(VTC News) - Sau cơn vượt cạn lịch sử, sản phụ và 5 cháu bé vẫn khỏe mạnh, nhưng phía sau của sự kiện này là cả một nỗi lo lớn của gia đình.
Từ đầu hẻm 15K đường Trần Phú, Q.5, TPHCM, chúng tôi hỏi thăm nhà sản phụ sinh 5 tại khu vực này thì hầu như ai cũng biết. Từ lúc chị Lê Huỳnh Anh Thư (SN 1985) mang thai cho đến khi sinh nở, mọi người sinh sống xung quanh ai cũng để tâm đến chị bởi điều gây ấn tượng nhất chính là cái bụng to khác thường so với những sản phụ khác.
Căn nhà nằm cách đường chính chừng trăm mét. Cách trang trí bên trong nhà theo phong tục người Hoa - Tiều với sắc màu chủ đạo đỏ - vàng, treo các tranh, lịch thần tài, tiên đồng ngọc nữ.
Hôm chúng tôi đến cũng là ngày đầu tháng các bé, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chính là 5 cháu bé được cha mẹ đặt nằm trên tấm đi-văng theo một hàng dọc và được xếp theo số thứ tự từ 1 đến 5, lần lượt với các tên gọi Huynh - Đệ - Lộc - Phượng - Muội.
PV VTC News và bác sĩ Cao Hữu Thịnh bên cạnh 5 bé tại nhà bà Kim. Ảnh: Hạnh Phương |
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Kim (bà nội các cháu) tươi cười rạng rỡ, hưng phấn khi nhắc đến chuyện con dâu bà mang thai, sinh nở.
Bà Kim nhớ lại, mới cưới con dâu về, bà mong muốn hai vợ chồng có con lắm, cho vui nhà vui cửa vì nhà chỉ có bà (bà đã chia tay chồng từ lâu) và đứa con trai duy nhất là anh Hiếu.
|
"Trước đây, đi ra đi vô cũng có một mình thui thủi, thằng Hiếu thì chạy xe taxi nên cứ rong ruổi ngoài đường đêm hôm khuya khoắt mới về. Nhà chỉ có hai mẹ con nên buồn lắm, nhất là khi Tết đến, xuân về, nhà vắng tiếng trẻ con thấy tủi thân làm sao ấy" - bà Kim bùi ngùi.
Thế rồi duyên phận đã đến, anh Hiếu gặp chị Thư trong một lần tình cờ chị Thư rời quê Tiền Giang lên thành phố học việc. Sau thời gian tìm hiểu, cả hai quyết định đi đến hôn nhân vào năm 2010.
Cưới nhau về, hai bên sui gia mong muốn vợ chồng Hiếu - Thư có con liền nhưng đến hai năm sau vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì. Hai vợ chồng Hiếu nôn nóng sốt ruột nhưng có lẽ người trông đợi, mong ngóng nhiều nhất chính là bà Kim. Bà ngày càng trở nên ít nói hơn.
Nghe bạn bè giới thiệu có ông bác sĩ sản khoa mát tay, có phòng mạch tư chuyên về hiếm muộn nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, bà Kim vội đến tìm hiểu và đi đến quyết định, nhờ bác sĩ dùng biện pháp chích thuốc kích thích phóng noãn và canh ngày trứng rụng của người vợ rồi báo thời điểm thích hợp cho hai vợ chồng "gần gũi".
Bà Kim vui mừng khi nhắc chuyện con dâu trong lần vượt cạn kỷ lục. Ảnh: Phan Cường |
Tối ngủ, tôi cột mùng cho con dâu, thấy nó nằm một bên với cái bụng to nặng nề, không thể nào cựa ngoạy được nghĩ mà thấy thương cho nó.
Có lúc cúp điện, nắng nóng cao độ, tôi phải quạt cho nó nằm ngủ ngon giấc. Tối nào tôi cũng trò chuyện, tâm sự, động viên Thư mong cho nó có sức khỏe để chuẩn bị vượt cạn", bà Kim chia sẻ.
Có lúc cúp điện, nắng nóng cao độ, tôi phải quạt cho nó nằm ngủ ngon giấc. Tối nào tôi cũng trò chuyện, tâm sự, động viên Thư mong cho nó có sức khỏe để chuẩn bị vượt cạn", bà Kim chia sẻ.
Chị Thư lúc mang bầu sắp sanh. Ảnh: Cao Hữu Thịnh |
Mỗi lần đi khám ở phòng mạch, thấy bác sĩ không vui, cũng lo lắng cho việc mang thai của con dâu tôi. Do không lường trước được hậu quả thế nào nên đại diện gia đình và vợ chồng Hiếu có viết giấy cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm để bác sĩ đỡ lo.
Khi siêu âm chỉ phát hiện 4 bé, cho đến khi Thư chuyển dạ mọi người có lo lắng nhưng tự động viên nhau để mong mẹ tròn con vuông, không ngờ vẫn còn một bé bị kẹp giữa các bé khác, tổng cộng 5 bé ra đời. Lúc tận mắt thấy được cơ thể bé nhỏ của các cháu lộ dưới lớp vải quấn quanh người nằm xếp hàng dọc trong các lồng ấp, nước mắt cứ muốn trào ra" - bà Kim chia sẻ.
Nỗi lo phía sau niềm vuiCha của các bé tâm sự: "Lúc trước chưa có con, tôi lái taxi thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, trừ hết chi phí chỉ còn vài triệu lo vợ, nhưng kể từ khi 5 đứa con ra đời cùng lúc khiến tôi cũng lo lắng rất nhiều.
Hiện tôi tạm thời nghỉ việc để phụ lo cho vợ và con. Như vậy, cũng mất đi một nguồn thu nhập. Trung bình một ngày 5 bé uống hết 1 hộp sữa giá vài trăm ngàn đồng, chưa kể các chi phí khác, lương của tôi cũng không đủ cho các bé uống sữa".
Chị Thư cho các con bú sữa bình, xoay bận liêntục hết bé này đến bé khác. Ảnh: Phan Cường |
Dự định tôi sẽ làm đơn gửi đến chính quyền địa phương để xác nhận gia cảnh khó khăn nhằm được hưởng trợ cấp theo quy định. Trước đó, lúc thanh toán tiền viện phí, may là tôi có bảo hiểm xã hội nên được hỗ trợ phần nào chứ không thì cũng tốn kém nhiều lắm."
Trong buổi tiệc có Bác sĩ Cao Hữu Thịnh - Khoa sản Bệnh viện Từ Dũ, là người trực tiếp canh trứng, phóng noãn, thụ tinh và mổ đẻ cho chị Thư."Mấy ngày qua tôi nghe đồn đại, có 2 bé đang nguy kịch khó qua khỏi, đứa bị vàng da, đứa suy hô hấp... Thấy vậy nên tôi có điện thoại hỏi thăm biết được các bé vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Hôm nay nhân đầy tháng các bé tôi đến để tìm hiểu thêm thế nào, nhưng các cháu vẫn khỏe cả" - bác sĩ Thịnh tâm sự.
Vợ chồng anh Hiếu, chị Thư và các con trong ngày đầy tháng. Ảnh: Phan Cường |
Hằng ngày, luôn có ít nhất 3 người thay nhau chăm sóc, trông nom các bé. Đó là ba, mẹ và bà nội, riêng bà dì thì tranh thủ lúc rảnh rỗi ghé sang nhà phụ giúp chút đỉnh.
"Do nhận thấy gia đình ít người nên bác sĩ Thịnh có thuê người đến tắm rửa, mát-xa cho các bé, tiền công 200 ngàn một ngày do bác sĩ Thịnh bỏ tiền túi ra chi trả. Nghĩa cử của bác sĩ khiến tôi và gia đình vô cùng biết ơn. Không những thế các bé vinh dự được bác sĩ Thịnh nhận làm con nuôi" - bà Kim cảm kích.
Phan Cường
Bình luận