(VTC News) – Dù nguyên nhân cá chết được xác định là do yếu tố độc trong môi trường nước nhưng nhiều người dân vẫn vớt về để bán cho thương lái.
Như VTC News đã đưa tin, từ ngày 6/4 đến nay (21/4) tại vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế xảy ra tình trạng cá chết phủ trắng bờ biển.
Các cơ quan chức năng nhận định “đây là hiện tượng bất thường và lượng nước biển biến động mạnh ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên”. Tuy nhiên, sâu xa nguồn gốc khiến nước biển biến động do đâu thì đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Trước hiện tượng này khiến tâm lý người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Nó bắt đầu xuất hiện những hệ lụy và nghịch lý liên quan đến vấn đề tiêu thụ cá biển tại miền Trung.
Trong khi nhiều người dân đi vớt những con cá lờ đờ hoặc mới chết ở biển về ăn hoặc đem bán thì tại một số chợ cá, những tiểu thương đang rầu rĩ vì cá chết.
Vớt cá chết về bán cho thương lái
Ghi nhận của PV VTC News ở Quảng Trị, dù nguyên nhân cá chết được xác định là do yếu tố độc trong môi trường nước nhưng nhiều người dân vẫn ung dung vớt cá chết về sử dụng thậm chí mang bán cho một công ty thu mua hải sản.
Ông Bùi Xuân Tùy (trú xã Gio Mai, huyện Gio Linh), người dân sống bằng nghề đi biển lâu năm cho hay: “Hôm đầu tiên có hiện tượng cá chết nổi lên, tôi vớt được con cá khoảng 3kg, không biết cá chết do nhiễm độc nên gia đình vẫn sử dụng để làm thức ăn.
Tuy nhiên mấy ngày sau, chúng tôi vô cùng hoang mang khi thấy cá chết dạt vào bờ ngày càng nhiều, nghi do nhiễm độc. Cả đời tôi chưa chứng kiến cảnh này bao giờ”
Nhiều người dân đi dọc bờ biển nhặt hàng chục kilogam cá trương phình về làm mắm cá hoặc thức ăn cho gia súc. Những con chưa chết hẳn được người dân vớt đem bán cho thương lái.
Anh Hồ Văn Hưng, một người dân sống gần biển Cửa Việt, xã Gio Mai, huyện Gio Linh cho biết: “Khi chưa có thông tin cá chết do nhiễm độc, thương lái thường đến mua cá và vẫn thu mua những con cá chết nhưng còn tươi dạt vào bờ để bán tại các chợ trong vùng. Nhưng đến giờ, người dân biết cá nhiễm độc thì không ai dám ăn nữa, nên số lượng cá chết được thu mua cũng giảm hẳn”.
Trả lời PV VTC News, một giám đốc công ty thu mua thủy sản tại Quảng Trị cho biết, vào ngày 19/4 công ty của ông này có thu mua khoảng 2 tấn cá của người dân để đem sấy là thức ăn gia súc.
Tuy nhiên, hai ngày 20 – 21/4 do chính quyền địa phương tuyên truyền về hiện tượng cá chết hàng loạt nên người dân không đi vớt cá về bán nữa.
Tiểu thương rầu rĩ vì cá ế
Ghi nhận tại một số chợ tại tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế, sức mua cá của người tiêu dùng giảm mạnh và khiến hoạt động buôn bán cá tại các chợ này khá ảm đạm.
Từ 16 – 17h là quãng thời gian chợ cá Đồng Hới (chợ cá lớn nhất Quảng Bình) đông khách nhất nhưng ghi nhận của PV ngày 20/4 thì cảnh mua bán tại chợ này khá trầm lắng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trước thông tin cá biển chết hàng loạt tại Quảng Bình khiến người tiêu dùng không dám mua cá.
Các loại cá đánh bắt xa bờ về cũng không tiêu thụ được. Những loại nổi tiếng tươi ngon ở Quảng Bình như tôm, mực, ghẹ... cũng bị ế.
Cá mú tươi sống do ngư dân đánh bắt về để trong chậu cũng không bán được. Ngày thường, loại cá đặc sản này có giá 200.000-300.000 đồng/kg nhưng giờ bán chưa đến 100.000 đồng vẫn không có người mua.
Một tiểu thương kinh doanh cá tại chợ Đồng Hới cho hay, cả tuần nay bà lỗ vốn vì cá không bán được. Nhiều khi cá ế lại phải mất công mang bán cá cho những đầu mối mua cá về cho lợn.
Tại chợ cá xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau khi ngư dân phát hiện cá chết trên vùng biển, tình trạng ế ẩm bắt đầu diễn ra từ chiều 20/4. Khu chợ này có khoảng 50 hộ bán cá hiện chỉ còn rải rác vài hộ kinh doanh.
Trái ngược với tình trạng ế khách tại các sạp cá biển, những sạp bán cá đồng, sông lại đông khách. Thông tin về cá biển chết khiến người dân tập trung vào tiêu thụ các loại nước ngọt.
Ông Lê Công Minh - Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) cho biết, ngày 19/2 sức mua cá tại địa phương có giảm. Nguyên nhân là do người dân lo sợ trước nguồn tin cá bị nhiễm độc. Tuy nhiên, một số được đánh bắt ở xa bờ người dân vẫn mua".
Nguyễn Vương – Ngân Hà
Như VTC News đã đưa tin, từ ngày 6/4 đến nay (21/4) tại vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế xảy ra tình trạng cá chết phủ trắng bờ biển.
Các cơ quan chức năng nhận định “đây là hiện tượng bất thường và lượng nước biển biến động mạnh ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên”. Tuy nhiên, sâu xa nguồn gốc khiến nước biển biến động do đâu thì đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Trước hiện tượng này khiến tâm lý người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Nó bắt đầu xuất hiện những hệ lụy và nghịch lý liên quan đến vấn đề tiêu thụ cá biển tại miền Trung.
Trong khi nhiều người dân đi vớt những con cá lờ đờ hoặc mới chết ở biển về ăn hoặc đem bán thì tại một số chợ cá, những tiểu thương đang rầu rĩ vì cá chết.
Vớt cá chết về bán cho thương lái
Ghi nhận của PV VTC News ở Quảng Trị, dù nguyên nhân cá chết được xác định là do yếu tố độc trong môi trường nước nhưng nhiều người dân vẫn ung dung vớt cá chết về sử dụng thậm chí mang bán cho một công ty thu mua hải sản.
Ông Bùi Xuân Tùy (trú xã Gio Mai, huyện Gio Linh), người dân sống bằng nghề đi biển lâu năm cho hay: “Hôm đầu tiên có hiện tượng cá chết nổi lên, tôi vớt được con cá khoảng 3kg, không biết cá chết do nhiễm độc nên gia đình vẫn sử dụng để làm thức ăn.
Tuy nhiên mấy ngày sau, chúng tôi vô cùng hoang mang khi thấy cá chết dạt vào bờ ngày càng nhiều, nghi do nhiễm độc. Cả đời tôi chưa chứng kiến cảnh này bao giờ”
Nhiều người dân đi dọc bờ biển nhặt hàng chục kilogam cá trương phình về làm mắm cá hoặc thức ăn cho gia súc. Những con chưa chết hẳn được người dân vớt đem bán cho thương lái.
Anh Hồ Văn Hưng, một người dân sống gần biển Cửa Việt, xã Gio Mai, huyện Gio Linh cho biết: “Khi chưa có thông tin cá chết do nhiễm độc, thương lái thường đến mua cá và vẫn thu mua những con cá chết nhưng còn tươi dạt vào bờ để bán tại các chợ trong vùng. Nhưng đến giờ, người dân biết cá nhiễm độc thì không ai dám ăn nữa, nên số lượng cá chết được thu mua cũng giảm hẳn”.
Cá chết được người dân thu gom về để sử dụng |
Trả lời PV VTC News, một giám đốc công ty thu mua thủy sản tại Quảng Trị cho biết, vào ngày 19/4 công ty của ông này có thu mua khoảng 2 tấn cá của người dân để đem sấy là thức ăn gia súc.
Tuy nhiên, hai ngày 20 – 21/4 do chính quyền địa phương tuyên truyền về hiện tượng cá chết hàng loạt nên người dân không đi vớt cá về bán nữa.
Tiểu thương rầu rĩ vì cá ế
Ghi nhận tại một số chợ tại tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế, sức mua cá của người tiêu dùng giảm mạnh và khiến hoạt động buôn bán cá tại các chợ này khá ảm đạm.
Từ 16 – 17h là quãng thời gian chợ cá Đồng Hới (chợ cá lớn nhất Quảng Bình) đông khách nhất nhưng ghi nhận của PV ngày 20/4 thì cảnh mua bán tại chợ này khá trầm lắng.
Cảnh ảm đạm tại các hàng bán cá tại chợ Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc). |
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trước thông tin cá biển chết hàng loạt tại Quảng Bình khiến người tiêu dùng không dám mua cá.
Các loại cá đánh bắt xa bờ về cũng không tiêu thụ được. Những loại nổi tiếng tươi ngon ở Quảng Bình như tôm, mực, ghẹ... cũng bị ế.
Tiểu thương ngán ngẩm vì ế hàng |
Cá mú tươi sống do ngư dân đánh bắt về để trong chậu cũng không bán được. Ngày thường, loại cá đặc sản này có giá 200.000-300.000 đồng/kg nhưng giờ bán chưa đến 100.000 đồng vẫn không có người mua.
Thi thoảng mới có khách đến mua cá. |
Một tiểu thương kinh doanh cá tại chợ Đồng Hới cho hay, cả tuần nay bà lỗ vốn vì cá không bán được. Nhiều khi cá ế lại phải mất công mang bán cá cho những đầu mối mua cá về cho lợn.
Tại chợ cá xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau khi ngư dân phát hiện cá chết trên vùng biển, tình trạng ế ẩm bắt đầu diễn ra từ chiều 20/4. Khu chợ này có khoảng 50 hộ bán cá hiện chỉ còn rải rác vài hộ kinh doanh.
Trái ngược với tình trạng ế khách tại các sạp cá biển, những sạp bán cá đồng, sông lại đông khách. Thông tin về cá biển chết khiến người dân tập trung vào tiêu thụ các loại nước ngọt.
Ông Lê Công Minh - Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) cho biết, ngày 19/2 sức mua cá tại địa phương có giảm. Nguyên nhân là do người dân lo sợ trước nguồn tin cá bị nhiễm độc. Tuy nhiên, một số được đánh bắt ở xa bờ người dân vẫn mua".
Video: Cá chết trắng phủ kín mặt sông
Nguyễn Vương – Ngân Hà
Bình luận