(VTC News) – ĐBQH cho rằng, Luật quản lý thuế mới thi hành được 4 năm nhưng bộc lộ những bất cập, hạn chế như: các thủ tục hành chính về thuế còn rườm rà, thiếu tính khả thi gây khó khăn cho cơ quan thuế và người nộp thuế.
“Luật cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiếp tục cải cách hiện đại hóa về thuế hội nhập với thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua” – ĐB Xuyền nhấn mạnh.
Theo ĐB Xuyền, các phương thức quản lý điện tử của thuế, vấn đề nâng cao hiệu lực quản lý về thuế cũng chưa phù hợp và tương thích với văn bản hiện hành.
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) nêu, các thủ tục hành chính về thuế thời gian còn dài, gây khó khăn cho người nộp thuế trong sản xuất kinh doanh, làm cho chi phí giá thành của sản phẩm cao lên, không phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay.
ĐB Chiểu cho rằng, chế tài xử phạt không đủ mạnh, không nghiêm đã tạo kẽ hở rất lớn để tình trạng kê khai sai, quyết toán sai, thành lập “DN ma” để trốn thuế, lậu thuế, chiếm dụng tiền thuế diễn ra phổ biến thường xuyên ngày một tăng, kết quả là thuế nợ đọng có xu thế tăng lên, đặc biệt là nợ khó đòi và thuế nợ không có khả năng đòi.
“Vì vậy, nếu ai đó nói rằng hiện nay trốn thuế, lậu thuế là chuyện bình thường, không trốn thuế, lậu thuế mới là chuyện lạ hoặc quản lý thuế như hiện nay thì "thả gà ra để đuổi" cũng không phải là không có lý của người ta” – ĐB Chiểu nói.
ĐB này đề nghị việc bổ sung Luật quản lý thuế phải khách quan.
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cho biết, cử tri và DN cũng gửi gắm rằng: luật này một mặt chống thất thu, nợ đọng thuế nhưng cũng phải tạo những thủ tục rất thuận tiện cho DN.
“Nhiều DN, kể cả cá nhân, cử tri cũng nói thực hiện quyền của mình thì thủ tục phức tạp, nhưng thực hiện nghĩa vụ mà phải mất nhiều thời gian, phiền phức. Đi thực hiện nghĩa vụ là quang vinh nhưng lại rất phức tạp, gian khổ như thế thì đề nghị phải xem lại cách quản lý của chúng ta” – ĐB Phúc thẳng thắn.
Thuế thu nhập cá nhân chưa tính đủ sức lao động
Đi vào vấn đề cụ thể, ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đưa ý kiến về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), theo ĐB Hùng thì sau một thời gian áp dụng thuế này “chúng tôi thấy có sự bất cập”.
Theo đó, mức thuế thu nhập chịu thuế không hợp lý, chưa tính đúng, tính đủ chi phí tối thiểu cho người lao động và để tái tạo sức lao động cũng như trang trải các chi phí xã hội cần thiết và trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cùng với đó, mức thu quá cao (7 mức) từ 5% - 35% làm giảm đi năng lực kinh doanh, không động viên sự phát triển của DN, tăng thu nhập cho người lao động, nhưng người lao động lại nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao hơn, khoảng cách giữa các bậc thu nhập để tính thuế chưa hợp lý (Bậc 1: 5.000.000đ; Bậc 2: 5 - 10 triệu; Bậc 3: 10 - 15 triệu; Bậc 7: Trên 80 triệu).
“Thực tế đã ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy xã hội, DN thì cố gắng cải thiện quỹ lương mấu chốt để làm sao có thu nhập cho người lao động cao hơn, thì ngược lại phải đóng thuế cho người lao động nhiều hơn và thực tế phần cải thiện lương cho người lao động rất ít. Do đó quả thực đóng bảo hiểm xã hội, đóng thuế là một vấn đề hết sức nặng đối với DN”- ĐB Hùng phân tích.
Cũng theo ĐB Hùng, mức khởi điểm để tính thuế TNCN của Việt Nam cao trong khi, mức giảm trừ gia cảnh quá thấp (1,6 triệu/người/tháng), lại qui định cố định không tính đến yếu tố trượt giá, nhu cầu an sinh xã hội, khả năng thu nhập mức sống của người dân để xác định mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp.
ĐB Hùng kiến nghị tính lại tiền lương tại mức khởi điểm tính thuế TNCN. Nâng mức tính thuế tối thiểu cao hơn, cần phản ánh đúng, đủ chi phí tái tạo sức lao động và đảm bảo trang trải các chi phí tối thiểu.
Cùng với đó, kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh điều chỉnh theo mức tiền lương khởi điểm tính thuế TNCN, mức giảm trừ hàng năm không cố định, nên căn cứ theo tình hình thực tế nhu cầu an sinh xã hội, khả năng thu nhập của người chịu thuế, xây dựng các tiêu chí hợp lý và giảm trừ gia cảnh một cách phù hợp.
Ngoài ra, bỏ thuế suất 35% ở bậc 7, xem xét khoảng cách giữa các bậc thu nhập để tính thuế, giãn độ rộng thu nhập của từng bậc thuế, khuyến khích thu hút các chuyên gia giỏi làm việc đóng thuế, làm sao làm việc ở tại Việt Nam cũng như đóng góp xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Ví dụ vị chuyên gia rất giỏi, giám đốc khối IT một ngân hàng lớn quốc tế lương từ 16-17 nghìn USD/tháng, động viên về Việt Nam, anh ta trả lời ngay là bây giờ trả lương cho tôi bao nhiêu? Mặc dù động viên hết mực, rất mong muốn trở về, trả lương 8 nghìn USD nhưng lại đóng thuế 35% thế là còn có 5 nghìn USD - rất nhiều chuyên gia giỏi ngại về làm việc ở Việt Nam vì thu nhập của người ta ảnh hưởng rất nặng” – ĐB Hùng dẫn chứng.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế lần đầu tiên được trình ra Quốc hội xin ý kiến, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, Ủy ban TVQH sẽ chỉ đạo tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo luật và sẽ có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý ra Quốc hội tiếp tục xin ý kiến lần hai tại kỳ họp tới.
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế chiều 12/6/2012, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, Luật quản lý thuế mới thi hành được 4 năm nhưng bộc lộ những bất cập, hạn chế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung như: các thủ tục hành chính về thuế còn rườm rà, thiếu tính khả thi gây khó khăn cho cơ quan thuế và người nộp thuế.
“Luật cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiếp tục cải cách hiện đại hóa về thuế hội nhập với thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua” – ĐB Xuyền nhấn mạnh.
ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Ảnh: TTXVN) |
Theo ĐB Xuyền, các phương thức quản lý điện tử của thuế, vấn đề nâng cao hiệu lực quản lý về thuế cũng chưa phù hợp và tương thích với văn bản hiện hành.
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) nêu, các thủ tục hành chính về thuế thời gian còn dài, gây khó khăn cho người nộp thuế trong sản xuất kinh doanh, làm cho chi phí giá thành của sản phẩm cao lên, không phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay.
ĐB Chiểu cho rằng, chế tài xử phạt không đủ mạnh, không nghiêm đã tạo kẽ hở rất lớn để tình trạng kê khai sai, quyết toán sai, thành lập “DN ma” để trốn thuế, lậu thuế, chiếm dụng tiền thuế diễn ra phổ biến thường xuyên ngày một tăng, kết quả là thuế nợ đọng có xu thế tăng lên, đặc biệt là nợ khó đòi và thuế nợ không có khả năng đòi.
“Vì vậy, nếu ai đó nói rằng hiện nay trốn thuế, lậu thuế là chuyện bình thường, không trốn thuế, lậu thuế mới là chuyện lạ hoặc quản lý thuế như hiện nay thì "thả gà ra để đuổi" cũng không phải là không có lý của người ta” – ĐB Chiểu nói.
ĐB này đề nghị việc bổ sung Luật quản lý thuế phải khách quan.
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cho biết, cử tri và DN cũng gửi gắm rằng: luật này một mặt chống thất thu, nợ đọng thuế nhưng cũng phải tạo những thủ tục rất thuận tiện cho DN.
“Nhiều DN, kể cả cá nhân, cử tri cũng nói thực hiện quyền của mình thì thủ tục phức tạp, nhưng thực hiện nghĩa vụ mà phải mất nhiều thời gian, phiền phức. Đi thực hiện nghĩa vụ là quang vinh nhưng lại rất phức tạp, gian khổ như thế thì đề nghị phải xem lại cách quản lý của chúng ta” – ĐB Phúc thẳng thắn.
Thuế thu nhập cá nhân chưa tính đủ sức lao động
Đi vào vấn đề cụ thể, ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đưa ý kiến về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), theo ĐB Hùng thì sau một thời gian áp dụng thuế này “chúng tôi thấy có sự bất cập”.
Theo đó, mức thuế thu nhập chịu thuế không hợp lý, chưa tính đúng, tính đủ chi phí tối thiểu cho người lao động và để tái tạo sức lao động cũng như trang trải các chi phí xã hội cần thiết và trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cùng với đó, mức thu quá cao (7 mức) từ 5% - 35% làm giảm đi năng lực kinh doanh, không động viên sự phát triển của DN, tăng thu nhập cho người lao động, nhưng người lao động lại nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao hơn, khoảng cách giữa các bậc thu nhập để tính thuế chưa hợp lý (Bậc 1: 5.000.000đ; Bậc 2: 5 - 10 triệu; Bậc 3: 10 - 15 triệu; Bậc 7: Trên 80 triệu).
“Thực tế đã ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy xã hội, DN thì cố gắng cải thiện quỹ lương mấu chốt để làm sao có thu nhập cho người lao động cao hơn, thì ngược lại phải đóng thuế cho người lao động nhiều hơn và thực tế phần cải thiện lương cho người lao động rất ít. Do đó quả thực đóng bảo hiểm xã hội, đóng thuế là một vấn đề hết sức nặng đối với DN”- ĐB Hùng phân tích.
ĐBQH Phạm Huy Hùng (Ảnh: Minh Điền) |
ĐB Hùng kiến nghị tính lại tiền lương tại mức khởi điểm tính thuế TNCN. Nâng mức tính thuế tối thiểu cao hơn, cần phản ánh đúng, đủ chi phí tái tạo sức lao động và đảm bảo trang trải các chi phí tối thiểu.
Cùng với đó, kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh điều chỉnh theo mức tiền lương khởi điểm tính thuế TNCN, mức giảm trừ hàng năm không cố định, nên căn cứ theo tình hình thực tế nhu cầu an sinh xã hội, khả năng thu nhập của người chịu thuế, xây dựng các tiêu chí hợp lý và giảm trừ gia cảnh một cách phù hợp.
Ngoài ra, bỏ thuế suất 35% ở bậc 7, xem xét khoảng cách giữa các bậc thu nhập để tính thuế, giãn độ rộng thu nhập của từng bậc thuế, khuyến khích thu hút các chuyên gia giỏi làm việc đóng thuế, làm sao làm việc ở tại Việt Nam cũng như đóng góp xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Ví dụ vị chuyên gia rất giỏi, giám đốc khối IT một ngân hàng lớn quốc tế lương từ 16-17 nghìn USD/tháng, động viên về Việt Nam, anh ta trả lời ngay là bây giờ trả lương cho tôi bao nhiêu? Mặc dù động viên hết mực, rất mong muốn trở về, trả lương 8 nghìn USD nhưng lại đóng thuế 35% thế là còn có 5 nghìn USD - rất nhiều chuyên gia giỏi ngại về làm việc ở Việt Nam vì thu nhập của người ta ảnh hưởng rất nặng” – ĐB Hùng dẫn chứng.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế lần đầu tiên được trình ra Quốc hội xin ý kiến, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, Ủy ban TVQH sẽ chỉ đạo tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo luật và sẽ có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý ra Quốc hội tiếp tục xin ý kiến lần hai tại kỳ họp tới.
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
Kiều Minh
Bình luận