Động thái tung kích thích của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã giúp thị trường chứng khoán khởi sắc, khiến 4 người giàu nhất nước này có thêm hơn 3 tỷ USD.
Tadashi Yanai - người giàu nhất nước và là ông chủ hãng thời trang Fast Retailing đã kiếm được 2 tỷ USD trong 3 ngày đầu tuần, sau thông báo của BOJ tuần trước, khiến đồng yen lao dốc và chứng khoán tăng vọt.
Masayoshi Son - nhà sáng lập Softbank cũng kiếm thêm 182 triệu USD sau quyết định của BOJ. Chủ tịch Keyence - Takemitsu Takizaki có thêm 434 triệu USD và Chủ tịch Rakuten - Hiroshi Mikitani cũng bổ sung được 393 triệu USD vào khối tài sản.
Số triệu phú Nhật Bản đã tăng 22% lên 2,3 triệu người năm ngoái, theo báo cáo tháng trước của Ngân hàng Hoàng gia Canada và Cap Gemini. Tổng giá trị tài sản của họ cũng tăng 24%.
Thống đốc BOJ - Haruhiko Kuroda đang thực thi cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe - làm mọi cách để hạ giá đồng yen và chấm dứt giảm phát. Kể cả trước thông báo tuần vừa qua, các chính sách của ông Abe cũng đã có lợi cho người giàu nước này khi làm tăng tài sản của nhiều cá nhân giàu có.
Hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản - Toyota hôm qua cũng cho biết nhờ đồng yen yếu, dự báo lợi nhuận năm tài chính này của hãng sẽ lên mức kỷ lục 2.000 tỷ yen (17 tỷ USD).
Tuy nhiên, ngoại trừ các tỷ phú và tập đoàn lớn, chương trình mua lại tài sản chưa từng có của BOJ vẫn chưa có tác dụng trên quy mô rộng. "Top 10% và 20% người giàu đang ngày càng giàu hơn. Trong khi đó 20-30% người nghèo lại nghèo hơn. Thị trường chứng khoán chỉ đẩy nhanh quá trình này mà thôi", Tatsushi Maeno - Giám đốc bộ phận chứng khoán Nhật Bản tại Pinebridge Investments Japan cho biết.
Lương tháng trung bình của người lao động Nhật Bản, đã điều chỉnh lạm phát, giảm 2,9% trong tháng 9. Đây đã là tháng giảm thứ 15 liên tiếp, theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Lương không tăng trong tài khóa tới sẽ là thách thức lớn với kinh tế Nhật Bản, ông Naoyuki Shinohara - Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.
Việc mua sắm tại đất nước mặt trời mọc cũng ngày càng đắt đỏ. Tiêu dùng cá nhân đã giảm sau đợt tăng thuế tiêu dùng 3% hồi tháng 4, khiến kinh tế nước này trong quý II co lại mạnh nhất kể từ quý I năm 2009.
Tadashi Yanai hiện là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản. Ảnh: Celebrity Net Worth |
Số triệu phú Nhật Bản đã tăng 22% lên 2,3 triệu người năm ngoái, theo báo cáo tháng trước của Ngân hàng Hoàng gia Canada và Cap Gemini. Tổng giá trị tài sản của họ cũng tăng 24%.
Thống đốc BOJ - Haruhiko Kuroda đang thực thi cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe - làm mọi cách để hạ giá đồng yen và chấm dứt giảm phát. Kể cả trước thông báo tuần vừa qua, các chính sách của ông Abe cũng đã có lợi cho người giàu nước này khi làm tăng tài sản của nhiều cá nhân giàu có.
Hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản - Toyota hôm qua cũng cho biết nhờ đồng yen yếu, dự báo lợi nhuận năm tài chính này của hãng sẽ lên mức kỷ lục 2.000 tỷ yen (17 tỷ USD).
Tuy nhiên, ngoại trừ các tỷ phú và tập đoàn lớn, chương trình mua lại tài sản chưa từng có của BOJ vẫn chưa có tác dụng trên quy mô rộng. "Top 10% và 20% người giàu đang ngày càng giàu hơn. Trong khi đó 20-30% người nghèo lại nghèo hơn. Thị trường chứng khoán chỉ đẩy nhanh quá trình này mà thôi", Tatsushi Maeno - Giám đốc bộ phận chứng khoán Nhật Bản tại Pinebridge Investments Japan cho biết.
Lương tháng trung bình của người lao động Nhật Bản, đã điều chỉnh lạm phát, giảm 2,9% trong tháng 9. Đây đã là tháng giảm thứ 15 liên tiếp, theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Lương không tăng trong tài khóa tới sẽ là thách thức lớn với kinh tế Nhật Bản, ông Naoyuki Shinohara - Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.
Việc mua sắm tại đất nước mặt trời mọc cũng ngày càng đắt đỏ. Tiêu dùng cá nhân đã giảm sau đợt tăng thuế tiêu dùng 3% hồi tháng 4, khiến kinh tế nước này trong quý II co lại mạnh nhất kể từ quý I năm 2009.
Theo VNE
Bình luận