• Zalo

Các nữ phi hành gia làm thế nào khi 'đến tháng'?

Khám pháThứ Năm, 23/01/2020 08:30:55 +07:00Google News
(VTC News) -

Các nữ phi hành gia dùng thuốc tránh thai hoặc vòng tránh thai để giải quyết câu chuyện "đến tháng" khi làm việc trên vũ trụ.

Vào thời điểm nữ phi hành gia Sally Ride trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1983, bà được NASA trang bị cho tới 100 chiếc tampon - loại băng vệ sinh dạng ống để đối phó khi "đến tháng". 

Ride là người đầu tiên nên không nhân viên y tế nào của NASA biết được trọng lực ảnh hưởng thế nào tới chu kỳ kinh nguyệt. Họ không rõ liệu máu có chảy như bình thường hay sẽ chảy ngược vào tử cung và gây ra vấn đề vế sức khỏe?

Các nữ phi hành gia làm thế nào khi 'đến tháng'? - 1

Nữ phi hành gia có thể uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai hoặc tiêm thuốc để trì hoãn kỳ kinh nguyệt. (Ảnh: NASA)

Các nhân viên y tế sau đó nhanh chóng phát hiện ra rằng kinh nguyệt trong không gian không khác nhiều so với trên Trái Đất.

Trên thực tế, hệ thống xử lý chất thải trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS không được thiết kế để xử lý máu kinh nguyệt vì hệ thống nhà vệ sinh kết nối với hệ thống cải tạo nước, giúp tái chế nước tiểu thành nước uống. 

Vệ sinh cá nhân ngoài vũ trụ cũng gặp rất nhiều bất tiện do nguồn cung cấp nước hạn chế. Do đó, càng về sau, các nữ phi hành gia bắt đầu chuyển sang sử dụng các biện phép tránh thai để trì hoãn kỳ kinh nguyệt của họ. 

Phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc tránh thai. Tiếp theo là lựa chọn đặt vòng tránh thai. Các bác sỹ sẽ đưa dụng cụ vào tử cung và khiến kỳ kinh nguyệt bị trì hoãn từ 3 đến 5 năm. 

Cuối cùng là tiêm thuốc tránh thai depo-provera. Mũi tiêm này cần được tiêm nhắc lại sau mỗi 12 tuần và có hiệu quả từ 2 đến 3 năm.

Theo Kristin Jackson, bác sỹ chuyên phụ khoa tại Florida, các phương pháp ức chế tốt nhất là thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, bà này lưu ý rằng không có phương pháp nào có thể đảm bảo 100% khả năng trì hoãn chu kỳ và các phương pháp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào người dùng. 

Trong khi đó, chuyên gia Varsha Jain tới từ Trung tâm khoa học sinh lý người trên vũ trụ, Đại học Hoàng gia London, Anh lại có một mối quan tâm khác là không gian lưu trữ thuốc tránh thai. 

Theo Jain, mỗi nhiệm vụ trên vũ trụ thường kéo dài 3 năm và ước tính cần khoảng 1.100 viên thuốc. Con số không nhỏ này sẽ ngốn một diện tích khá lớn cho khoang chở hàng 

Cũng có những báo cáo ghi nhận về trường hợp gây loãng xương do uống thuốc. Vậy nên, các nhà khoa học tin rằng giải pháp an toàn nhất vẫn là đặt vòng tránh thai. Vòng thường được đặt trước mỗi chuyến bay vào vũ trụ và không cần thay thế cho tới khi họ trở về Trái Đất. 

Song Hy(Theo Science Alert)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp