơn các thủ tục. Đã có 4000 thủ tục cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ. Nó có ý nghĩa lớn, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.
Năm 2011, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 3 bậc. Nhưng còn tồn tại nhiều nhũng nhiễu, tiêu cực gây khó cho dân và doanh nghiệp. Ta cần tiếp tục cải các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh, đầu tư và người dân.
Vì vậy, một số việc cần phải làm là huy động nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ rà soát thủ tục, thực hiện nghiêm đánh giá tác động thủ tục hành chính trước khi ban hành; thực hiện tốt công tác tiếp nhận để tháo gỡ vướng mắc khó khăn.
Phó Thủ tướng cũng cho biết hiện có không ít cán bộ làm thủ tục không tận tụy, tiêu cực, tham nhũng nên phải tăng cường cán bộ tốt, có năng lực, có phẩm chất đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, xây dựng, thuế, khám chữa bệnh,…
Một việc nữa cần phải làm là cắt giảm chi phí thủ tục.
Đại biểu Nguyễn Thái Học đoàn Phú Yên chất vấn về việc các bộ thường nhũng nhiễu dân trong quá trình thực thi công vụ. Đại biểu đề nghị Phó thủ tướng cho biết tại sao có thực trạng này?
Phó Thủ tướng cho biết cả nước có hơn 2,8 triệu cán bộ, trong đó số lượng cán bộ cấp xã là hơn 111.000 người. Đa số cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị, tư năng phát triển, được đào tạo chuyên môn chính trị, tin học. Thành tích của chúng ta có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt cán bộ cơ sở lăn lộn phong trào, ngày dêm làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
Tuy nhiên, cán bộ công chức vẫn tồn tại hạn chế, yếu kém. Đầu tiên là năng lực, trình độ. Tồn tại thứ 2 là kỷ cương kỷ luật thấp, trách nhiệm chưa cao, trì trệ, chậm đổi mới. Một bộ phận không nhỏ còn quan liêu, nhũng nhiệu, tham nhũng, tiêu cực, gây mất uy tín. Trong đó nhiều cán bộ có văn hóa công sở chưa đạt yêu cầu. Trong quá trình thực hiện luật thì công tác thi tuyển, quy hoạch, bổ nhiệm còn nhiều bất cập. Chọn nhân tài là vấn đề lớn.
Để giải quyết tình hình, biện pháp Phó Thủ tướng đưa ra là rà lại văn bản pháp luật về tuyển dụng, đánh giá, thi cử để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Cần công khai quy định để loại bỏ cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín với Đảng, với dân, thực hiện đúng luật công chức.
Điểm mới cải cách công vụ là quản lý cán bộ công chức trên cơ sở xác định vị trí việc làm, mô tả việc làm. Tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương. Thanh tra công vụ thường xuyên, nghiêm túc.
Phó Thủ tướng cho biết: “Theo tôi cán bộ cần tiếp tục nâng cao năng lực trí tuệ thông qua nghiên cứu học tập, không nên chủ quan, nâng cao hoạt động đi sát thực tiễn, không sợ trách nhiệm,.. “.
Về băn khoăn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đoàn Bà Rịa Vũng Tàu trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, các vấn đề văn hóa, giáo dục, an sinh có được quan tâm không và giải pháp như nào? Trách nhiệm Chính phủ đến đâu. Phó Thủ tướng khẳng định tái cơ cấu kinh tế là triển khai đồng bộ, có lộ trình, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh. Chính phủ không vì kinh tế mà làm đổ bể vấn đề xã hội. Việt Nam phấn đấu để nguồn lực lao động chuyển dịch có hiệu quả hơn. Muốn như vậy phải đẩy mạnh văn hóa, giáo dục và đào tạo.
Sẽ có bộ phận người lao động mất việc làm, tạo vấn đề xã hội phát sinh. Đề án chưa trình kinh tế cần thiết giải quyết vấn đề xã hội. Đây là vấn đề quan trọng nên cần có nguồn ngân sách xử lý trong quá trình tái cơ cấu. Có thể là ngân sách của DN thực hiện tái cơ cấu, quỹ hỗ trợ sắp xếp DN và ngân sách nhà nước, bảo hiểm thất ngiệp, trợ cấp, đào tạo việc làm, trợ cấp xã hội.
Phó Thủ tướng cho biết Bộ trưởng Bộ tài chính đã báo cáo có ODA hỗ trợ tái cơ cấu. Phó Thủ tướng tin rằng tái cơ cấu, vấn đề xã hội được giải quyết.
Đẩy mạnh đầu tư vào nông thôn
Nông nghiệp, nông thông và vấn đề dân tộc được cái đại biểu đề cập nhiều nhất. Đại biểu Lê Quang Hiệp đoàn Thanh Hóa nêu vấn đề nông thôn liên kết 4 nhà chưa có hiệu quả, người nông dân vẫn đơn thương độc mã. Đại biểu Trần Đình Long đoàn Đắk Nông đặt câu hỏi vì sao đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn chậm, bao giờ khắc phục các xã không có đường đến nông thôn,
Phó Thủ tướng cho biết: Tổng mức đầu tư vào NNNT tăng 1,95 lần. Năm qua, tín dụng của nền kinh tế âm nhưng đầu tư NN-NT vẫn dương 3%. Hiện tại có khoảng 100 xã chưa có đường giao thông nên chúng ta cần 1 số công trình thay đổi phương thức sản xuất cho nông dân. Chính phủ tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh biện pháp đẩy mạnh đầu tư vào nông thôn.
Đại biểu Phạm Thị Trung, đoàn Kon Tum lại đề cập tới vấn đề đào tạo kém hiệu quả cho lao động nông thôn.
Phó Thủ tướng cho biết hiện có 36 triệu lao động nông thôn nhưng số lượng lao động được học nghề khá ít. Mục tiêu của chúng ta là đào tạo mỗi năm 1 triệu người. Năm nay khó khăn nên sẽ chỉ có khoảng 600.000 người được đào tạo.
Đại biểu Trung cho biết có huyện không có trung tâm đào tạo nhưng có rồi lại không có thầy. Trả lời thắc mắc này, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ kiểm tra để có biện pháp xử lý, để tái cơ cấu NN-NT. Đào tạo nghề cho nông thôn được Chính phủ đánh giá là rất quan trọng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hữu Hùng đoàn Tiền Giang về vấn đề di dân, Phó thủ tướng cho biết di cư dân chủ yếu từ Bắc vào Tây Nguyên và đồng bằng nam bộ. Chính phủ sẽ có biện pháp chủ động hơn để sắp xếp ổn địn dân cư, tránh tình trạng dân tới vùng đất mới mà không có đất sinh sống, sản xuất. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường quản lý an toàn xã hội, hộ khẩu, tránh tệ nạn xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đoàn TP HCM được Phó Thủ tướng giải đáp về vấn đề di cư để phục vụ cho các dự án. Phó Thủ tướng cho biết yêu cầu di dân ở các vùng núi là dân tộc phải có cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ, không được để tình trạng căng thẳng xảy ra. Trước hết thực hiện tái định cư cho ngươi dân, đền bù sát giá thị trường. Quá trình này phải được giám sát chặt chẽ. Nhưng Phó Thủ tướng khẳng định đất đai là sở hưu toàn dân. Chúng ta cần thực hiện quy hoạch, không vì một số hộ chống đối mà không thực hiện được định hướng. Chúng ta thực hiện dân chủ công khai, tạo điều kiện tối đa cho người dân nhưng người dân nào cố tình vi phạm thì phải xử lý nghiêm.
Đại biểu Lê Thanh Vân đoàn Hải Phòng đặt câu hỏi về đổi mới mô hình tăng trưởng, đoàn kết dân tộc thể hiện như thế nào? Trả lời câu hỏi này Phó thủ tướng cho biết công tác dân tộc gắn với tăng trưởng. Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là miền núi rất được chú trọng. Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Đồng bào dân tộc chiếm 17% trong tổng 87 triệu dân. Các dân tộc đoàn kết trên dưới 1 lòng theo Đảng theo cách mạng. Thành tích của Việt Nam có sự đóng góp to lớn của đồng báo các dân tộc thiểu số. Nến khi cơ cấu kinh tế Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với đồng bào dân tộc thiểu tộc.
Theo số liệu, Chính phủ rất quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, không gian văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc. Đã có 40 chương trình giảm đói nghèo của dân tộc xuống 24% theo tiêu chí mới. Trong đó, đồng bào Tây bắc còn tỷ lệ đói nghèo cao nhất nước 34%.
Bên cạnh kinh tế, giáo dục, đào tạo cũng có nhiều tiến bộ. Năm 1990, 80% dân tộc mù chữ nay đã phổ cập THCS. Nhiều huyện phổ cập PTTH. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, đồng bào dân tộc còn khó khăn, hạ tầng còn yếu kém. Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm toàn diện hơn, cụ thể hơn để đảm bảo cuộc sống người dân tộc, giảm hơn nữa tỷ lệ đói nghèo, triển khai chương trình 135, 134.
Khánh Vân
Bình luận