(VTC News) - Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp tại Hội nghị Doanh nghiệp Việt Nam sáng 29/4, lãnh đạo các bộ, ngành đã có những chỉ đạo để tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch Đầu tư: Coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho DN mọi thành phần kinh tế phát triển.
Bộ KH&ĐT cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các DN sang hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định.
Ưu tiên tập trung vào khu vực DN trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, DN liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Bộ Tài chính: Đưa VN thành một trong 50 nước đứng đầu về dịch vụ tài chính
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ phấn đấu đến hết 2017 sẽ nâng cao hiệu quả tài chính trong các lĩnh vực thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Mức độ sẵn sàng, đầy đủ về dịch vụ tài chính của Việt Nam sẽ nằm trong số 50 nước đứng đầu thế giới.
Đồng thời phấn đấu trước 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đạt và ngang bằng 3 nước hàng đầu ASEAN trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế như thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội xuống dưới 150 giờ/năm, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Ngân hàng nhà nước: Giảm lãi suất vay
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, sẽ điều hành công cụ tiền tệ chủ động linh hoạt, tập trung: Theo dõi sát mặt bằng lãi suất, tình hình thanh khoản cụ thể của từng ngân hàng và hệ thống để có giải pháp điều hành linh hoạt; Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm, bằng 40% mặt bằng lãi suất cho vay năm 2011, thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006.
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với nhóm các ngân hàng lớn, yêu cầu các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất vay, hỗ trợ/chia sẻ khó khăn doanh nghiệp.
BIDV sẽ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5%; lãi suất vay trung hạn tối đa 10%; cam kết cắt giảm chi phí hoạt động; VCB cam kết lãi suất vay trung hạn xuống tối đa 10% với khách hàng tốt; Vietinbank cũng có cam kết; Agribank triển khai một số chương trình ưu đãi.
Bộ Công thương: Phát triển thị trường điện cạnh tranh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, liên quan đến phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam – đã có định hướng phát triển năng lượng bền vững đáp ứng nhu cầu và môi trường; đưa thị trường điện thành thị trường cạnh tranh. Ưu tiên phát triển nguồn điện có lợi thế cạnh tranh, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sinh khối…
Đối với bán lẻ, chúng ta đã hội nhập sâu rộng. Bộ đã xây dựng chiến lược phát triển ngành bán lẻ. Ưu tiên quan tâm doanh nghiệp bán lẻ phát triển. Tiếp thu ý kiến các đại biểu, đang triển khai chiến lược bán lẻ đến năm 2025 tầm nhìn 2035 đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người tiêu dùng. Chúng tôi có đề án xây dựng tập đoàn bán lẻ trong nước.
Bộ trưởng Xây dựng: Rà soát các DN kinh doanh bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trước ngày 1/7, sẽ xây dựng nghị định thay thế thông tư hướng dẫn về điều kiện đầu tư kinh doanh trong việc thành lập tổ chức hoạt động của sàn bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản, cũng như đào tạo, hướng dẫn kiến thức hành nghề môi giới, điều hành sàn bất động sản. Rà soát bổ sung quy định bảo đảm bình đẳng hơn giữa DN trong và ngoài nước trong lĩnh vực bất động sản.
Đồng thời bổ sung các chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội, thương mại giá thấp, cả thiện chung cư cũ. Bảo đảm hiệu lực thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng, xử lý vi phạm, tránh phiền hà, không gây khó khăn sách nhiễu cho DN.
Ban hành Nghị quyết chuyên đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”
Kết thúc buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các cơ quan tư pháp, các cơ quan Quốc hội, đặc biệt là 1 vạn DN trong cả nước, lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ và lãnh đạo 63 tỉnh thành đã dự hội nghị với khí thế vô cùng sôi nổi, hào hứng.
Thủ tướng đánh giá, tuy đã nỗ lực nhiều, hành động nhiều, nhưng phải thừa nhận rằng môi trường đầu tư kinh doanh hiện tại của chúng ta vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời và phát triển.
Thủ tướng nói thêm về các điểm tồn tại như, việc ban hành các luật và văn bản hướng dẫn còn chậm để DN phải chờ đợi; có những trường hợp văn bản hướng dẫn không rõ ràng, tính tương thích không cao hoặc còn cảm tính, thiếu định lượng dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề; chưa có cơ chế hiệu quả khuyến khích DN đột phá, thông qua áp dụng KHKT tiên tiến, tạo ra sản phẩm có thương hiệu lớn; công tác cổ phần hóa đã chỉ đạo quyết liệt liệt nhưng còn nhiều vướng mắc về cơ chế; hiệu quả kinh doanh của DN còn thấp, khả năng kết nối của DN Việt Nam còn hạn chế; tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tình trạng một số cán bộ, đảng viên tiêu cực, gây phiền hà làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của DN;...
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm việc với các bộ ngành, địa phương để bàn cách xử lý, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp chưa được trả lời tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
Châu Anh
Bộ Kế hoạch Đầu tư: Coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho DN mọi thành phần kinh tế phát triển.
Bộ KH&ĐT cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các DN sang hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định.
Ưu tiên tập trung vào khu vực DN trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, DN liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị |
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ phấn đấu đến hết 2017 sẽ nâng cao hiệu quả tài chính trong các lĩnh vực thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Mức độ sẵn sàng, đầy đủ về dịch vụ tài chính của Việt Nam sẽ nằm trong số 50 nước đứng đầu thế giới.
Đồng thời phấn đấu trước 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đạt và ngang bằng 3 nước hàng đầu ASEAN trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế như thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội xuống dưới 150 giờ/năm, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Ngân hàng nhà nước: Giảm lãi suất vay
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, sẽ điều hành công cụ tiền tệ chủ động linh hoạt, tập trung: Theo dõi sát mặt bằng lãi suất, tình hình thanh khoản cụ thể của từng ngân hàng và hệ thống để có giải pháp điều hành linh hoạt; Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm, bằng 40% mặt bằng lãi suất cho vay năm 2011, thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006.
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với nhóm các ngân hàng lớn, yêu cầu các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất vay, hỗ trợ/chia sẻ khó khăn doanh nghiệp.
BIDV sẽ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5%; lãi suất vay trung hạn tối đa 10%; cam kết cắt giảm chi phí hoạt động; VCB cam kết lãi suất vay trung hạn xuống tối đa 10% với khách hàng tốt; Vietinbank cũng có cam kết; Agribank triển khai một số chương trình ưu đãi.
Bộ Công thương: Phát triển thị trường điện cạnh tranh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, liên quan đến phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam – đã có định hướng phát triển năng lượng bền vững đáp ứng nhu cầu và môi trường; đưa thị trường điện thành thị trường cạnh tranh. Ưu tiên phát triển nguồn điện có lợi thế cạnh tranh, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sinh khối…
Đối với bán lẻ, chúng ta đã hội nhập sâu rộng. Bộ đã xây dựng chiến lược phát triển ngành bán lẻ. Ưu tiên quan tâm doanh nghiệp bán lẻ phát triển. Tiếp thu ý kiến các đại biểu, đang triển khai chiến lược bán lẻ đến năm 2025 tầm nhìn 2035 đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người tiêu dùng. Chúng tôi có đề án xây dựng tập đoàn bán lẻ trong nước.
Bộ trưởng Xây dựng: Rà soát các DN kinh doanh bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trước ngày 1/7, sẽ xây dựng nghị định thay thế thông tư hướng dẫn về điều kiện đầu tư kinh doanh trong việc thành lập tổ chức hoạt động của sàn bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản, cũng như đào tạo, hướng dẫn kiến thức hành nghề môi giới, điều hành sàn bất động sản. Rà soát bổ sung quy định bảo đảm bình đẳng hơn giữa DN trong và ngoài nước trong lĩnh vực bất động sản.
Đồng thời bổ sung các chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội, thương mại giá thấp, cả thiện chung cư cũ. Bảo đảm hiệu lực thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng, xử lý vi phạm, tránh phiền hà, không gây khó khăn sách nhiễu cho DN.
Ban hành Nghị quyết chuyên đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”
Kết thúc buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các cơ quan tư pháp, các cơ quan Quốc hội, đặc biệt là 1 vạn DN trong cả nước, lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ và lãnh đạo 63 tỉnh thành đã dự hội nghị với khí thế vô cùng sôi nổi, hào hứng.
Thủ tướng đánh giá, tuy đã nỗ lực nhiều, hành động nhiều, nhưng phải thừa nhận rằng môi trường đầu tư kinh doanh hiện tại của chúng ta vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời và phát triển.
Thủ tướng nói thêm về các điểm tồn tại như, việc ban hành các luật và văn bản hướng dẫn còn chậm để DN phải chờ đợi; có những trường hợp văn bản hướng dẫn không rõ ràng, tính tương thích không cao hoặc còn cảm tính, thiếu định lượng dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề; chưa có cơ chế hiệu quả khuyến khích DN đột phá, thông qua áp dụng KHKT tiên tiến, tạo ra sản phẩm có thương hiệu lớn; công tác cổ phần hóa đã chỉ đạo quyết liệt liệt nhưng còn nhiều vướng mắc về cơ chế; hiệu quả kinh doanh của DN còn thấp, khả năng kết nối của DN Việt Nam còn hạn chế; tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tình trạng một số cán bộ, đảng viên tiêu cực, gây phiền hà làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của DN;...
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm việc với các bộ ngành, địa phương để bàn cách xử lý, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp chưa được trả lời tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
Châu Anh
Bình luận