(VTC News) - Được coi là "đũa thần" giải cứu dự án Usilk City khi Hải Phát mua lại tòa CT2-105 của dự án này, nhưng bước đi này của Hải Phát liệu có quá liều lĩnh không khi bước chân vào 1 dự án vốn đã tai tiếng trong suốt một thời gian dài.
Bước đi mạo hiểm?
Dự án Usilk City tọa lạc trên địa bàn phường Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, từng được quảng cáo rầm rộ với quy mô 13 tòa nhà cao hiện đại 25-50 tầng và mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng, sẽ là điểm nhấn, thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông.
Dự án được khởi công vào năm 2009, dự kiến sẽ bàn giao các công trình vào năm 2013 nhưng đến nay, sau khi đóng tiền mua dự án, nhiều khách hàng đã phải “ôm hận” vì tiến độ thi công chậm, liên tục dừng triển khai.
Hiện, mới chỉ có 3/13 toà được bàn giao sau nhiều cuộc đấu tranh giữa khách hàng và chủ đầu tư.
Đến cuối năm 2015, dường khi không còn đủ sức để gắng gượng nữa, Sông Đà Thăng Long đã phải chuyển nhượng tòa CT2-105 Usilk City cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ Đô. Giá trị chuyển nhượng vào khoảng 50 tỷ đồng. Đây là một block có 2 tầng hầm và 50 tầng nổi với 752 căn hộ.
Ngay sau khi nhận chuyển nhượng, Hải Phát đã tái khởi động lại dự án. Hiện tại, đây gần như là tòa nhà duy nhất đang được tiếp tục tái triển khai xây dựng với tiến độ trung bình 6 ngày/sàn. Tòa nhà đã xây đến tầng 14 và theo tiến độ này, sẽ cất nóc cuối năm 2016.
Không chỉ nhận chuyển nhượng 2 tòa CT2-105 và CT1-104, trên thị trường có nhiều lời đồn đoán rằng trong thời gian tới Hải Phát sẽ tiếp tục nhận chuyển nhượng ở những tòa còn lại của Usilk City khi mới đây Phó Tổng Giám đốc Công ty Sông Đà Thăng Long đã tiết lộ: "Cuối năm 2015, Sông Đà Thăng Long đã chuyển nhượng toà CT2 - 105 Usilk City cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát Thủ đô. Các toà còn lại, Công ty Sông Đà Thăng Long cũng đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Công ty Hải Phát để tiếp tục thi công dự án".
Việc Hải Phát bước chân vào dự án này, nhiều người cho rằng đây là một nước cờ mạo hiểm, bởi lẽ dự án này vốn đã khá tai tiếng trên thị trường và ám ảnh nhiều người mua nhà. Ngoài ra, tòa CT2 - 105 mà Hải Phát nhận chuyển nhượng có khoảng gần 800 căn hộ thì một nửa số căn hộ đã được Sông Đà Thăng Long bán cho khách hàng, vì vậy, lợi nhuận của Hải Phát sẽ phụ thuộc vào số căn hộ bán còn lại này.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc cùng khách hàng tòa CT1 -104, ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát cho biết, việc mạo hiểm bước chân vào tái khởi động Usilk là “một hành động cho đi”.
Theo ông Hải, nếu việc chuyển nhượng thành công và được sự thống nhất từ tất cả khách hàng thì Hải Phát cam kết hoàn thành dự án CT1 – 104 trong vòng 25 tháng.
Hải Phát cũng cam kết bàn giao nhà với hạ tầng hoàn thiện đồng bộ; thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với tất cả các khoản thanh toán tiếp theo của khách hàng; đàm phán với ngân hàng hỗ trợ gói tín dụng riêng dành cho khách hàng với lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất thông thường; và khẳng định không chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác.
Chia sẻ triết lý “Cho đi là Nhận lại” của Hải Phát, ông Hải cho rằng, dự án Usilk đang đối mặt rất nhiều thách thức về tài chính, luật pháp. Để có thể “Hòa đã là thắng” thì giá căn hộ Usilk phải đạt mốc 28 triệu đồng/m2, nhưng có đạt được con số đó hay không thì rất khó để có thể dự đoán.
Ngoài ra, chia sẻ với phóng viên VTC News, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Hải Phát cho rằng, Hải Phát rất kỳ vọng vào dự án Usilk City bởi lẽ đây được coi là một trong những dự án đẳng cấp thực sự tại Hà Nội với 2 tầng hầm thông nhau rộng trên 8ha, dự án được các kiến trúc sư bên Đức thiết kế, các tòa nhà sẽ tạo thành những dải lụa.
"Chúng tôi sẽ phát triển dự án dựa trên việc giữ được cái hồn ban đầu của dự án này", ông Giang cho biết.
Cũng theo ông Giang, Hải Phát sẽ biến Usilk City thành khu đô thị cao cấp và là điểm nhấn của trục đường Tố Hữu.
Hải Phát mạnh cỡ nào?
Những ai trong giới bất động sản đều biết tới Hải Phát khi đơn vị này nắm giữ trong tay hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Hà Nội. Hải Phát được thành lập vào cuối năm 2003 với vốn điều lệ vẻn vẹn của 8 tỷ đồng. Bốn năm sau, vốn điều lệ của Hải Phát mới chỉ tăng lên 15 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008, Hải Phát chính thức tăng vốn lên 300 tỷ đồng.
Hải Phát cũng được biết đến khi là chủ đầu tư của 2 dự án khu căn hộ The Pride (Lê Văn Lương kéo dài) và Tân Tây Đô (đường 32). Hai dự án này tuy phát triển vào thời điểm thị trường bất động sản khó khăn, nhưng với những chính sách bán hàng hấp dẫn cùng việc giảm giá bán dự án từ 20 - 30%, 2 dự án này đã trở thành điểm nhấn của Hải Phát khi thị trường bất động, nhưng dự án vẫn bán "đắt hàng".
Ngoài 2 dự án này, trên website của Hải Phát còn xuất hiện hàng loạt các dự án bất động sản khác như: Khu đô thị chức năng Ao Sào, Khu đô thị mới Văn Phú, Chung cư cao cấp CT4 Vimeco, Nhà ở Xã Hội The Vesta, The Phoenix Garden,....
Ngoài những dự án được ghi danh trên website của Hải Phát, Hải Phát còn từng là đơn vị sở hữu những mảnh đất "vàng" khác tại Hà Nội.
Một trong mảnh đất ít người biết mà Hải Phát đã từng sở hữu là khu đô thị Đại Thanh hiện do Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư. Được biết, sau khi bán mảnh đất này, Hải Phát đã thu về hàng trăm tỷ đồng tiền lợi nhuận và tiếp tục đi đầu tư các dự án khác.
Một khu đất khác cũng ít ai biết từng là sở hữu của Hải Phát là 3.600m2 tại 36 đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đã về tay chủ mới là Tập đoàn FLC.
Video: Mất an toàn tại khu vực tháo dỡ nhà 8B Lê Trực
Châu Anh
Bước đi mạo hiểm?
Dự án Usilk City tọa lạc trên địa bàn phường Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, từng được quảng cáo rầm rộ với quy mô 13 tòa nhà cao hiện đại 25-50 tầng và mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng, sẽ là điểm nhấn, thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông.
Dự án The Pride của Hải Phát |
Hiện, mới chỉ có 3/13 toà được bàn giao sau nhiều cuộc đấu tranh giữa khách hàng và chủ đầu tư.
Đến cuối năm 2015, dường khi không còn đủ sức để gắng gượng nữa, Sông Đà Thăng Long đã phải chuyển nhượng tòa CT2-105 Usilk City cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ Đô. Giá trị chuyển nhượng vào khoảng 50 tỷ đồng. Đây là một block có 2 tầng hầm và 50 tầng nổi với 752 căn hộ.
Ngay sau khi nhận chuyển nhượng, Hải Phát đã tái khởi động lại dự án. Hiện tại, đây gần như là tòa nhà duy nhất đang được tiếp tục tái triển khai xây dựng với tiến độ trung bình 6 ngày/sàn. Tòa nhà đã xây đến tầng 14 và theo tiến độ này, sẽ cất nóc cuối năm 2016.
Không chỉ nhận chuyển nhượng 2 tòa CT2-105 và CT1-104, trên thị trường có nhiều lời đồn đoán rằng trong thời gian tới Hải Phát sẽ tiếp tục nhận chuyển nhượng ở những tòa còn lại của Usilk City khi mới đây Phó Tổng Giám đốc Công ty Sông Đà Thăng Long đã tiết lộ: "Cuối năm 2015, Sông Đà Thăng Long đã chuyển nhượng toà CT2 - 105 Usilk City cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát Thủ đô. Các toà còn lại, Công ty Sông Đà Thăng Long cũng đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Công ty Hải Phát để tiếp tục thi công dự án".
Việc Hải Phát bước chân vào dự án này, nhiều người cho rằng đây là một nước cờ mạo hiểm, bởi lẽ dự án này vốn đã khá tai tiếng trên thị trường và ám ảnh nhiều người mua nhà. Ngoài ra, tòa CT2 - 105 mà Hải Phát nhận chuyển nhượng có khoảng gần 800 căn hộ thì một nửa số căn hộ đã được Sông Đà Thăng Long bán cho khách hàng, vì vậy, lợi nhuận của Hải Phát sẽ phụ thuộc vào số căn hộ bán còn lại này.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc cùng khách hàng tòa CT1 -104, ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát cho biết, việc mạo hiểm bước chân vào tái khởi động Usilk là “một hành động cho đi”.
Theo ông Hải, nếu việc chuyển nhượng thành công và được sự thống nhất từ tất cả khách hàng thì Hải Phát cam kết hoàn thành dự án CT1 – 104 trong vòng 25 tháng.
Hải Phát cũng cam kết bàn giao nhà với hạ tầng hoàn thiện đồng bộ; thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với tất cả các khoản thanh toán tiếp theo của khách hàng; đàm phán với ngân hàng hỗ trợ gói tín dụng riêng dành cho khách hàng với lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất thông thường; và khẳng định không chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác.
Chia sẻ triết lý “Cho đi là Nhận lại” của Hải Phát, ông Hải cho rằng, dự án Usilk đang đối mặt rất nhiều thách thức về tài chính, luật pháp. Để có thể “Hòa đã là thắng” thì giá căn hộ Usilk phải đạt mốc 28 triệu đồng/m2, nhưng có đạt được con số đó hay không thì rất khó để có thể dự đoán.
Ngoài ra, chia sẻ với phóng viên VTC News, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Hải Phát cho rằng, Hải Phát rất kỳ vọng vào dự án Usilk City bởi lẽ đây được coi là một trong những dự án đẳng cấp thực sự tại Hà Nội với 2 tầng hầm thông nhau rộng trên 8ha, dự án được các kiến trúc sư bên Đức thiết kế, các tòa nhà sẽ tạo thành những dải lụa.
"Chúng tôi sẽ phát triển dự án dựa trên việc giữ được cái hồn ban đầu của dự án này", ông Giang cho biết.
Cũng theo ông Giang, Hải Phát sẽ biến Usilk City thành khu đô thị cao cấp và là điểm nhấn của trục đường Tố Hữu.
Hải Phát mạnh cỡ nào?
Những ai trong giới bất động sản đều biết tới Hải Phát khi đơn vị này nắm giữ trong tay hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Hà Nội. Hải Phát được thành lập vào cuối năm 2003 với vốn điều lệ vẻn vẹn của 8 tỷ đồng. Bốn năm sau, vốn điều lệ của Hải Phát mới chỉ tăng lên 15 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008, Hải Phát chính thức tăng vốn lên 300 tỷ đồng.
Hải Phát cũng được biết đến khi là chủ đầu tư của 2 dự án khu căn hộ The Pride (Lê Văn Lương kéo dài) và Tân Tây Đô (đường 32). Hai dự án này tuy phát triển vào thời điểm thị trường bất động sản khó khăn, nhưng với những chính sách bán hàng hấp dẫn cùng việc giảm giá bán dự án từ 20 - 30%, 2 dự án này đã trở thành điểm nhấn của Hải Phát khi thị trường bất động, nhưng dự án vẫn bán "đắt hàng".
Ngoài 2 dự án này, trên website của Hải Phát còn xuất hiện hàng loạt các dự án bất động sản khác như: Khu đô thị chức năng Ao Sào, Khu đô thị mới Văn Phú, Chung cư cao cấp CT4 Vimeco, Nhà ở Xã Hội The Vesta, The Phoenix Garden,....
Ngoài những dự án được ghi danh trên website của Hải Phát, Hải Phát còn từng là đơn vị sở hữu những mảnh đất "vàng" khác tại Hà Nội.
Một trong mảnh đất ít người biết mà Hải Phát đã từng sở hữu là khu đô thị Đại Thanh hiện do Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư. Được biết, sau khi bán mảnh đất này, Hải Phát đã thu về hàng trăm tỷ đồng tiền lợi nhuận và tiếp tục đi đầu tư các dự án khác.
Một khu đất khác cũng ít ai biết từng là sở hữu của Hải Phát là 3.600m2 tại 36 đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đã về tay chủ mới là Tập đoàn FLC.
Video: Mất an toàn tại khu vực tháo dỡ nhà 8B Lê Trực
Châu Anh
Bình luận