(VTC News) - Phát ngôn chính thức của người đứng đầu công ty đưa chương trình Dancing with the stars về Việt Nam trước một loạt câu hỏi có hay không việc các thí sinh như Vân Trang, Minh Hằng và trước đây là Thu Minh 'xào', 'đạo' bài nhảy: Bước nhảy hoàn vũ không phải cuộc thi khiêu vũ chuyên nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo tuyệt đối, mà các thí sinh được phép mượn ý tưởng.
Trước nghi án Vân Trang, thí sinh vừa bị loại ở liveshow số 7 chủ đề freestyle bị tố đã bê nguyên si bài dự thi của một cặp thí sinh trong cuộc thi So you think you can dance (một cuộc thi nhảy của Mỹ) lên sân khấu Bước nhảy hoàn vũ, ông Nguyễn Quang Minh, giám đốc công ty truyền thông Cát Tiên Sa, đơn vị tổ chức cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ cho biết: Không thể gọi là Vân Trang đạo bài nhảy được. Ông nói, dư luận đang bị nhầm lẫn về tiêu chí cũng như hình thức mỗi đêm thi của chương trình.
Ông Nguyễn Quang Minh cho biết ví dụ như ở liveshow số 5 với tên gọi “Đêm vũ hội hóa trang”, hay liveshow số 7 chủ đề freestyle, các thí sinh hoàn toàn có quyền giải phóng những bài nhảy đã nổi tiếng trên thế giới mà mình yêu thích, theo cách của mình. Liveshow số 6 Đêm điện ảnh cũng vậy, thí sinh có quyền lấy ý tưởng từ điệu nhảy, trang phục, câu chuyện, cách hóa trang… của các nhân vật trong các bộ phim điện ảnh thế giới để vận dụng vào bài thi của mình.
Trong liveshow số 8 mang chủ đề nhạc kịch tới đây, các thí sinh phải sử dụng những bài nhạc kịch có sẵn trên thế giới chứ không thể tự viết hay tự biên đạo được. Và các thí sinh có quyền bắt chước hoàn toàn hoặc sáng tạo theo ý của mình.
Khi được hỏi, liệu chương trình nguyên bản có cho phép hay khuyến khích việc bắt chước này không, ông Quang Minh noi: "Chúng tôi đã mua toàn bộ chất xám, âm nhạc, hình ảnh... của đài BBC đơn vị giữ bản quyền, fomat “Dancing with the stars”, và ở format chuẩn của chương trình, các thí sinh cũng hoàn toàn có quyền mượn ý tưởng hay sáng tạo như các nghệ sĩ của Việt Nam đang làm trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ.
Từ một tiết mục gốc nào đó, các thí sinh có thể thỏa sức sáng tạo, mượn ít, mượn nhiều hoặc không mượn ý tưởng.
Hay như Phương Thanh, trên nền nhạc dân gian Ngồi tựa mạn thuyền quen thuộc, Phương Thanh di chuyển những bước dance sport duyên dáng đầy sáng tạo cũng rất được hoan nghênh.
Ban giám khảo khi chấm phần biểu diễn của thí sinh cũng chỉ chú trọng vào kĩ thuật, sự tiến bộ qua mỗi đêm thi hay tất cả những gì người nghệ sĩ thể hiện trên sân khấu".
Cuối cùng, vị giám đốc Cát Tiên Sa kết lại: "Phải biết tiêu chí của cuộc thi là mang bộ môn dancesport đến gần hơn với công chúng thông qua những người nghệ sĩ, chứ không phải một cuộc thi khiêu vũ chuyên nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo tuyệt đối.
Trở lại trường hợp của Minh Hằng, tôi nghĩ rằng cô ấy đã rất buồn khi tràn lan khắp các mặt báo là thông tin Minh Hằng đạo nhảy, xào bài sau liveshow số 6, Minh Hằng có quyền bắt chước và học hỏi bài nhảy khác trong Đêm điện ảnh đó. Tại sao lại gọi là đạo? Ngay cả tiết mục của Vân Trang cũng vậy. Các nhà báo trước khi viết gì cũng nên hiểu rõ quy chế, làm như vậy đôi khi cũng tổn thương chính người nghệ sĩ".
Tóm lại, theo ông Quang Minh thì, nói một cách văn vẻ là thí sinh Bước nhảy hoàn vũ có quyền mượn ý tưởng, còn nói nôm na, họ được quyền thoải mái xào xáo, bắt chước phần biên đạo bài nhảy ở bất kì cuộc thi, bộ phim hay bài biểu diễn của các vũ công khác, miễn sao họ "tiêu hóa" nó một cách nhuần nhuyễn và biểu diễn thành thục và đẹp đẽ trên sân khấu Bước nhảy hoàn vũ.
Tuy nhiên, cho đến nay, không phải khán giả nào cũng biết quy định này, vì vậy mới có chuyện thỉnh thoảng lại rộ lên một nghi án ăn cắp ý tưởng bài nhảy nào đó. Giờ đây, khi đã biết điều này, liệu khán giả có chút thất vọng về cuộc thi và các nghệ sĩ, thần tượng của mình?
Trước nghi án Vân Trang, thí sinh vừa bị loại ở liveshow số 7 chủ đề freestyle bị tố đã bê nguyên si bài dự thi của một cặp thí sinh trong cuộc thi So you think you can dance (một cuộc thi nhảy của Mỹ) lên sân khấu Bước nhảy hoàn vũ, ông Nguyễn Quang Minh, giám đốc công ty truyền thông Cát Tiên Sa, đơn vị tổ chức cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ cho biết: Không thể gọi là Vân Trang đạo bài nhảy được. Ông nói, dư luận đang bị nhầm lẫn về tiêu chí cũng như hình thức mỗi đêm thi của chương trình.
Vân Trang được phép mượn ý tưởng |
Ông Nguyễn Quang Minh cho biết ví dụ như ở liveshow số 5 với tên gọi “Đêm vũ hội hóa trang”, hay liveshow số 7 chủ đề freestyle, các thí sinh hoàn toàn có quyền giải phóng những bài nhảy đã nổi tiếng trên thế giới mà mình yêu thích, theo cách của mình. Liveshow số 6 Đêm điện ảnh cũng vậy, thí sinh có quyền lấy ý tưởng từ điệu nhảy, trang phục, câu chuyện, cách hóa trang… của các nhân vật trong các bộ phim điện ảnh thế giới để vận dụng vào bài thi của mình.
Trong liveshow số 8 mang chủ đề nhạc kịch tới đây, các thí sinh phải sử dụng những bài nhạc kịch có sẵn trên thế giới chứ không thể tự viết hay tự biên đạo được. Và các thí sinh có quyền bắt chước hoàn toàn hoặc sáng tạo theo ý của mình.
Khi được hỏi, liệu chương trình nguyên bản có cho phép hay khuyến khích việc bắt chước này không, ông Quang Minh noi: "Chúng tôi đã mua toàn bộ chất xám, âm nhạc, hình ảnh... của đài BBC đơn vị giữ bản quyền, fomat “Dancing with the stars”, và ở format chuẩn của chương trình, các thí sinh cũng hoàn toàn có quyền mượn ý tưởng hay sáng tạo như các nghệ sĩ của Việt Nam đang làm trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ.
Từ một tiết mục gốc nào đó, các thí sinh có thể thỏa sức sáng tạo, mượn ít, mượn nhiều hoặc không mượn ý tưởng.
Hay như Phương Thanh, trên nền nhạc dân gian Ngồi tựa mạn thuyền quen thuộc, Phương Thanh di chuyển những bước dance sport duyên dáng đầy sáng tạo cũng rất được hoan nghênh.
Sự sáng tạo của Phương Thanh rất đáng hoan nghênh |
Ban giám khảo khi chấm phần biểu diễn của thí sinh cũng chỉ chú trọng vào kĩ thuật, sự tiến bộ qua mỗi đêm thi hay tất cả những gì người nghệ sĩ thể hiện trên sân khấu".
Cuối cùng, vị giám đốc Cát Tiên Sa kết lại: "Phải biết tiêu chí của cuộc thi là mang bộ môn dancesport đến gần hơn với công chúng thông qua những người nghệ sĩ, chứ không phải một cuộc thi khiêu vũ chuyên nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo tuyệt đối.
Giống như Vân Trang, không thể gọi Minh Hằng đã "đạo" |
Trở lại trường hợp của Minh Hằng, tôi nghĩ rằng cô ấy đã rất buồn khi tràn lan khắp các mặt báo là thông tin Minh Hằng đạo nhảy, xào bài sau liveshow số 6, Minh Hằng có quyền bắt chước và học hỏi bài nhảy khác trong Đêm điện ảnh đó. Tại sao lại gọi là đạo? Ngay cả tiết mục của Vân Trang cũng vậy. Các nhà báo trước khi viết gì cũng nên hiểu rõ quy chế, làm như vậy đôi khi cũng tổn thương chính người nghệ sĩ".
Tóm lại, theo ông Quang Minh thì, nói một cách văn vẻ là thí sinh Bước nhảy hoàn vũ có quyền mượn ý tưởng, còn nói nôm na, họ được quyền thoải mái xào xáo, bắt chước phần biên đạo bài nhảy ở bất kì cuộc thi, bộ phim hay bài biểu diễn của các vũ công khác, miễn sao họ "tiêu hóa" nó một cách nhuần nhuyễn và biểu diễn thành thục và đẹp đẽ trên sân khấu Bước nhảy hoàn vũ.
Tuy nhiên, cho đến nay, không phải khán giả nào cũng biết quy định này, vì vậy mới có chuyện thỉnh thoảng lại rộ lên một nghi án ăn cắp ý tưởng bài nhảy nào đó. Giờ đây, khi đã biết điều này, liệu khán giả có chút thất vọng về cuộc thi và các nghệ sĩ, thần tượng của mình?
An Yên
Bạn nghĩ sao về quyền nói trên của thí sinh Bước nhảy hoàn vũ?
Bình luận