(VTC News) – Trước tình trạng cá chết trắng biển miền Trung, người tiêu dùng “quay lưng” với cá biển khiến các khu chợ rơi vào cảnh người buôn cá thì khóc, người buôn thịt lại cười.
Sáng 25/4, ghi nhận của PV VTC News tại một số khu chợ thuộc tỉnh Quảng Trị cho thấy rất ít người tiêu dùng chọn mua cá biển, thi thoảng mới có 1 – 2 người mua.
Sở dĩ người tiêu dùng “quay lưng” với cá biển vì những ngày qua xảy ra hiện tượng cá chết trắng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế khiến họ lo lắng cá biển bị nhiễm độc, khi ăn vào sẽ bị bệnh.
Trong khi đó, các loại thực phẩm khác như cá nước ngọt (sông, hồ, ao), các loại thịt, trứng và đậu… lại có chiều hướng tăng giá.
Có thể kể đến như, Cá bống (sống ở sông) ngày bình thường có giá 80.000 đồng/kg, sau hiện tượng cá biển chết nay đã tăng lên 120.000 đồng/kg. Các loại thịt cũng có xu hương tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với các ngày bình thường.
Theo một số tiểu thương thì lượng khách mua thịt lợn tăng đột biến. Trong khi nguồn cung vẫn như ngày thường nên nhiều quầy thịt thường “cháy hàng”.
Một số người dân ở chợ huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho hay, trước đây khoảng 11 – 12h trưa thịt lợn vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, từ ngày cá chết hàng loạt thì chỉ tầm 8 – 9h sáng thịt lợn được bán hết sạch. Các loại rau, củ cũng rục rịch tăng giá nhưng không đáng kể.
Chị Hòe - Tiểu thương chuyên kinh doanh cá biển đã nhiều năm nay tại chợ Thạch Cao (thành phố Đông Hà) buồn rầu: "Bây giờ không có cá mà bán, bán cũng không ai mua.
Tôi chỉ còn biết trông chờ vào cái máy xay cá thịt này, ngồi xay cá thịt cho ai có nhu cầu. Mặc dù trước đây bán cá là chính, việc xay này chỉ là phụ thêm thôi".
Khảo sát của PV VTC News tại một số khu chợ tại tỉnh Quảng Trị, vì tình trạng ế ẩm nên nhiều tiểu thương chuyên kinh doanh cá biển phải tạm bỏ nghề để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác.
Tại chợ cá Cửa Tùng (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh) ngày thường là nơi tập trung buôn bán cá biển. Tuy nhiên, những ngày gần đây chợ cá vắng teo, tiểu thương chuyển qua bán trứng, cá khô… Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Thừa Thiên – Huế.
Ghi nhận của nhóm PV VTC News tại một số chợ trên địa bàn thành phố Huế chiều 25/4, giá thịt lợn tăng từ 80.000 đồng/kg lên tới 85.000 đồng/kg. Có thời điểm tăng 90.000 đồng/kg.
Bà Vui – Tiểu thương chợ Bến Ngự (thành phố Huế) cho hay: “Đợt này mọi người không mua cá nên hàng thịt của tôi bán được lắm. Giá bán có tăng nhưng người mua vẫn nhiều”.
Trong khi đó, các tiểu thương bán cá biển lại buôn bán trong tình trạng ế ẩm. Chị Trần Thị Nữ - Tiểu thương bán cá biển tại chợ Bến Ngự buồn bã chia sẻ: “Hằng ngày tôi bán cá khoảng 5h chiều là hết. Giờ trời đã tối mà cá vẫn nằm đây, không có ai ngó ngàng tới”.
Theo một số tiểu thương buôn bán cá tại các chợ ở thành phố Huế thì ngày thường họ nhập cá 10 lô cá (mỗi lô có một khối lượng cá khác nhau) nhưng giờ đây chỉ nhập 1 lô vẫn chưa bán hết.
"Cá không bán được, khổ lắm. Tôi còn nuôi con ăn học, giờ cá không bán được lấy cái gì ăn”, tiểu thương Hồ Thị Hoa sụt sùi.
Cũng theo bà Hoa người dân khi đi ngang qua hàng cá biển đều đi thẳng không ngó ngàng gì. Nhiều lúc chào mời như thỉnh cầu họ mua cá nhưng hấu hết đều lắc đầu. Tuy giá bán cá có giảm nhưng người mua vẫn hững hờ.
“Lúc trước ở đây có rất nhiều người bán cá nhưng giờ cá không bán được họ đã nghỉ hết còn lại mấy người chúng tôi”, bà Hoa cho biết.
Trả lời PV VTC News các tiểu thương bán cá biển tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế đều mong muốn các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cá biển chết hàng loạt để dư luận bớt hoang mang.
Nguyễn Vương
Sáng 25/4, ghi nhận của PV VTC News tại một số khu chợ thuộc tỉnh Quảng Trị cho thấy rất ít người tiêu dùng chọn mua cá biển, thi thoảng mới có 1 – 2 người mua.
Sở dĩ người tiêu dùng “quay lưng” với cá biển vì những ngày qua xảy ra hiện tượng cá chết trắng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế khiến họ lo lắng cá biển bị nhiễm độc, khi ăn vào sẽ bị bệnh.
Trong khi đó, các loại thực phẩm khác như cá nước ngọt (sông, hồ, ao), các loại thịt, trứng và đậu… lại có chiều hướng tăng giá.
Có thể kể đến như, Cá bống (sống ở sông) ngày bình thường có giá 80.000 đồng/kg, sau hiện tượng cá biển chết nay đã tăng lên 120.000 đồng/kg. Các loại thịt cũng có xu hương tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với các ngày bình thường.
Sau khi tình trạng cá biển chết hàng loạt xảy ra khiến thịt lợn dù tăng giá nhưng vẫn "cháy hàng". |
Theo một số tiểu thương thì lượng khách mua thịt lợn tăng đột biến. Trong khi nguồn cung vẫn như ngày thường nên nhiều quầy thịt thường “cháy hàng”.
Một số người dân ở chợ huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho hay, trước đây khoảng 11 – 12h trưa thịt lợn vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, từ ngày cá chết hàng loạt thì chỉ tầm 8 – 9h sáng thịt lợn được bán hết sạch. Các loại rau, củ cũng rục rịch tăng giá nhưng không đáng kể.
Chị Hòe - Tiểu thương chuyên kinh doanh cá biển đã nhiều năm nay tại chợ Thạch Cao (thành phố Đông Hà) buồn rầu: "Bây giờ không có cá mà bán, bán cũng không ai mua.
Tôi chỉ còn biết trông chờ vào cái máy xay cá thịt này, ngồi xay cá thịt cho ai có nhu cầu. Mặc dù trước đây bán cá là chính, việc xay này chỉ là phụ thêm thôi".
Khảo sát của PV VTC News tại một số khu chợ tại tỉnh Quảng Trị, vì tình trạng ế ẩm nên nhiều tiểu thương chuyên kinh doanh cá biển phải tạm bỏ nghề để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác.
Tại chợ cá Cửa Tùng (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh) ngày thường là nơi tập trung buôn bán cá biển. Tuy nhiên, những ngày gần đây chợ cá vắng teo, tiểu thương chuyển qua bán trứng, cá khô… Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Thừa Thiên – Huế.
Ghi nhận của nhóm PV VTC News tại một số chợ trên địa bàn thành phố Huế chiều 25/4, giá thịt lợn tăng từ 80.000 đồng/kg lên tới 85.000 đồng/kg. Có thời điểm tăng 90.000 đồng/kg.
Bà Vui – Tiểu thương chợ Bến Ngự (thành phố Huế) cho hay: “Đợt này mọi người không mua cá nên hàng thịt của tôi bán được lắm. Giá bán có tăng nhưng người mua vẫn nhiều”.
Trong khi đó, các tiểu thương bán cá biển lại buôn bán trong tình trạng ế ẩm. Chị Trần Thị Nữ - Tiểu thương bán cá biển tại chợ Bến Ngự buồn bã chia sẻ: “Hằng ngày tôi bán cá khoảng 5h chiều là hết. Giờ trời đã tối mà cá vẫn nằm đây, không có ai ngó ngàng tới”.
Tiểu thương buôn bán cá biển khóc ròng vì cá ế. |
Theo một số tiểu thương buôn bán cá tại các chợ ở thành phố Huế thì ngày thường họ nhập cá 10 lô cá (mỗi lô có một khối lượng cá khác nhau) nhưng giờ đây chỉ nhập 1 lô vẫn chưa bán hết.
"Cá không bán được, khổ lắm. Tôi còn nuôi con ăn học, giờ cá không bán được lấy cái gì ăn”, tiểu thương Hồ Thị Hoa sụt sùi.
Trời đã tối nhưng cá của một tiểu thương vấn ế ẩm ít người hỏi mua. |
Cũng theo bà Hoa người dân khi đi ngang qua hàng cá biển đều đi thẳng không ngó ngàng gì. Nhiều lúc chào mời như thỉnh cầu họ mua cá nhưng hấu hết đều lắc đầu. Tuy giá bán cá có giảm nhưng người mua vẫn hững hờ.
“Lúc trước ở đây có rất nhiều người bán cá nhưng giờ cá không bán được họ đã nghỉ hết còn lại mấy người chúng tôi”, bà Hoa cho biết.
Trả lời PV VTC News các tiểu thương bán cá biển tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế đều mong muốn các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cá biển chết hàng loạt để dư luận bớt hoang mang.
Video: Tiểu thương khóc ròng vì bán đến đêm khuya cá vẫn ế
Nguyễn Vương
Bình luận