Các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục để kiện ra tòa 14 doanh nghiệp xả thải làm cá nuôi của họ chết.
Ngày 9/5, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục kiện 14 doanh nghiệp (DN) xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015 ra tòa. Đại diện 11 tổ chức hành nghề luật sư đã hỗ trợ các thủ tục tiền tố tụng cho bà con.
Cá chết nhiều đợt trong năm 2015 khiến nhiều hộ nuôi cá tán gia bại sản. Trong khi đó, một số DN không thừa nhận gây hậu quả và lần lữa trong việc bồi thường thiệt hại. Đáng chú ý, lần này chính quyền đã vào cuộc giúp người dân chuẩn bị đưa vụ việc ra tòa.
Tin tưởng vào lẽ phải
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Long Hà (phó trưởng Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hà) cho biết: vụ kiện này có quy mô không lớn như “vụ Vedan” trước đó từng xảy ra tại Đồng Nai nhưng tính chất phức tạp hơn.
Trong vụ Vedan, hơn 1.000 hộ dân kiện một bị đơn là Công ty Vedan, còn vụ kiện này là 33 hộ dân sẽ kiện 14 đồng bị đơn. Luật sư Hà tin tưởng: những chứng cứ khoa học về việc các DN gây ô nhiễm và thiệt hại của bà con nông dân là rõ ràng, có cơ sở.
“Điều đáng ghi nhận chính là cơ quan chức năng đã đứng ra thu thập chứng cứ một cách khoa học, chặt chẽ và hợp pháp để cung cấp cho hai bên và chứng cứ này có thể hai bên dùng làm bằng chứng trước tòa” - luật sư Hà nói.
Ông Lê Minh Thông (chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn) cũng tin tưởng vào sự thắng lợi của lẽ phải: “Tôi tin tưởng bà con nuôi cá ở Long Sơn sẽ thắng kiện, công bằng thuộc về họ”.
Luật sư Trương Thị Thanh Thủy (văn phòng luật sư Tường Trương Xuân Tám - Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định: việc 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm gây thiệt hại cho các hộ dân phải được giải quyết theo quy định pháp luật.
Theo bà, điều 624 Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi’’.
Như vậy, theo quy định trên thì 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân có cá chết. Nhiều luật sư khác cũng tỏ ra bức xúc khi sự việc xảy ra nhiều lần, thiệt hại cho người nuôi cá liên tục nhưng các DN lần lữa việc bồi thường, bất chấp hậu quả xấu đã gây ra khiến người dân càng khốn khổ.
Những người dân ký đơn chuẩn bị khởi kiện bày tỏ: sự việc còn ở phía trước, do tòa án phân định nhưng “chúng tôi tin tưởng sẽ thắng kiện hoặc các DN chấp nhận tỉ lệ và số tiền bồi thường như cơ quan chức năng đã xác định”.
Nông dân Nguyễn Văn An (69 tuổi) nói: “Chúng tôi tin tưởng sẽ thắng vì lần này chúng tôi phản ánh có chứng cứ và có cơ sở pháp lý. Chúng tôi nhất định tìm được lẽ phải cho mình”.
Đồng hành cùng người dân
Trước đó, ngay sau đợt cá bè trên sông Chà Và chết hàng loạt vào ngày 6-9-2015, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập một ban chỉ đạo để giải quyết sự việc. Tại cuộc họp khẩn ngày 7/9, ông Nguyễn Thanh Tịnh (phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chỉ đạo phải xác định rõ nguyên nhân cá chết.
Và “nếu nguyên nhân là do các nhà máy chế biến hải sản gây nên thì phải có chứng cứ buộc các DN bồi thường”. Từ sự chỉ đạo này, Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Viện môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cùng các cơ quan tổ chức điều tra, khảo sát, tìm chứng cứ gây ra cá chết.
Dựa trên tình hình thực tế, kết quả phân tích mẫu nước, quan trắc, Viện môi trường và tài nguyên xác định: nguyên nhân cá bè chết hàng loạt trên sông Chà Và chủ yếu là do sự xả thải của 14 DN trên ra cống số 6.
Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được viện xác định là 76,64%. Đồng thời, dựa trên các số liệu đo được cũng như lưu lượng nước thải xả ra của từng DN, Viện tài nguyên và môi trường xác định được cụ thể tỉ lệ “đóng góp” của từng cơ sở.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp cũng thống kê đầy đủ thiệt hại của nông dân dựa trên hóa đơn chứng từ mua bán, đầu tư, giá cá trên thị trường…
Hầu hết họ cho rằng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc lượng nước thải xả ra không nhiều như viện xác định. Hầu hết các DN đều cho rằng “tỉ lệ 76,64% là hơi quá!” và nếu chi trả tiền cho nông dân thì “chỉ là hỗ trợ chứ không bồi thường”.
Khi nhận được ý kiến này, ông Nguyễn Thanh Tịnh đã khẳng định rằng: chi trả tiền thiệt hại cho nông dân là trách nhiệm bồi thường chứ không phải hỗ trợ. Nếu các DN không thỏa thuận được, không đồng ý bồi thường cho nông dân thì yêu cầu các sở, ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ để giúp nông dân kiện các DN ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.
Sau khi không nhận được sự hợp tác của các DN, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội Nông dân, Đoàn luật sư cùng vào cuộc để trợ giúp pháp lý, thủ tục cho nông dân. Và chiều 9-5, chính thức 33 hộ dân bị thiệt hại đã ký vào đơn khởi kiện chuẩn bị gửi TAND TP Vũng Tàu.
Nguồn: Tuổi trẻ
Ngày 9/5, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục kiện 14 doanh nghiệp (DN) xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015 ra tòa. Đại diện 11 tổ chức hành nghề luật sư đã hỗ trợ các thủ tục tiền tố tụng cho bà con.
Nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm nặng khiến cá bè của nông dân chết hàng loạt vào tháng 9/2015 - Ảnh: Đông Hà |
Cá chết nhiều đợt trong năm 2015 khiến nhiều hộ nuôi cá tán gia bại sản. Trong khi đó, một số DN không thừa nhận gây hậu quả và lần lữa trong việc bồi thường thiệt hại. Đáng chú ý, lần này chính quyền đã vào cuộc giúp người dân chuẩn bị đưa vụ việc ra tòa.
Tin tưởng vào lẽ phải
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Long Hà (phó trưởng Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hà) cho biết: vụ kiện này có quy mô không lớn như “vụ Vedan” trước đó từng xảy ra tại Đồng Nai nhưng tính chất phức tạp hơn.
|
“Điều đáng ghi nhận chính là cơ quan chức năng đã đứng ra thu thập chứng cứ một cách khoa học, chặt chẽ và hợp pháp để cung cấp cho hai bên và chứng cứ này có thể hai bên dùng làm bằng chứng trước tòa” - luật sư Hà nói.
Ông Lê Minh Thông (chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn) cũng tin tưởng vào sự thắng lợi của lẽ phải: “Tôi tin tưởng bà con nuôi cá ở Long Sơn sẽ thắng kiện, công bằng thuộc về họ”.
Luật sư Trương Thị Thanh Thủy (văn phòng luật sư Tường Trương Xuân Tám - Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định: việc 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm gây thiệt hại cho các hộ dân phải được giải quyết theo quy định pháp luật.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (con ông An) đọc đơn khởi kiện của đại gia đình mình - Ảnh: Đông Hà |
Theo bà, điều 624 Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi’’.
Như vậy, theo quy định trên thì 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân có cá chết. Nhiều luật sư khác cũng tỏ ra bức xúc khi sự việc xảy ra nhiều lần, thiệt hại cho người nuôi cá liên tục nhưng các DN lần lữa việc bồi thường, bất chấp hậu quả xấu đã gây ra khiến người dân càng khốn khổ.
Những người dân ký đơn chuẩn bị khởi kiện bày tỏ: sự việc còn ở phía trước, do tòa án phân định nhưng “chúng tôi tin tưởng sẽ thắng kiện hoặc các DN chấp nhận tỉ lệ và số tiền bồi thường như cơ quan chức năng đã xác định”.
Nông dân Nguyễn Văn An (69 tuổi) nói: “Chúng tôi tin tưởng sẽ thắng vì lần này chúng tôi phản ánh có chứng cứ và có cơ sở pháp lý. Chúng tôi nhất định tìm được lẽ phải cho mình”.
Đồng hành cùng người dân
Trước đó, ngay sau đợt cá bè trên sông Chà Và chết hàng loạt vào ngày 6-9-2015, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập một ban chỉ đạo để giải quyết sự việc. Tại cuộc họp khẩn ngày 7/9, ông Nguyễn Thanh Tịnh (phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chỉ đạo phải xác định rõ nguyên nhân cá chết.
Dựa trên tình hình thực tế, kết quả phân tích mẫu nước, quan trắc, Viện môi trường và tài nguyên xác định: nguyên nhân cá bè chết hàng loạt trên sông Chà Và chủ yếu là do sự xả thải của 14 DN trên ra cống số 6.
Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được viện xác định là 76,64%. Đồng thời, dựa trên các số liệu đo được cũng như lưu lượng nước thải xả ra của từng DN, Viện tài nguyên và môi trường xác định được cụ thể tỉ lệ “đóng góp” của từng cơ sở.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp cũng thống kê đầy đủ thiệt hại của nông dân dựa trên hóa đơn chứng từ mua bán, đầu tư, giá cá trên thị trường…
Video: Người dân khóc ngất vì cá chết trên sông Bưởi
Sau khi có kết quả, ông Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì buổi làm việc với các DN được cho là “thủ phạm” để yêu cầu họ phải bồi thường cho nông dân. Tuy nhiên, lúc này các DN không đồng tình về hậu quả của việc xả thải của mình.Hầu hết họ cho rằng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc lượng nước thải xả ra không nhiều như viện xác định. Hầu hết các DN đều cho rằng “tỉ lệ 76,64% là hơi quá!” và nếu chi trả tiền cho nông dân thì “chỉ là hỗ trợ chứ không bồi thường”.
Khi nhận được ý kiến này, ông Nguyễn Thanh Tịnh đã khẳng định rằng: chi trả tiền thiệt hại cho nông dân là trách nhiệm bồi thường chứ không phải hỗ trợ. Nếu các DN không thỏa thuận được, không đồng ý bồi thường cho nông dân thì yêu cầu các sở, ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ để giúp nông dân kiện các DN ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.
Sau khi không nhận được sự hợp tác của các DN, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội Nông dân, Đoàn luật sư cùng vào cuộc để trợ giúp pháp lý, thủ tục cho nông dân. Và chiều 9-5, chính thức 33 hộ dân bị thiệt hại đã ký vào đơn khởi kiện chuẩn bị gửi TAND TP Vũng Tàu.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận