Hình ảnh Tổng thống Obama tại quán bún chả Hương Liên với chai bia Hà Nội trong tay là một cơ hội marketing tuyệt vời nếu biết khai thác đúng cách, theo quan điểm của các chuyên gia truyền thông.
Một bức thư cảm ơn, sao lại không?
Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia truyền thông Lê Thanh Thảo cho rằng đây là một cơ hội rất tốt vì trong hàng trăm nhà hàng, quán ăn uy tín, hàng chục hãng bia có tiếng, không phải thương hiệu, nhãn hàng nào cũng may mắn được Tổng thống Hoa Kỳ và cũng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới ghé thăm.
May mắn hơn, truyền thông nước nhà và truyền thông quốc tế cũng ưu ái vào cuộc để đưa những thông tin nóng hổi xoay quanh câu chuyện vị tổng thống thân thiện và gần gũi khi thưởng thức món ăn bình dân bún chả Hà Nội và nhấp trên môi loại bia đặc trưng là bia Hà Nội sau một ngày kín lịch làm việc.
“Nếu là người phụ trách thương hiệu, truyền thông của các nhãn hàng trên, sẽ là hưởng lợi lớn nếu tiếp tục biết cách tận dụng xu thế truyền thông xã hội bởi những giá trị mang lại sẽ bền vững và dài lâu hơn thông qua việc không chỉ tăng số lượng khách hàng mới trong nước và quốc tế mà tên tuổi thương hiệu sẽ càng vững mạnh và được bảo chứng bởi người “khổng lồ” Obama”, chuyên gia Lê Thanh Thảo phân tích.
Cụ thể hơn, với bún chả Hương Liên, chuyên gia cho rằng không nhất thiết phải đẩy mạnh sử dụng các công cụ truyền thông social media hay báo chí truyền thống hoặc online mà chỉ cần tự tin đưa ra thông điệp rằng món ăn của mình “đã được Tổng thống nước Mỹ lựa chọn là món ăn tối trong ngày đầu tiên đến thăm Việt Nam”.
Nhà hàng cũng có thể nhấn mạnh đến việc món ăn của mình “tinh hoa” như thế nào và khéo léo mời khách hàng đến khám phá và tự cảm nhận xem tại sao Tổng thống Obama phải ghé qua thưởng thức.
Chuyên gia cũng nêu “sáng kiến” rằng nhà hàng có thể chọn ngày 23/5 hàng năm để bán suất ăn “kiểu Obama” gồm 2 suất thông thường kèm hai chai bia Hà Nội.
Một lựa chọn nữa là in màu những bài viết và hình ảnh về nhà hàng khi Tổng thống Obama ghé thăm, đóng khung dán trên tường để tiếp tục truyền thông “words of mouth” truyền thống. Khách du lịch quốc tế sẽ ghé thăm “dữ dội” nếu bạn đăng ký giới thiệu quán trên Tripadvisor và gắn chữ “As eaten by Potus” (Đã được thưởng thức bởi President of the United States).
Cùng quan điểm này, chị Lê Thiên Hạnh Trang, Giám đốc truyền thông của Hoàng Mai Media cho rằng câu chuyện về bữa tối của ngài Tổng thống Obama với suất bún chả và bia Hà Nội lan truyền những hình ảnh đẹp trên mạng.
Tuy nhiên, có vẻ như bún chả Hương Liên được nhắc đến với đầy đủ tên tuổi địa chỉ và trích dẫn sơ lược lịch sử nhà hàng mà “bỏ quên” thương hiệu lớn là “bia Hà Nội”.
Theo chị Hạnh Trang, chắc chắn là quán bún chả đã được “hưởng lợi” về mặt truyền thông và thị trường trong những ngày kế tiếp, khi lượng khách sẽ tăng lên, vì tò mò, nếu chưa thử thì thử cho biết, nếu quen rồi sẽ năng lui tới hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia “hiến kế” rằng để quảng bá sau sự kiện này, chủ nhà hàng Hương Liên nên có một bức thư cám ơn gửi đến vị khách đặc biệt của mình. “Hành động nhỏ nhưng không phải ai trong ngành dịch vụ ở Việt Nam dù chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp chính là việc “theo” – follow up sự kiện, tức là có phản hồi một cách chính thức gửi khách hàng. Bức thư đó có thể viết rằng: “Nhà hàng chúng tôi “trân trọng cám ơn” và thật vinh dự vì Ngài tổng thống và đầu bếp đã ghé thăm, rất mong sẽ được đón tiếp thêm lần nữa, nếu có gì sơ suất thì cứ phản ánh thẳng thắn với chúng tôi để chúng tôi nâng cao chất lượng đồ ăn và dịch vụ của mình”, chị Hạnh Trang phân tích.
Thư cũng có thể bày tỏ sự tự hào rằng món bún chả đã trở thành danh từ riêng trong từ điển ẩm thực thế giới. Và vào thời điểm này, bức thư ấy cũng có thể gây ra một luồng sóng trên mạng xã hội facebook, instagram hay trên báo chí chính thống.
“Vấn đề là chủ nhà hàng phải thể hiện sự trân trọng khoảnh khắc đó, và đó không chỉ là bức thư của một chủ nhà hàng nữa, đó là lời cảm ơn đại diện cho gia đình tôi, cho thành phố của tôi, cho đất nước tôi với một chính khách. Tôi tin rằng bức thư đó sẽ “làm đẹp” cho ngành du lịch, ẩm thực văn hóa Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế”, chị Hạnh Trang nói tiếp, “Tôi tin rằng nếu giữ vững chất lượng, thêm sự hỗ trợ từ một kỷ niệm đẹp với Tổng thống Obama, nhà hàng Hương Liên có thể tạo dựng nên “lịch sử” nhiều lần 20 năm nữa của mình”.
Bia Hà Nội nên làm gì?
Trong khi đó, đối với bia Hà Nội, chuyên gia Lê Thanh Thảo cho rằng thương hiệu này ít nhiều đã được khẳng định là một “Brand” có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, sẽ thật là thiếu sót nếu công ty không tận dụng xu thế truyền thông xã hội “tự nhiên mà có” này.
“Nếu bún chả Hương Liên chỉ nên truyền thông nhẹ nhàng theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” thì ngược lại với Bia Hà Nội, càng phải đẩy mạnh PR trên các phương tiện truyền thông bấy nhiêu”, chuyên gia phân tích.
Vẫn theo chị Thanh Thảo, bia Hà Nội nên tiếp tục tập trung vào truyền thông trong nước về hình ảnh Obama thân thiện với công chúng và vì sao Obama chọn bia Hà Nội để thưởng thức; đồng thời gắn vài thông tin nhẹ nhàng, tinh tế có hình ảnh Obama uống bia Hà Nội để tái khẳng định “hàng Việt chất lượng ngoại”.
Với đối tượng là khách quốc tế và du lịch, bia Hà Nội nên lập chiến dịch truyền thông với “concept” kiểu “Bia Hà Nội làm say lòng Tổng thống Mỹ” kèm hình ảnh Obama rất tự nhiên cầm chai bai Hà Nội.
Chiến dịch này sẽ xuất hiện xuyên suốt và thống nhất trên các biển bảng tại sân bay, tại khách sạn, khu du lịch, xuất hiện trên cả vị trí quảng cáo tốt nhất của các tạp chí có mặt trên những chuyến bay tại Việt Nam và ngay cả những chuyến bay quốc tế có điểm đến là Việt Nam.
Bia Hà Nội cũng có thể tận dụng truyền thông quốc tế để giới thiệu Bia Hà Nội gắn với hình ảnh Tổng thống Mỹ trên các tạp chí tại Mỹ và Châu Á để quảng bá thương hiệu và tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, khéo léo sử dụng Social media, hot bloggers trong nước và quốc tế để củng cố thêm cho hoạt động truyền thông cũng là một lựa chọn thú vị.
Trao đổi với VietnamFinance, một chuyên gia truyền thông khác cũng cho rằng bia Hà Nội đã được một dịp xuất hiện “miễn phí” trên trang nhất của tất cả các tờ báo trong bữa tối của TT. Obama tại quán bún chả Hương Liên. Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, ông Obama một lần nữa nhắc lại về suất bún chả và 2 chai bia Hà Nội trong bữa tối này và bài phát biểu được cả nước theo dõi và được phát đi từ kênh thông tin của Nhà Trắng.
“Những nhà quản lý thương hiệu của bia Hà Nội nên tận dụng cơ hội truyền thông có một không hai này chuỗi những thông điệp truyền thông nối tiếp ngay sau đó. Không nhất thiết bia Hà Nội phải trực tiếp sử dụng hình ảnh của Obama trong các chiến dịch và thông điệp về mình. Thay vào đó, có thể tận dụng cơ hội này một cách thông minh hơn để xây dựng 1 series câu chuyện bia Hà Nội là thương hiệu đầu tiên, luôn được chính khách, khách du lịch, đối tác kinh doanh nước ngoài chọn lựa khi tới Việt Nam, là thương hiệu đại diện cho quốc gia, gửi đến những tinh túy nhất, truyền thống và đặc trưng nhất của thủ đô Hà Nội”, chuyên gia này phân tích.
Vẫn theo chuyên gia này, từ câu chuyện xuất hiện “tình cờ” với Obama, bia Hà Nội có thể tận dụng khéo léo để nâng tầm thương hiệu của mình, với 1 vị thế mà không thương hiệu cạnh tranh nào có thể có được.
Còn theo chuyên gia về thương hiệu Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc điều hành của Richard Moore Associates, thương hiệu bia Hà Nội đang có một “mỏ vàng” về content (nội dung) và “sẽ có quá nhiều món ăn hay ho để chế biến từ nguyên liệu xịn này”.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, ông Obama là chính trị gia thông minh, lịch lãm và điều tuyệt vời là ông có phong cách tự nhiên, gần gũi dễ mến. Một trong những phương pháp xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc chính là tính cách thương hiệu. Obama làm nghề chính trị gia. Thường thì trong vấn đề brand endorsement (bảo trợ thương hiệu), sự tương thích về khách hàng và người bảo trợ sẽ quyết định đến thành công.
Dẫn câu chuyện Blackberry, ông Nguyễn Đức Sơn cho rằng vì tính “bảo mật” rất quan trọng đối với một chính trị gia và đây cũng là điểm khác biệt của Blackberry nên hình ảnh Obama là rất có lợi cho thương hiệu này.
“Về mặt thương hiệu, có cảm giác như bia Hà Nội đang rất trầm so với đối thủ chính là bia Sài Gòn. Họ có lịch sử lâu đời, có sự yêu mến của dân Hà Thành và người uống bia ở các tỉnh miền Bắc. Nhưng hãy cẩn thận, thương hiệu nếu không có sự vận động liên tục và tự làm mới mình, sự đi xuống sẽ đến rất nhanh. Cờ đã đến tay, gió đã nổi. Phất như thế nào là tuỳ vào khả năng của bia Hà Nội thôi”, ông Sơn nói.
Nguồn: vietnamfinance
Một bức thư cảm ơn, sao lại không?
Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia truyền thông Lê Thanh Thảo cho rằng đây là một cơ hội rất tốt vì trong hàng trăm nhà hàng, quán ăn uy tín, hàng chục hãng bia có tiếng, không phải thương hiệu, nhãn hàng nào cũng may mắn được Tổng thống Hoa Kỳ và cũng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới ghé thăm.
Bức ảnh sẽ đi vào lịch sử kinh doanh của nhà hàng bún chả Hương Liên lẫn Công ty bia Hà Nội |
May mắn hơn, truyền thông nước nhà và truyền thông quốc tế cũng ưu ái vào cuộc để đưa những thông tin nóng hổi xoay quanh câu chuyện vị tổng thống thân thiện và gần gũi khi thưởng thức món ăn bình dân bún chả Hà Nội và nhấp trên môi loại bia đặc trưng là bia Hà Nội sau một ngày kín lịch làm việc.
Tên tuổi thương hiệu sẽ càng vững mạnh và được bảo chứng bởi người “khổng lồ” Obama”, chuyên gia Lê Thanh Thảo phân tích. |
Cụ thể hơn, với bún chả Hương Liên, chuyên gia cho rằng không nhất thiết phải đẩy mạnh sử dụng các công cụ truyền thông social media hay báo chí truyền thống hoặc online mà chỉ cần tự tin đưa ra thông điệp rằng món ăn của mình “đã được Tổng thống nước Mỹ lựa chọn là món ăn tối trong ngày đầu tiên đến thăm Việt Nam”.
Nhà hàng cũng có thể nhấn mạnh đến việc món ăn của mình “tinh hoa” như thế nào và khéo léo mời khách hàng đến khám phá và tự cảm nhận xem tại sao Tổng thống Obama phải ghé qua thưởng thức.
Chuyên gia cũng nêu “sáng kiến” rằng nhà hàng có thể chọn ngày 23/5 hàng năm để bán suất ăn “kiểu Obama” gồm 2 suất thông thường kèm hai chai bia Hà Nội.
Một lựa chọn nữa là in màu những bài viết và hình ảnh về nhà hàng khi Tổng thống Obama ghé thăm, đóng khung dán trên tường để tiếp tục truyền thông “words of mouth” truyền thống. Khách du lịch quốc tế sẽ ghé thăm “dữ dội” nếu bạn đăng ký giới thiệu quán trên Tripadvisor và gắn chữ “As eaten by Potus” (Đã được thưởng thức bởi President of the United States).
Cùng quan điểm này, chị Lê Thiên Hạnh Trang, Giám đốc truyền thông của Hoàng Mai Media cho rằng câu chuyện về bữa tối của ngài Tổng thống Obama với suất bún chả và bia Hà Nội lan truyền những hình ảnh đẹp trên mạng.
Tuy nhiên, có vẻ như bún chả Hương Liên được nhắc đến với đầy đủ tên tuổi địa chỉ và trích dẫn sơ lược lịch sử nhà hàng mà “bỏ quên” thương hiệu lớn là “bia Hà Nội”.
Theo chị Hạnh Trang, chắc chắn là quán bún chả đã được “hưởng lợi” về mặt truyền thông và thị trường trong những ngày kế tiếp, khi lượng khách sẽ tăng lên, vì tò mò, nếu chưa thử thì thử cho biết, nếu quen rồi sẽ năng lui tới hơn.
Theo chị Hạnh Trang, chắc chắn là quán bún chả đã được “hưởng lợi” về mặt truyền thông và thị trường trong những ngày kế tiếp |
Thư cũng có thể bày tỏ sự tự hào rằng món bún chả đã trở thành danh từ riêng trong từ điển ẩm thực thế giới. Và vào thời điểm này, bức thư ấy cũng có thể gây ra một luồng sóng trên mạng xã hội facebook, instagram hay trên báo chí chính thống.
“Vấn đề là chủ nhà hàng phải thể hiện sự trân trọng khoảnh khắc đó, và đó không chỉ là bức thư của một chủ nhà hàng nữa, đó là lời cảm ơn đại diện cho gia đình tôi, cho thành phố của tôi, cho đất nước tôi với một chính khách. Tôi tin rằng bức thư đó sẽ “làm đẹp” cho ngành du lịch, ẩm thực văn hóa Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế”, chị Hạnh Trang nói tiếp, “Tôi tin rằng nếu giữ vững chất lượng, thêm sự hỗ trợ từ một kỷ niệm đẹp với Tổng thống Obama, nhà hàng Hương Liên có thể tạo dựng nên “lịch sử” nhiều lần 20 năm nữa của mình”.
Bia Hà Nội nên làm gì?
Trong khi đó, đối với bia Hà Nội, chuyên gia Lê Thanh Thảo cho rằng thương hiệu này ít nhiều đã được khẳng định là một “Brand” có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, sẽ thật là thiếu sót nếu công ty không tận dụng xu thế truyền thông xã hội “tự nhiên mà có” này.
“Nếu bún chả Hương Liên chỉ nên truyền thông nhẹ nhàng theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” thì ngược lại với Bia Hà Nội, càng phải đẩy mạnh PR trên các phương tiện truyền thông bấy nhiêu”, chuyên gia phân tích.
Vẫn theo chị Thanh Thảo, bia Hà Nội nên tiếp tục tập trung vào truyền thông trong nước về hình ảnh Obama thân thiện với công chúng và vì sao Obama chọn bia Hà Nội để thưởng thức; đồng thời gắn vài thông tin nhẹ nhàng, tinh tế có hình ảnh Obama uống bia Hà Nội để tái khẳng định “hàng Việt chất lượng ngoại”.
Với đối tượng là khách quốc tế và du lịch, bia Hà Nội nên lập chiến dịch truyền thông với “concept” kiểu “Bia Hà Nội làm say lòng Tổng thống Mỹ” kèm hình ảnh Obama rất tự nhiên cầm chai bai Hà Nội.
Chiến dịch này sẽ xuất hiện xuyên suốt và thống nhất trên các biển bảng tại sân bay, tại khách sạn, khu du lịch, xuất hiện trên cả vị trí quảng cáo tốt nhất của các tạp chí có mặt trên những chuyến bay tại Việt Nam và ngay cả những chuyến bay quốc tế có điểm đến là Việt Nam.
Bia Hà Nội cũng có thể tận dụng truyền thông quốc tế để giới thiệu Bia Hà Nội gắn với hình ảnh Tổng thống Mỹ trên các tạp chí tại Mỹ và Châu Á để quảng bá thương hiệu và tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, khéo léo sử dụng Social media, hot bloggers trong nước và quốc tế để củng cố thêm cho hoạt động truyền thông cũng là một lựa chọn thú vị.
Trao đổi với VietnamFinance, một chuyên gia truyền thông khác cũng cho rằng bia Hà Nội đã được một dịp xuất hiện “miễn phí” trên trang nhất của tất cả các tờ báo trong bữa tối của TT. Obama tại quán bún chả Hương Liên. Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, ông Obama một lần nữa nhắc lại về suất bún chả và 2 chai bia Hà Nội trong bữa tối này và bài phát biểu được cả nước theo dõi và được phát đi từ kênh thông tin của Nhà Trắng.
“Những nhà quản lý thương hiệu của bia Hà Nội nên tận dụng cơ hội truyền thông có một không hai này chuỗi những thông điệp truyền thông nối tiếp ngay sau đó. Không nhất thiết bia Hà Nội phải trực tiếp sử dụng hình ảnh của Obama trong các chiến dịch và thông điệp về mình. Thay vào đó, có thể tận dụng cơ hội này một cách thông minh hơn để xây dựng 1 series câu chuyện bia Hà Nội là thương hiệu đầu tiên, luôn được chính khách, khách du lịch, đối tác kinh doanh nước ngoài chọn lựa khi tới Việt Nam, là thương hiệu đại diện cho quốc gia, gửi đến những tinh túy nhất, truyền thống và đặc trưng nhất của thủ đô Hà Nội”, chuyên gia này phân tích.
Vẫn theo chuyên gia này, từ câu chuyện xuất hiện “tình cờ” với Obama, bia Hà Nội có thể tận dụng khéo léo để nâng tầm thương hiệu của mình, với 1 vị thế mà không thương hiệu cạnh tranh nào có thể có được.
Còn theo chuyên gia về thương hiệu Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc điều hành của Richard Moore Associates, thương hiệu bia Hà Nội đang có một “mỏ vàng” về content (nội dung) và “sẽ có quá nhiều món ăn hay ho để chế biến từ nguyên liệu xịn này”.
Thương hiệu bia Hà Nội đang có một “mỏ vàng” về content (nội dung) và “sẽ có quá nhiều món ăn hay ho để chế biến từ nguyên liệu xịn này”. |
Dẫn câu chuyện Blackberry, ông Nguyễn Đức Sơn cho rằng vì tính “bảo mật” rất quan trọng đối với một chính trị gia và đây cũng là điểm khác biệt của Blackberry nên hình ảnh Obama là rất có lợi cho thương hiệu này.
Clip: Tổng thống Obama tự tin lẩy Kiều, trích nhạc Trịnh
“Về mặt thương hiệu, có cảm giác như bia Hà Nội đang rất trầm so với đối thủ chính là bia Sài Gòn. Họ có lịch sử lâu đời, có sự yêu mến của dân Hà Thành và người uống bia ở các tỉnh miền Bắc. Nhưng hãy cẩn thận, thương hiệu nếu không có sự vận động liên tục và tự làm mới mình, sự đi xuống sẽ đến rất nhanh. Cờ đã đến tay, gió đã nổi. Phất như thế nào là tuỳ vào khả năng của bia Hà Nội thôi”, ông Sơn nói.
Nguồn: vietnamfinance
Bình luận