Mới đây, các bậc phụ huynh lại tiếp tục lo sợ sau khi có thông tin một thiếu nữ 17 tuổi ở Rajasthan, Ấn Độ tự tử vì tham gia trò chơi ''Cá voi xanh''. Theo báo cáo của Daily Mail, sau khi dùng dao rạch hình cá voi lên tay, cô gái này đã lao từ vách núi xuống hồ ở Jodhpur để hoàn thành thử thách 50 ngày của mình.
Sau khi điều tra, người ta biết được, vì bị đe dọa rằng sẽ giết những người thân trong gia đình mà cô gái này đã liền thực hiện ngay nhiệm vụ cuối cùng của mình. Ngày 4/9, cô nói dối gia đình là ra ngoài mua đồ nhưng mãi không thấy về. Bố mẹ cô lo lắng nên đã tới cảnh sát báo mất tích.
Sau đó, cảnh sát xác nhận là cô đã tự tử ở một vùng hồ. Nhân chứng thấy sự việc - ông Om Prakash kể lại rằng, cô vừa chạy đi vừa khóc. Ông đã chạy theo để ngăn lại và hỏi lý do, thì cô bé bảo, nếu không hoàn thành việc này, mẹ cô sẽ chết. Nói xong cô đã gieo mình xuống hồ. May mắn là cảnh sát đã có mặt và cứu cô lên.
Cô gái đã dùng dao rạch hình cá voi trên tay trước khi tự tử.
Vậy Cá voi xanh là gì? Tại sao nó nguy hiểm đến vậy?
Blue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) là một trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 2 năm và bắt đầu từ nước Nga. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trong vòng 50 ngày, bắt đầu từ 4h20 phút sáng mỗi ngày.
Chủ trò chơi sẽ hướng dẫn người chơi cách tự rạch bản thân để tạo hình cá voi
Vào ngày cuối cùng, bằng cách tự sát, người chơi sẽ được công nhận là kẻ chiến thắng. Đó cũng là ý nghĩa tên gọi của trò chơi - những con cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển để tự sát.
Việc làm cách nào để tham gia trò chơi vẫn là một ẩn số. Nhiều người cho rằng, muốn tham gia trò chơi này thì bạn phải mất công tìm những “chú cá voi”, nghĩa là người đang chơi, họ sẽ giới thiệu bạn với chủ nhân của trò chơi này.
Sau khi cài phần mềm bí mật mà người đó đưa cho, mỗi ngày những người chơi sẽ được gửi một thử thách, phải hoàn thành xong trong ngày. Các thử thách thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng như đi dạo vào 4 giờ 20, nghe một bản nhạc hay một bộ phim kinh dị mà chủ trò gửi.
Nhưng chỉ sau vài ngày, các thử thách bắt đầu được tăng mức đô lên, thường là trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể người chơi như dùng dao lam rạch tay, rạch môi, dùng kim đâm liên tục vào tay, đứng trên nóc tòa nhà chọc trời...
Sau khi cài phần mềm bí mật, bạn sẽ được nhận chỉ thị từ chủ trò
Ghê rợn hơn nữa là để người chơi mù quáng nghe theo luật chơi, chủ trò còn tổ chức các hoạt động mang tính tâm linh tập thể. Người chơi sẽ được gọi là “cá voi xanh” và được kết nạp vào hàng ngũ “cá voi”.
Thường sau thử thách tự hành hạ bản thân là một thử thách trò chuyện với những “chú cá voi” để chia sẻ suy nghĩ, niềm tin vào những điều mình đang làm với những “cá voi’’ cùng chí hướng khác. Đây quả là một đòn tâm lí vô cùng mạnh để giữ cho con mồi luôn ngu muội, tin tưởng tuyệt đối vào điều mình làm!
Sau mỗi ngày, người chơi phải chụp lại bằng chứng mình đã hoàn thành thử thách cho chủ trò kiểm tra, phải được xác nhận thì họ mới được gửi nhiệm vụ kế.
Đặt câu hỏi nếu người chơi trở nên cảnh giác và muốn rút khỏi trò, nhiều nguồn bí mật cho hay là chủ trò dọa sẽ đem những thông tin cá nhân họ đã từng cung cấp để hãm hại họ, thậm chí sẽ đến tận nhà họ giết gia đình họ. Nên đa số, không ai rút chân khỏi.
Hậu quả khôn lường
Từ khi khởi xướng cách đây 2 năm, trò chơi “quái quỷ” này đã cướp đi sinh mạng của hơn 130 thanh niên Nga. Không những thế nó còn tiếp tục được lan truyền ra châu Âu, châu Mỹ và châu Á!
Chỉ đến khi những cái chết bí ẩn được phát hiện ra có chung manh mối là chú cá voi xanh, người thân mới nhận ra nhưng đã quá muộn.
Gia đình Nadia (tên giả do gia đình muốn giữ bí mật danh tính) là một thiếu niên Mỹ có sở thích hội họa. Chính vì thế mà khi cô vẽ quanh phòng mình rất nhiều bức tranh cá voi xanh, mẹ cô chỉ đơn giản nghĩ là cô tìm được nguồn cảm hứng.
Các bức vẽ treo quanh phòng Nadia
Trước khi nhảy từ trên cao tự tử, Nadia đăng tải bức hình cuối cùng xác nhận đã hoàn thành thử thách cuối
Chỉ sau khi tai nạn thương tâm xảy ra, gia đình mới được biết về việc con gái mình đã bị trầm cảm từ lâu. Bạn bè cô bé ở trường kể rằng cô thường vẽ vời thứ gì đó trong tập. Khi lục soát tập vở của Nadia, gia đình phát hiện ra cô bé liên tục vẽ một cô thiếu nữ người Nga tên Rina Palenkova. Sau khi dò tên thì họ phát hiện cô gái này là một thiếu nữ 17 tuổi cũng đã tự tử vào tháng 1 năm 2015.
Video: Cảnh sát bắt nghi phạm giết người nhờ chơi Pokemon Go
Mẹ của Nadia khóc nức nở vì hối hận. Nếu bà đã quan tâm đến cô nhiều hơn thì đã không khó để phát hiện trò chơi quái quỷ này, nhưng giờ tất cả đã quá muộn, cô con gái ngây thơ của bà đã không còn nữa!
Bức vẽ một cô gái Nga bí ẩn, Rina Palenkova
Rina Palenkova, theo điều tra còn là người đầu tiên bị cảnh sát phát hiện có liên quan đến Cá voi xanh. Nhiều người còn cho rằng cô còn là “cá voi xanh đầu tiên”, việc đó giải thích được vì sao Nadia lại có vẻ hơi sùng bái cô gái đó.
Bức ảnh chụp khoảng khắc cuối của Rina, sau đó cô đã lao đầu vào xe lửa
Kể từ sau vụ Rina, hàng loạt thiếu niên Nga đã bỏ mạng bằng cách lao từ các tòa nhà cao hay lao vào đầu xe lửa thiệt mạng. Rất nhiều manh mối dẫn về chú cá voi xanh kì bí. Tiêu biểu là vụ Hai thiếu niên Yulia Konstaninova, 15 tuổi, và Veronica Volkova, 16 tuổi, đã tìm đến cái chết khi nhảy xuống đất từ mái khu nhà căn hộ cao tầng ở thành phố Ust-Ilimsk vùng Siberia của Nga.
Yulia Konstaninova và Veronica Volkova
Không những châu Âu, châu Mỹ mà trào lưu này còn đã bắt đầu được phổ biến ở châu Á.
Mới đây nhất là cậu bé Ankan Dey, 14 tuổi, đến từ Anandpur, Ấn Độ đã được phát hiện tử vong vì ngạt thở trong 1 chiếc túi ni lông trong phòng tắm.
Một thầy giáo đến từ ngôi trường Ankan theo học cho biết: "Cậu bé rất hiếu động và đã từng thừa nhận trước cha mẹ rằng cậu có tham gia trò chơi Cá voi xanh trên mạng. Cậu bé cũng chia sẻ với bạn bè về trò chơi đó".
Ankan Dey
Chân dung thủ phạm
Sau quá trình điều tra, cảnh sát Nga đã bắt giam Philipp Budeikin (21 tuổi, người Nga) vì được cho là đã sáng lập trò chơi "độc dược" này, khiến nhiều người tìm đến cái chết. Philipp đã thừa nhận tội danh với cảnh sát.
Khi được hỏi liệu anh có thực sự muốn đẩy các bạn trẻ vào chỗ chết, Philipp thẳng thắn đáp: "Đúng, tôi đã làm thế. Đừng lo lắng, mọi người sẽ hiểu thôi. Họ chết trong hạnh phúc. Tôi chỉ cho họ những điều họ không có trong cuộc sống: sự ấm áp, kiến thức và kết nối".
Philipp Budeikin
Lời cảnh tỉnh cho bậc làm cha mẹ
Với việc cha mẹ càng ngày càng thiếu quan tâm hơn đến con cái sẽ khiến lũ trẻ tìm đến mạng xã hội để giải tỏa, để chứng tỏ mình là chuyện có thể hiểu được. Tuy nhiên trong những giây khắc đó, tình cờ lũ trẻ sẽ bị tiếp cận với những thứ xấu xa, ảnh hưởng sâu sắc tới đầu óc.
Trò chơi “Cá voi xanh” như một hồi chuông cảnh tỉnh đã tới lúc các cha mẹ bắt đầu quan tâm đến con cái nhiều hơn, không nên để chúng sống quá buông thả, dù là cả trên mạng xã hội. Mạng xã hội như một con dao hai lưỡi vì thế nên cẩn thận, thậm chí nó nguy hiểm đến mức chỉ cần một cú click hay một trò chơi có thể thay đổi cuộc sống của con em mình mãi mãi.
Bình luận