Hậu môn là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa nơi phân được tống xuất ra ngoài. Kích thước của ống hậu môn khoảng 3 – 4 cm, được lót bởi da với nhiều đầu mút thần kinh cảm giác, bên trong là lớp biểu mô dẹt và trụ. Bên dưới lớp da niêm là hệ thống đám rối mạch máu trĩ ngoại và trĩ nội.
Ngoài ra còn 2 bó cơ vòng thắt hậu môn là cơ thắt trong và cơ thắt ngoài giúp cho chúng ta đi cầu tự chủ và không bị són. Những rối loạn thay đổi bất thường ở hậu môn thường biểu hiện bằng cảm giác đau hậu môn hay đi cầu ra máu.
Một số bệnh thường gặp ở hậu môn gây nguy hiểm cho sức khỏe
Táo bón
Triệu chứng táo bón là khi người bệnh đi đại tiện sẽ có cảm giác đau, ngứa, xuất hiện máu màu đỏ tươi, vùng hậu môn rỉ nước và người bệnh thường bị táo bón.
Khi mắc phải căn bệnh này, cần phải tiến hành điều trị sớm vì bệnh không những gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe như ung thư hậu môn…
Viêm, nứt hậu môn
Đối với những người thường xuyên bị táo bón, khi cố rặn sẽ khiến cho ống hậu môn bị phù nề, sưng đỏ, thậm chí có thể gây nứt hậu môn. Tình trạng viêm, nứt hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng hậu môn, lúc không đi đại tiện vẫn đau hậu môn, đau lưng khi đi đại tiện và có máu màu đỏ tươi.
Polyp trực tràng
Khi đi đại tiện người bệnh sẽ ra máu tươi với số lượng nhiều, không bị táo bón vẫn chảy máu, có máu tươi từng đợt nên nhiều trường hợp gây thiếu máu nặng. Nên đi khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Apxe quanh hậu môn
Apxe quanh hậu môn là một dạng nhiễm trùng tụ mũ quanh hậu môn, khi mắc phải căn bệnh này người bệnh sẽ thấy có 1 khối sưng lên cạnh hậu môn, đau quanh hậu môn, sốt cao. Khi ổ apxe này lan tỏa quanh vùng mông có thể vỡ ra và hình thành đường dò cạnh hậu môn, lúc này sẽ có mụn nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch có máu và mủ.
Cách phòng ngừa các bệnh ở hậu môn
Các loại bệnh ở hậu môn thường gặp ở nhiều người, cả nam và nữ. Nên hạn chế cà phê vì đây là yếu tố thuận lợi gây táo bón kinh niên.
Tăng cường vận động thân thể bằng những biện pháp tập thể dục thường xuyên, tham gia các môn thể dục thể thao mang tính vận động toàn thân như chạy bộ, bóng bàn, bóng đá, cầu lông hay bơi lặn. Có chế độ ăn uống hàng ngày nhiều rau xanh và chất xơ, các loại thức uống trái cây xay tươi.
Chế độ nghỉ ngơi và ngủ hợp lý, không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Điều trị tốt bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh đái tháo đường, đường huyết luôn luôn ổn định, tăng cường sức khỏe cơ thể, điều trị khỏi các bệnh lý nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Khi có vấn đề hoặc nghi ngờ viêm nhiễm vùng hậu môn, cần điều trị triệt để và tuân thủ chặt chẽ chế độ chăm sóc của bác sĩ điều trị.
Video: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư phổi
Bình luận