• Zalo

Các tỉnh miền Bắc ban lệnh khẩn chống bão Thần Sấm

Thời sựThứ Tư, 16/07/2014 05:30:00 +07:00Google News

(VTC News)- Hải Phòng và Quảng Ninh đã ban hành công điện, họp khẩn Ban chỉ đạo để đối phó với bão Thần Sấm được dự báo có thể đổ bộ vào 2 địa phương này.

(VTC News)- Hải Phòng và Quảng Ninh đã ban hành công điện, họp khẩn Ban chỉ đạo để đối phó với bão Thần Sấm được dự báo có thể đổ bộ vào 2 địa phương này.  

Hồi 16 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 710km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 16 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Bão, Thần Sấm, Rammasun, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoàng Sa
Sơ đồ đường đi của bão Rammasun - Nguồn: Nchmf 

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 16 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày mai (17/7) có gió mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.

Tại Hải Phòng

Trước tình hình trên, hồi 17 giờ 30 phút chiều nay (16/7), UBND TP Hải Phòng tổ chức họp khẩn, bàn biện pháp chỉ đạo, phòng chống cơn bão số 2, theo dự báo có thể sẽ đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh trong một vài ngày tới. Đồng thời, UBND TP Hải Phòng đã có Công điện só 10/CĐ-CT chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão.

Theo đó, từ ngày 14/7, để chủ động phòng chống bão, Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Thành phố đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Đài Thông tin Duyên hải Hải Phòng thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới và bão cho các ngành, địa phương và phương tiện hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh;

Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Đông Bắc, Đài Thông tin Duyên hải Hải Phòng, Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng kịp thời thông tin về bão trên các hệ thống thông tin chuyên dụng và đại chúng; Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng chỉ đạo đồn các Đồn, Trạm biên phòng phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, địa phương thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển và neo đậu tại bến về diễn biến bão để chủ động phòng, tránh và di chuyển về nơi trú tránh.

Tổ chức lực lượng, phương tiện trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các phương án phòng chống bão. Chi cục Đê điều và PCLB phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát vị trí đê điều xung yếu, ứng trực sẵn sàng xuất cấp vật tư dự trữ PCLB và xử lý sự cố phát sinh;

Bão, Thần Sấm, Rammasun, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoàng Sa
UBND TP Hải Phòng họp khẩn chỉ đạo công tác PCBL& TKCN 

Các ngành, các địa phương đã tiếp nhận thông tin diễn biến bão để chủ động triển khai công tác phòng chống. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng yêu cầu các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng các tàu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó, có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, kho hàng…

Các huyện ngoại thành đã chỉ đạo tiêu thoát nước đệm đề phòng mưa lớn, sẵn sàng phương tiện, lực lượng úng phó với bão, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa theo kế hoạch; Thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn (258 tàu trong đó có 36 tàu vươn khơi), sẵn sàng phương tiện, lực lượng để sơ tán 303 hộ/899 người phía ngoài đê và 30 hộ nuôi ngao với 45 chòi canh (65 lao động) ven biển vào bờ khi bão đổ bộ;

Riêng huyện đảo Bạch Long Vỹ: Đã tuyên truyền, thông báo cho 438 phương tiện/1.048 lao động đang hoạt động trên khu vực biển đảo Bạch Long Vỹ về diễn biến và hướng di chuyển của bão; vận động được 44 phương tiện/347 lao động về đất liền tránh bão; vận động đưa lên bờ tránh bão 14 phương tiện thuyền nan/ 24 lao động.

Một số quận nội thành chuẩn bị các phương án gia cố, sơ tán dân đảm bảo an toàn tại các khu nhà xung yếu; có biện pháp gia cố, bảo vệ các công trình công cộng, nhà ở, trường học, hệ thống điện, đường giao thông, cây xanh; có kế hoạch di dời dân khỏi khu vực nguy hiểm tại một số phường;

Quận Đồ Sơn chỉ đạo phòng chống bão trên địa bàn, chú trọng các khu du lịch; thông báo và tổ chức neo đậu an toàn cho 365 tàu thuyền/1170 lao động, hiện còn 46 phương tiện/184 lao động đang hoạt động (trong đó có 02 tàu xa bờ/29 lao động); duy trì lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; tổ chức di dời các hộ nuôi ngao về vị trí an toàn; sẵn sàng phương án tiêu nước đệm.

Đây là cơn bão mạnh, dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh từ đêm 18 và sáng sớm ngày 19/7 và vào thời điểm triều cường, UBND Thành phố chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị  khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công điện số 10/CĐ-CT và một số nhiệm vụ cụ thể như di chuyển tàu thuyền, sơ tán lồng bè về nơi trú tránh hoàn thành trước 18 giờ ngày 18/7;

Dừng các hoạt động vận chuyển khách du lịch, bến phà, phương tiện đường thuỷ nội địa từ 18 giờ ngày 18/7; Tổ chức sơ tán người ở các khu vực xung yếu, trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản hoàn thành trước 18 giờ ngày 18/7;

Các lực lượng ứng trực sẵn sàng thực hiện biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả bão, mưa lớn có thể xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vận tư phương tiện tại chỗ; Kiểm tra, rà soát đề phòng nguy cơ sạt lở đất đá tại các khu vực dân cư khu vực chân đồi núi, mỏ đất đá (Thuỷ Nguyên, Cát Bà, Kiến An, Đồ Sơn).

Tại Quảng Ninh

Ngày 15/7, Văn phòng Ban Chỉ đạo PCBL&TKCN tỉnh có Công điện số 01 gửi Ban chỉ huy PCBL & TKCN các huyện ven biển; Sở Giao thông Vận tải; Sở NN & PTNT; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh về chủ động các biện pháp đối phó với bão Rammasun.

Theo đó, để chủ động đối phó với bão, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương ven biển, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông báo cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh;

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, giữ thông tin liên lạc với các chủ tàu thuyền để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động đối phó và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn