(VTC News)- Số lượng gia đình triệu phú ở Âu Mỹ suy giảm nhưng lại có xu hướng gia tăng ở châu Á.
Theo một báo cáo tài sản toàn cầu vừa phát hành mang tên “Trận chiến giành lại sức mạnh” của Tập đoàn Tư vấn Boston, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có mức tăng mạnh nhất về số lượng các gia đình triệu phú. Trong năm 2011, tài sản cá nhân của khu vực này (không bao gồm Nhật Bản) tăng 10,7% lên 23,7 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến sự giàu có của khu vực đi xuống. Tài sản ở khu vực Tây Âu 0,4% xuống 33,5 nghìn tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ cũng có sự suy giảm 0,9% xuống 38 nghìn tỷ USD.
Như vậy, các triệu phú đã có xu hướng dịch chuyển từ Âu Mỹ sang châu Á, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương. Boston Consulting Group and Bloomberg Billionaires đã có thống kê 15 nước có nhiều triệu phú USD nhất.
15. Hà Lan
Dân số: 16,7 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 2,1%Hà Lan
Đứng cuối trong danh sách 15 nước có tỷ lệ triệu phú nhiều nhất là Hà Lan. Tài sản của các gia đình giàu nhất Hà Lan dường như không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ đang tàn phá các nền kinh tế khu vực đồng euro. Mặc dù đất nước vẫn chìm sâu trong suy thoái, và nền kinh tế suy giảm 0,7% trong quý IV năm 2011 nhưng Hà Lan vẫn tự hào với khoảng 152.000 gia đình triệu phú năm ngoái.
Hà Lan “giữ” được vị thế của các triệu phú vì thặng dư thương mại và vai trò trung tâm trung chuyển của châu Âu. Theo Bloomberg Billionaire Index, người giàu nhất có nguồn gốc Hà Lan là Charlene de Carvalho-Heineken, người thừa kế của hãng bia nổi tiếng và giám sát khối tài sản hơn 7 tỷ USD.
14. Ireland
Dân số: 4,8 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 2,2%Ireland
Ireland có thể là mảnh đất của các bia Guinness nhưng cư dân giàu có nhất, ông trùm điện thoại di động Denis O'Brien đáng được chú ý không kém. Sau bốn năm thực hiện triệt để các biện pháp thắt lưng buộc bụng, nền kinh tế Ireland đang dần trở lại theo đúng quỹ đạo. Mặc dù các cuộc tàn sát kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn đứng ở mức cao, trên 14%, Ireland vẫn có số lượng triệu phú bình quân đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, ngoại trừ Bỉ. Các gia đình triệu phú của đất nước này đạt khoảng 33.000.
13. OmanOman
Dân số: 2,8 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 2,5%
Tính tới năm 2011, các vương quốc Oman, đất nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 24 trên thế giới có 12.000 gia đình triệu phú. Tuy nhiên, với trữ lượng dầu mỏ giảm và lực lượng lao động ngày càng tăng nhanh, câu hỏi đặt ra là liệu nhà nước vùng Vịnh Ba Tư sẽ làm gì để giữ cho số lượng các gia đình triệu phú ngày càng tăng. Quốc vương Oman Qaboos bin Said Al Said, và gia đình ông được cho là các cá nhân giàu có nhất của quốc gia này.
12. BỉBỉ
Dân số: 10,4 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 2,9%
2011 là năm mà Bỉ, sau 541 ngày đàm phán, cuối cùng có một chính phủ mới. Mặc dù bế tắc chính trị kéo dài và khu vực đồng euro đang diễn ra khủng hoảng nợ, đất nước này vẫn còn khoảng 134.000 gia đình triệu phú. Người đàn ông giàu nhất của Bỉ là Albert Frere, chủ sở hữu c tập đoàn Compagnie Nationale a Portefeuille, đơn vị sở hữu cổ phần đa dạng, trải dài từ dầu tới truyền thông.
11. Nhật Bản
Dân số: 125,2 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 2,9%Nhật Bản
Khi Nhật Bản đang dần phục hồi sau thảm họa động đất và hạt nhân diễn ra hồi tháng 3/2011 đất nước này đã chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ về số gia đình triệu phú. Tính đến cuối năm ngoái, Nhật Bản chỉ còn 1.587.000 gia đình triệu phú. Người giàu nhất Nhật Bản là Tadashi Yanai, người sáng lập của tập đoàn bán lẻ bán lẻ quần áo Uniqlo với tài sản 11 tỷ USD.
10. Bahrain
Dân số: 1,3 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 3,2%Bahrain
Bahrain, một quốc đảo ở vùng Vịnh Ba Tư, đã trở thành một trung tâm của sự chú ý toàn cầu sau cuộc bạo động mùa xuân năm 2011. Các cuộc biểu tình làm gia tăng sự căng thẳng giữa đa số người Shiite Bahrain và những người giàu Sunni. Điều đó cũng ảnh hưởng tới các triệu phú đất nước này.
Bahrain có 8.000 gia đình triệu phú. Bahrain có nền kinh tế đa dạng của nó khi "chỉ" dựa vào 60% xuất khẩu dầu. Ngoài ra, nền kinh tế Bahrain còn dựa vào nhôm, tài chính và xây dựng. Người giàu nhất đất nước này là gia đình hoàng gia của Quốc vương Hamad bin Isa al Khalifa.
9. Đài Loan
Dân số: 23,2 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 3,2%Đài Loan
Đài Loan có 246.000 gia đình triệu phú trong năm 2011. Kinh tế Đài Loan dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng điện tử, máy móc và hoá dầu. Đài Loan đang phục hồi sau khủng hoảng với GDP năm 2011 tăng 5,2%. Người giàu nhất Đài Loan là ông Tsai Wan-Tsai, sở hữu tập đoàn Fubon Financial Holding.
8. Israel
Dân số: 7,8 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 3,6%Israel
Thời kỳ kinh doanh công nghệ bùng nổ ở Israel đã góp phần tạo ra 83.000 gia đình triệu phú cho đất nước này. Hai mặt hàng xuất khẩu lớn của Israel là kim cương và sản phẩm nông nghiệp. Những người giàu nhất Israel là anh em nhà Ofer, Idan và Eyal. Họ đã thừa kế hãng tàu biển và bộ sưu tập nghệ thuật từ cha mình sau khi ông mất năm 2011.
7. Mỹ
Dân số: 322,4 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 4,3%Mỹ
Điều đáng ngạc nhiên, Mỹ không phải đất nước có quyền tự hào nhất về số lượng gia đình triệu phú. Năm 2011, đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ “sở hữu” 5,13 triệu gia đình triệu phú, giảm 129.000 gia đình so với năm 2010. Trong năm 2011, Mỹ có 15 tỷ phú quốc tịch Mỹ có tên trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế giới. Số lượng triêu phú của Mỹ giảm do Mỹ chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công châu Âu và việc hạ xếp hạng tín dụng ở Mỹ. Người giàu nhất nước Mỹ là Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft với tài sản hơn 60 triệu USD.
6. Các tiểu vương quốc Ả rập
Dân số: 332,4 triệu
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 5%Các tiểu vương quốc Ả rập
Là một trong bảy thành viên của vùng Vịnh, Dubai là thành phố chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Dubai đã ở trên bờ vực phá sản vào năm 2009 sau khi thị trường bong bóng bất động sản tan vỡ. Tiểu quốc này đã tồn tại được nhờ sự can thiệp kịp thời của ngân hàng trung ương. UAE có tổng cộng 57.000 gia đình triệu phú và các gia đình này sống phần lớn thời gian ở phương Tây. Những người giàu nhất Dubai là các thành viên của gia đình Ghurair, gia đình quản lý ngân hàng, trung tâm thương mại và sản xuất.
5. Hồng Kông
Dân số: 7,2 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 8,8%Hồng Kông
Hồng Kông là nơi có tỷ lệ tỷ phú USD lớn nhất trong số các gia đình có tài sản trên 1 triệu USD. Hồng Kông cùng với Singapore là hai trung tâm kinh tế tài chính lớn của châu Á. Đây cũng là nơi tỷ phú giàu nhất châu Á Li Ka-Shing sinh sống. Li Ka-Shing quản lý tập đoàn Hutchison Whampoa và công ty bất động sản Cheung Kong Holdings.
4. Thụy Sĩ
Dân số: 7,7 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 9,5%Thụy Sĩ
Là ngôi nhà của 322.000 gia đình triệu phú Thuỵ Sĩ cũng là nơi có tỷ lệ hộ siêu giàu với tài sản hơn 100.000 triệu USD cao nhất thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của đồng euro cũng tác động đến quốc gia trên dãy Alps này. GDP của Thuỵ Sĩ giảm xuống 2,1% trong năm 2011. Nước này cũng đang đối mặt với áp lực cải cách từ EU và Mỹ đối với các quy định về tính bí mật của hệ thống ngân hàng. Thuỵ Sĩ cũng là quê hương của người giàu nhất châu Âu Ingvar Kamprad, ông chủ Ikea, tập đoàn bán lẻ đồ gỗ lớn nhất thế giới.
3. Kuwait
Dân số: 3,6 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 11,8%Kuwait
Kuwait sở hữu khoảng 7% trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Và doanh thu từ dầu chiếm 95% doanh thu từ nhập khẩu. Chính phủ nước này năm 2010 công bố sẽ chi 130 tỷ USD trong 5 năm tới để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ và đa dạng hoá khu vực tư nhân.
Kuwait có khoảng 63.000 gia đình triệu phú, trong đó Alghanim và al Kharafi là những gia đình giàu nhất đất nước.
2. Qatar
Dân số: 1,9 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 11,8%Qatar
Qatar có nguồn dự trữ gas tự nhiên lớn thứ ba thế giới và là chủ nhà của FIFA World Cup năm 2022. Đất nước này có 47.000 gia đình triệu phú. Xuất khẩu dầu và gas chiếm 50% GDP và giúp đất nước vùng Vịnh có thu nhập đầu người lớn nhất chỉ sau Liechtenstein. Nhà lãnh đạo Qatar Sheikh Hamad bin Khalifa al Thani là cư dân giàu có nhất.
1. Singapore
Dân số: 4,8 triệu người
Tỷ lệ gia đình triệu phú: 17,1%Singapore
Đất nước nhỏ bé Singapore lại có tỷ lệ gia đình triệu phú nhiều nhất thế giới với 188.000 gia đình, tương ứng 17,1%. Singapore trở thành trung tâm kinh doanh, dịch vụ tài chính của khu vực Đông Á. Đây cũng là điểm đến lý tưởng cho nhiều ngân hàng nước ngoài.
Một trong những công dân mới nhất của Singapore là tỷ phú đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin, người vừa từ bỏ quốc tịch Mỹ trước cuộc IPO của Facebook để tránh số thuế thu nhập khổng lồ.
Khánh Vân(Theo Bloomberg)
Bình luận