Bưởi "tiến vua" Luận Văn (Thanh Hóa) có màu đỏ tượng trưng cho tài lộc, lại chỉ được trồng với số lượng hạn chế nên càng đến gần Tết lại càng được "săn lùng".
Có nguồn gốc từ làng Luận Văn (Thọ Xương, Thọ Xuân), theo người dân địa phương, đây là giống bưởi được dâng vua thời hậu Lê. Dù mới được khôi phục lại và bán ra thị trường vài năm nay song bưởi đỏ của vùng này đang rất đắt hàng nhất mỗi dịp cuối năm.
Có hơn một ha trồng từ năm 2005, sau 5 năm, những quả đầu tiên được bán ra thị trường nhưng đến 2012 bưởi đỏ của gia đình anh Nguyễn Tiến Hải mới được nhiều khách hàng cả nước biết đến.
Anh cho biết đây là giống bưởi thuần chủng bị mai một trước đó, sau khi được dân địa phương gây dựng lại, lúc này, diện tích lẫn số hộ trồng đã nhiều hơn. Song do kỹ thuật chăm sóc khắt khe, kén thổ nhưỡng nên sản lượng bưởi đỏ thu hoạch mỗi năm của các vườn vẫn hạn chế.
"Với diện tích canh tác hiện có cùng các vườn thuê thêm bên ngoài, năm nay gia đình tôi dự kiến thu hoạch được vài nghìn quả. Dù chính vụ bắt đầu vào tháng 12 Âm lịch nhưng lúc này đã có nhiều khách đặt hàng trước", anh cho biết.
Cũng là một trong số ít hộ có diện tích trồng nhiều xã, dù mới chỉ là năm thứ hai thu hoạch nhưng từ vài tháng nay khách buôn từ nhiều tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định lặn lội tìm đến tận vườn nhà ông Nguyễn Văn Mậu (thôn Mục Ngoại) để tìm hiểu nguồn hàng.
Dù vậy, lúc này ông không dám nhận đơn hàng vì chưa tính được số lượng quả thu hoạch. Do thời tiết xấu nên trước khi chín đỏ quả rụng gần 1/3 vườn. "Nhiều lắm năm nay nhà tôi chỉ thu hoạch được 300-400 quả.
Từ nay đến Tết tôi chỉ bán cho khách buôn ngoại tỉnh một ít, còn lại sẽ để tiêu thụ ngay tại địa phương cho khách lẻ", ông Mậu tính toán.
Ngoài khách buôn, ông Mậu cho biết rất nhiều khách lẻ của cả nước gọi điện đặt mua. Không ít hộ trồng còn bán hàng qua kênh online nên mỗi năm khách tìm đến mỗi đông.
Theo các chủ vườn, so với năm ngoái, bưởi năm nay mất mùa, bởi nắng nóng kéo dài, sương muối quả rụng nhiều. Do số lượng quả hạn chế khiến giá bán sẽ cao hơn 30.000-50.000 đồng. Hiện giá bán tại các vườn dao động mức 100.000-150.000 đồng mỗi quả tùy loại. Riêng loại một có giá bán lên đến 200.000 đồng.
Lý giải về mức giá, anh Hải cho biết do bưởi đỏ tiến vua chỉ duy nhất được trồng tại vùng đất Luận Văn. Tuy nhiên, diện tích trồng cả vùng chưa đầy 10ha nên sản lượng quá ít so với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, khi bưởi chín vỏ từ màu xanh chuyển sang đỏ rực như gấc từ vỏ đến tép, có mùi thơm, ăn ngọt thanh. Do vậy nhiều người quan niệm để thắp hương hoặc làm quà tặng biếu sẽ mang ý nghĩa tài lộc. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhu cầu thị trường về loại bưởi này tăng cao dù giá bán thậm chí đắt gấp 2-3 lần bưởi thường.
Dù khá đắt hàng nhưng lúc này nhiều chủ vườn lại tỏ ra lo ngại khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện sản phẩm "nhái" bưởi Luận Văn. "Không ít khách hàng đã gọi điện than phiền mua bưởi đỏ nhưng ăn vị he và khô dù giá khá đắt. Do vậy, chúng tôi chỉ cung cấp hàng cho những mối quen lâu năm và tiến tới mở rộng diện tích để có thể làm chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm", anh Hải dự tính.
Chị Ngân - chủ cửa hàng hoa quả trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết năm ngoái chị mới biết đến bưởi đỏ nên chỉ nhập thử gần 100 quả về bán không ngờ chạy hàng. Nhất là thời điểm gần 30 Tết giá bán lên đến gần 300.000 đồng một quả loại vẫn nhiều khách hỏi mua. Năm nay, để giảm giá bán, thay vì qua trung gian chị tìm về tận vườn trồng Thanh Hóa để đặt hàng trước, nhưng vẫn không thu gom được nhiều.
"Vừa qua tôi có về và đặt tiền để mua khoảng 300 quả cả loại 1 và 2 nhưng nhà vườn từ chối vì số lượng quá ít. Hiện cửa hàng vẫn đợi nhà vườn trả lời chính thức số lượng có thể bán. Tôi chỉ cần được 200 quả thôi cũng may rồi", chị cho hay.
Trong khi đó, với anh Tín - một mối buôn bưởi đỏ vào TP HCM đang như ngồi trên lửa vì trót chốt đơn hàng quá sớm với khách. Anh cho biết năm ngoái buôn được cả nghìn quả nên nhiều cửa hàng đặt cọc tiền trước giữ hàng.
Lúc này, dù đã liên hệ với nhiều chủ vườn nhưng anh vẫn chưa đủ một nửa số lượng so với năm ngoái. Anh này tính đợi khoảng một tuần nữa nếu không gom đủ hàng thì chắc phải tìm cách mua lẻ hoặc trả lại tiền cho khách.
Nguồn: VnExpress
Có nguồn gốc từ làng Luận Văn (Thọ Xương, Thọ Xuân), theo người dân địa phương, đây là giống bưởi được dâng vua thời hậu Lê. Dù mới được khôi phục lại và bán ra thị trường vài năm nay song bưởi đỏ của vùng này đang rất đắt hàng nhất mỗi dịp cuối năm.
Có hơn một ha trồng từ năm 2005, sau 5 năm, những quả đầu tiên được bán ra thị trường nhưng đến 2012 bưởi đỏ của gia đình anh Nguyễn Tiến Hải mới được nhiều khách hàng cả nước biết đến.
Bưởi đỏ Luận Văn loại một có giá 200.000 đồng một quả bán tại vườn nhưng vẫn không đủ để cung cấp ra thị trường. |
"Với diện tích canh tác hiện có cùng các vườn thuê thêm bên ngoài, năm nay gia đình tôi dự kiến thu hoạch được vài nghìn quả. Dù chính vụ bắt đầu vào tháng 12 Âm lịch nhưng lúc này đã có nhiều khách đặt hàng trước", anh cho biết.
Cũng là một trong số ít hộ có diện tích trồng nhiều xã, dù mới chỉ là năm thứ hai thu hoạch nhưng từ vài tháng nay khách buôn từ nhiều tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định lặn lội tìm đến tận vườn nhà ông Nguyễn Văn Mậu (thôn Mục Ngoại) để tìm hiểu nguồn hàng.
Dù vậy, lúc này ông không dám nhận đơn hàng vì chưa tính được số lượng quả thu hoạch. Do thời tiết xấu nên trước khi chín đỏ quả rụng gần 1/3 vườn. "Nhiều lắm năm nay nhà tôi chỉ thu hoạch được 300-400 quả.
Từ nay đến Tết tôi chỉ bán cho khách buôn ngoại tỉnh một ít, còn lại sẽ để tiêu thụ ngay tại địa phương cho khách lẻ", ông Mậu tính toán.
Ngoài khách buôn, ông Mậu cho biết rất nhiều khách lẻ của cả nước gọi điện đặt mua. Không ít hộ trồng còn bán hàng qua kênh online nên mỗi năm khách tìm đến mỗi đông.
Theo các chủ vườn, so với năm ngoái, bưởi năm nay mất mùa, bởi nắng nóng kéo dài, sương muối quả rụng nhiều. Do số lượng quả hạn chế khiến giá bán sẽ cao hơn 30.000-50.000 đồng. Hiện giá bán tại các vườn dao động mức 100.000-150.000 đồng mỗi quả tùy loại. Riêng loại một có giá bán lên đến 200.000 đồng.
Lý giải về mức giá, anh Hải cho biết do bưởi đỏ tiến vua chỉ duy nhất được trồng tại vùng đất Luận Văn. Tuy nhiên, diện tích trồng cả vùng chưa đầy 10ha nên sản lượng quá ít so với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, khi bưởi chín vỏ từ màu xanh chuyển sang đỏ rực như gấc từ vỏ đến tép, có mùi thơm, ăn ngọt thanh. Do vậy nhiều người quan niệm để thắp hương hoặc làm quà tặng biếu sẽ mang ý nghĩa tài lộc. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhu cầu thị trường về loại bưởi này tăng cao dù giá bán thậm chí đắt gấp 2-3 lần bưởi thường.
Dù khá đắt hàng nhưng lúc này nhiều chủ vườn lại tỏ ra lo ngại khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện sản phẩm "nhái" bưởi Luận Văn. "Không ít khách hàng đã gọi điện than phiền mua bưởi đỏ nhưng ăn vị he và khô dù giá khá đắt. Do vậy, chúng tôi chỉ cung cấp hàng cho những mối quen lâu năm và tiến tới mở rộng diện tích để có thể làm chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm", anh Hải dự tính.
Chị Ngân - chủ cửa hàng hoa quả trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết năm ngoái chị mới biết đến bưởi đỏ nên chỉ nhập thử gần 100 quả về bán không ngờ chạy hàng. Nhất là thời điểm gần 30 Tết giá bán lên đến gần 300.000 đồng một quả loại vẫn nhiều khách hỏi mua. Năm nay, để giảm giá bán, thay vì qua trung gian chị tìm về tận vườn trồng Thanh Hóa để đặt hàng trước, nhưng vẫn không thu gom được nhiều.
"Vừa qua tôi có về và đặt tiền để mua khoảng 300 quả cả loại 1 và 2 nhưng nhà vườn từ chối vì số lượng quá ít. Hiện cửa hàng vẫn đợi nhà vườn trả lời chính thức số lượng có thể bán. Tôi chỉ cần được 200 quả thôi cũng may rồi", chị cho hay.
Trong khi đó, với anh Tín - một mối buôn bưởi đỏ vào TP HCM đang như ngồi trên lửa vì trót chốt đơn hàng quá sớm với khách. Anh cho biết năm ngoái buôn được cả nghìn quả nên nhiều cửa hàng đặt cọc tiền trước giữ hàng.
Lúc này, dù đã liên hệ với nhiều chủ vườn nhưng anh vẫn chưa đủ một nửa số lượng so với năm ngoái. Anh này tính đợi khoảng một tuần nữa nếu không gom đủ hàng thì chắc phải tìm cách mua lẻ hoặc trả lại tiền cho khách.
Nguồn: VnExpress
Bình luận