(VTC News) – Do áp lực dân số giảm, mặc dù thành tích học tập của các học sinh tại trường đơn tính tốt hơn, song họ đang phải thay đổi tư duy.
Nhận thấy có những điểm khác biệt rõ rệt về tâm- sinh lý ở cả 2 giới nên ngay từ năm 1989, Nhật Bản đã cho thành lập một loạt các trường đơn tính cho cả nam- được gọi là “bankara” (ngỗ nghịch) và nữ- gọi là “otome no sono” (khu vườn nữ giới). Trong năm 1991, cả nước đã có tới 1002 ngôi trường đơn tính, chiếm 18,2% tổng số trường trên toàn quốc.
Nhà tư vấn giáo dục Toshimi Nakai đã phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về giáo dục đơn tính ở Tokyo rằng: “trong giai đoạn từ tiểu học tới trung học, các bé gái luôn phát triển nhanh hơn bé trai cả về thể chất lẫn tinh thần. Sẽ là không hiệu quả nếu xếp cả nam và nữ ngồi chung trong cùng một lớp, bởi tuổi tinh thần của chúng hoàn toàn khác nhau”.
Không ngoài dự đoán, các ngôi trường đơn tính luôn thể hiện sự vượt trội hơn về kết quả so với những ngôi trường thông thường. Ở hệ phổ thông, chúng luôn nằm hàng top về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo. Tại Anh và Hàn Quốc, sinh viên trong các trường học đơn tính cũng tỏ ra vượt trội về thành tích học tập hơn so với các bạn đồng giới học tại những ngôi trường truyền thống.
Theo một cuộc khảo sát của tờ tạp chí Daigaku Tsushin thì trong số 7 trường phổ thông đứng đầu về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo thì tất cả đều là các trường phổ thông dành cho nam, bao gồm Kaisei, Nada và Azabu. Trong khi đó trường nữ sinh Oin Gakuen xếp hạng 8 trong bản danh sách.
Giải thích cho điều này, Yukio Yanagisawa- hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo cho biết: bọn con trai sẽ tập trung tốt hơn vào việc học của mình khi chúng không phải cạnh tranh với các bạn sinh viên nữ- những đối tượng vốn phát triển nhanh hơn trong trường trung học.
Qua thời gian, trường trung học đơn tính Kaisei luôn nằm trong top các trường có số lượng học sinh đậu vào trường ĐH Tokyo cao nhất.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng các trường đơn tính đã giảm xuống một cách rõ rệt do dân số trẻ hầu như không phát triển. Từ con số 1002 ngôi trường đơn tính trên cả nước vào năm 1991 (chiếm 18,2%) thì đến năm 2011, con số này chỉ còn 464- chiếm 9,2%- trong đó có 130 trường dành cho nam và 334 trường dành cho nữ.
Trước sự suy giảm đáng báo động của dân số, các trường đơn tính đã bị tác động một cách rõ rệt. Và một xu hướng tất yếu xảy ra là họ buộc phải chuyển đổi thành trường dành cho cả 2 giới.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải biến đổi thành trường dành cho cả nam lẫn nữ để tăng số lượng học sinh”- Takemi Matsumoto, giám đốc điều hành của một ngôi trường đơn tính chia sẻ.
Sự chuyển đổi đó đã mau chóng thu được kết quả: từ 390 ứng viên vào năm 2010 thì sau 1 năm chuyển đổi, con số này đã tăng lên tới 660 vào năm 2011, và đến năm 2012 đã đạt tới 766 ứng viên.
Theo một cuộc khảo sát của Yomiuri Shimbun thì chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất là 4 trường đơn tính thực hiện sự chuyển đổi này. Các bậc phụ huynh cũng ngày càng tỏ ra thích thú hơn với môi trường giáo dục đa giới tính, ngoại trừ một vài trường nằm ở hàng top.
Tuy nhiên đối với vị hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo thì có vẻ như ông đang đứng ngoài trào lưu trên: “chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì trường nam sinh này ngay cả khi nó là cái cuối cùng”.
Phương Hiền
Nhận thấy có những điểm khác biệt rõ rệt về tâm- sinh lý ở cả 2 giới nên ngay từ năm 1989, Nhật Bản đã cho thành lập một loạt các trường đơn tính cho cả nam- được gọi là “bankara” (ngỗ nghịch) và nữ- gọi là “otome no sono” (khu vườn nữ giới). Trong năm 1991, cả nước đã có tới 1002 ngôi trường đơn tính, chiếm 18,2% tổng số trường trên toàn quốc.
Không ngoài dự đoán, các ngôi trường đơn tính luôn thể hiện sự vượt trội hơn về kết quả so với những ngôi trường thông thường. Ở hệ phổ thông, chúng luôn nằm hàng top về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo. Tại Anh và Hàn Quốc, sinh viên trong các trường học đơn tính cũng tỏ ra vượt trội về thành tích học tập hơn so với các bạn đồng giới học tại những ngôi trường truyền thống.
Theo một cuộc khảo sát của tờ tạp chí Daigaku Tsushin thì trong số 7 trường phổ thông đứng đầu về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo thì tất cả đều là các trường phổ thông dành cho nam, bao gồm Kaisei, Nada và Azabu. Trong khi đó trường nữ sinh Oin Gakuen xếp hạng 8 trong bản danh sách.
Giải thích cho điều này, Yukio Yanagisawa- hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo cho biết: bọn con trai sẽ tập trung tốt hơn vào việc học của mình khi chúng không phải cạnh tranh với các bạn sinh viên nữ- những đối tượng vốn phát triển nhanh hơn trong trường trung học.
Qua thời gian, trường trung học đơn tính Kaisei luôn nằm trong top các trường có số lượng học sinh đậu vào trường ĐH Tokyo cao nhất.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng các trường đơn tính đã giảm xuống một cách rõ rệt do dân số trẻ hầu như không phát triển. Từ con số 1002 ngôi trường đơn tính trên cả nước vào năm 1991 (chiếm 18,2%) thì đến năm 2011, con số này chỉ còn 464- chiếm 9,2%- trong đó có 130 trường dành cho nam và 334 trường dành cho nữ.
Trước sự suy giảm đáng báo động của dân số, các trường đơn tính đã bị tác động một cách rõ rệt. Và một xu hướng tất yếu xảy ra là họ buộc phải chuyển đổi thành trường dành cho cả 2 giới.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải biến đổi thành trường dành cho cả nam lẫn nữ để tăng số lượng học sinh”- Takemi Matsumoto, giám đốc điều hành của một ngôi trường đơn tính chia sẻ.
Sự chuyển đổi đó đã mau chóng thu được kết quả: từ 390 ứng viên vào năm 2010 thì sau 1 năm chuyển đổi, con số này đã tăng lên tới 660 vào năm 2011, và đến năm 2012 đã đạt tới 766 ứng viên.
Theo một cuộc khảo sát của Yomiuri Shimbun thì chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất là 4 trường đơn tính thực hiện sự chuyển đổi này. Các bậc phụ huynh cũng ngày càng tỏ ra thích thú hơn với môi trường giáo dục đa giới tính, ngoại trừ một vài trường nằm ở hàng top.
Tuy nhiên đối với vị hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo thì có vẻ như ông đang đứng ngoài trào lưu trên: “chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì trường nam sinh này ngay cả khi nó là cái cuối cùng”.
Phương Hiền
Bình luận