Trong những văn bản 'nhạy cảm', người có quyền thường rất khôn ngoan chỉ 'bút phê' một cách chung chung, nhưng cấp dưới phải hiểu ý sếp như một quy định ngầ, về mặt hình thức, rất khó phát hiện sai trái trong những 'bút phê' đó, nhưng ẩn ý bên trong mới là vấn đề cần phải suy ngẫm.
Đó là nhận định của GS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổi với PV.
Lạm dụng “bút phê” để trục lợi
- Có ý kiến cho rằng "bút phê" không được quy định trong văn bản, cũng không có giá trị pháp lý nhưng lại thừa quyền lực. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
Chuyện lãnh đạo nhận được công văn, đơn từ, "bút phê" để chuyển cấp dưới thi hành hoặc tham mưu hướng giải quyết là chuyện bình thường trong hành chính.
Nếu nội dung những bút phê đó đúng pháp luật, không áp đặt hay gợi ý cấp dưới làm trái quy định thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có không ít người lạm dụng bút phê để trục lợi cho mình, người thân của mình hay những người có quan hệ thân thiết theo một kiểu nào đó với mình. Sự khác nhau về bản chất giữa hai loại bút phê rất rõ, nhưng phân biệt bằng "mắt thường" rất khó. Nhất là khi "anh" đã chấp nhận kiểu bút phê trục lợi rồi thì "anh" có thể trưng ra những chứng cứ rất hình thức để bảo nó chẳng có vấn đề gì.
- Vậy phải làm thế nào mới phân biệt được hai loại bút phê, thưa ông?
Đối với những văn bản, đơn từ "nhạy cảm", người có quyền thường rất khôn ngoan, chỉ bút phê một cách chung chung: "Chuyển đồng chí A", "Chuyển đồng chí A xem xét", "Chuyển đồng chí A giải quyết"...
Chỉ đọc những "bút phê" này mà bắt lỗi thì không được. Nhưng đặt chúng trong bối cảnh cụ thể (chẳng hạn, trong những cuộc đấu thầu, những mối quan hệ cụ thể) và đối chiếu các hình thức "bút phê" khác nhau với kết quả giải quyết (ví dụ thắng thầu hay thua thầu, được việc hay không được việc) thì có thể phát hiện ra được "lỗi hệ thống" mà xử lý.
Tôi biết có nhiều trường hợp "cấp bút phê" và cấp dưới rất hiểu ý nhau. Ví dụ, sếp phê "Chuyển đồng chí A" có nghĩa cấp dưới cứ thẳng thước thợ mộc mà làm; còn "Chuyển đồng chí A xem xét" có nghĩa là nên nâng đỡ; nhưng đã phê "Chuyển đồng chí B giải quyết" mà không giải quyết thì... ăn đòn. Những quy định ngầm như thế, nếu không tìm hiểu, điều tra nội dung bên trong sẽ khó phát hiện được. Đây cũng là một kẽ hở để lọt hành vi tham nhũng, hối lộ.
Công khai, minh bạch, xử lý nghiêm
- Theo ông, hiện tượng "chạy bút phê" có phổ biến trong các cơ quan Nhà nước không?
Bây giờ cái gì người ta cũng chạy. Đến mức người không biết chạy, không có khả năng chạy vẫn phải chạy. Bởi vì thiên hạ chạy cả, mình không chạy thì cứ như... không biết điều và chắc chắn là thua thiệt. Chỗ nào càng đông người chen, càng khó chen thì càng phải chạy. Chẳng ai muốn làm trâu chậm uống nước đục.
Đặc biệt trong những lĩnh vực có lợi nhuận cao như các dự án lớn hoặc có khả năng đem lại bổng lộc nhiều như chức quyền cao thì người ta chạy rất khỏe. Nhưng phát hiện tiêu cực trong những chuyện này không khó. Chỉ cần thấy nhà thầu không đủ năng lực vẫn trúng thầu, nhân sự tài non đức mỏng mà vẫn nhảy tót lên ghế cao thì rõ ràng người có quyền phải chịu trách nhiệm.
- Để hạn chế "quyền lực bút phê", theo ông cần có những giải pháp như thế nào?
Trước hết, cần thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch. Công khai, minh bạch về tiêu chuẩn về thủ tục, về quá trình xem xét, về kết quả, về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và công khai, minh bạch về xử lý trách nhiệm.
Đối với những trường hợp làm trái quy định của pháp luật, cần phải điều tra, làm rõ. Nếu phát hiện ra "bút phê" có tính chất cá nhân, trục lợi thì phải xử lý thật nghiêm.
Tóm lại, theo tôi, giải pháp không có gì phức tạp. Chỉ cần thực hiện đến nơi đến chốn thôi.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo ĐS&PL
Đó là nhận định của GS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổi với PV.
GS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội |
Lạm dụng “bút phê” để trục lợi
- Có ý kiến cho rằng "bút phê" không được quy định trong văn bản, cũng không có giá trị pháp lý nhưng lại thừa quyền lực. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
|
Nếu nội dung những bút phê đó đúng pháp luật, không áp đặt hay gợi ý cấp dưới làm trái quy định thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có không ít người lạm dụng bút phê để trục lợi cho mình, người thân của mình hay những người có quan hệ thân thiết theo một kiểu nào đó với mình. Sự khác nhau về bản chất giữa hai loại bút phê rất rõ, nhưng phân biệt bằng "mắt thường" rất khó. Nhất là khi "anh" đã chấp nhận kiểu bút phê trục lợi rồi thì "anh" có thể trưng ra những chứng cứ rất hình thức để bảo nó chẳng có vấn đề gì.
- Vậy phải làm thế nào mới phân biệt được hai loại bút phê, thưa ông?
Đối với những văn bản, đơn từ "nhạy cảm", người có quyền thường rất khôn ngoan, chỉ bút phê một cách chung chung: "Chuyển đồng chí A", "Chuyển đồng chí A xem xét", "Chuyển đồng chí A giải quyết"...
Chỉ đọc những "bút phê" này mà bắt lỗi thì không được. Nhưng đặt chúng trong bối cảnh cụ thể (chẳng hạn, trong những cuộc đấu thầu, những mối quan hệ cụ thể) và đối chiếu các hình thức "bút phê" khác nhau với kết quả giải quyết (ví dụ thắng thầu hay thua thầu, được việc hay không được việc) thì có thể phát hiện ra được "lỗi hệ thống" mà xử lý.
Tôi biết có nhiều trường hợp "cấp bút phê" và cấp dưới rất hiểu ý nhau. Ví dụ, sếp phê "Chuyển đồng chí A" có nghĩa cấp dưới cứ thẳng thước thợ mộc mà làm; còn "Chuyển đồng chí A xem xét" có nghĩa là nên nâng đỡ; nhưng đã phê "Chuyển đồng chí B giải quyết" mà không giải quyết thì... ăn đòn. Những quy định ngầm như thế, nếu không tìm hiểu, điều tra nội dung bên trong sẽ khó phát hiện được. Đây cũng là một kẽ hở để lọt hành vi tham nhũng, hối lộ.
Công khai, minh bạch, xử lý nghiêm
- Theo ông, hiện tượng "chạy bút phê" có phổ biến trong các cơ quan Nhà nước không?
Bây giờ cái gì người ta cũng chạy. Đến mức người không biết chạy, không có khả năng chạy vẫn phải chạy. Bởi vì thiên hạ chạy cả, mình không chạy thì cứ như... không biết điều và chắc chắn là thua thiệt. Chỗ nào càng đông người chen, càng khó chen thì càng phải chạy. Chẳng ai muốn làm trâu chậm uống nước đục.
Đặc biệt trong những lĩnh vực có lợi nhuận cao như các dự án lớn hoặc có khả năng đem lại bổng lộc nhiều như chức quyền cao thì người ta chạy rất khỏe. Nhưng phát hiện tiêu cực trong những chuyện này không khó. Chỉ cần thấy nhà thầu không đủ năng lực vẫn trúng thầu, nhân sự tài non đức mỏng mà vẫn nhảy tót lên ghế cao thì rõ ràng người có quyền phải chịu trách nhiệm.
- Để hạn chế "quyền lực bút phê", theo ông cần có những giải pháp như thế nào?
Trước hết, cần thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch. Công khai, minh bạch về tiêu chuẩn về thủ tục, về quá trình xem xét, về kết quả, về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và công khai, minh bạch về xử lý trách nhiệm.
Đối với những trường hợp làm trái quy định của pháp luật, cần phải điều tra, làm rõ. Nếu phát hiện ra "bút phê" có tính chất cá nhân, trục lợi thì phải xử lý thật nghiêm.
Tóm lại, theo tôi, giải pháp không có gì phức tạp. Chỉ cần thực hiện đến nơi đến chốn thôi.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo ĐS&PL
Bình luận