(VTC News) - Lãnh đạo Ban tuyên giáo Hà Nội cho biết, nạn cát tặc hoành hành, dù lực lượng chức năng có biết nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn được tình trạng này.
Trao đổi với PV VTC News, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết: “Không phải bây giờ mới xuất hiện nạn cát tặc. Nhiều năm trước đây, báo chí đã nêu. Vấn đề này liên quan tới rất nhiều cơ quan chức năng.
Chính quyền địa phương, cảnh sát đường thủy… cũng đã làm việc rất tích cực, nhưng chưa ngăn chặn được, tình trạng đó vẫn tồn tại. Không dễ gì mà tàu được hút cát. Nhưng để bắt được bọn cát tặc cũng kì công lắm”.
Trước đó, như VTC News đã phản ánh, tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), nạn cát tặc hoành hành công khai, khá “dữ dội”.
Hàng trăm hộ dân ở quanh đây lo ngại nhà của họ có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Đại diện Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân cũng đã khẳng định: "Nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng."
Ở đầu kia của sông Hồng, đi dọc cầu Vĩnh Tuy (Long Biên, Hà Nội) vào thời điểm này cũng không khó để bắt gặp cảnh khai thác cát ngay cạnh chân cầu. Những hố lớn sâu như vực “tử thần” đang mọc lên quanh đây.
Những chiếc xe tải lớn từ bờ sông mang thương hiệu “Thuận Phát" rầm rầm đánh bụi tung mù dưới chân cầu đưa cát lên bờ như một "đại công trường" trong lòng sông.
“Rõ ràng việc khai thác cát không theo quy hoạch, không được cấp phép sẽ gây hại. Nhưng gây hại tới đâu thì hiện chưa thể nói được. Tôi sẽ chuyển thông tin trên tới các cơ quan chức năng để xem thực tế ra sao”, ông Long nhấn mạnh.
Cát tặc lộng hành khắp cả nước
Suốt nhiều năm, người dân thôn Chản Đồng - Yên Sơn - Lục Nam - Bắc Giang kêu cứu trong vô vọng trước nạn cát tặc “bức tử” sông Lục Nam. Một sự thật cay đắng là ngay chính quyền sở tại cũng bất lực, lãnh đạo địa phương thú thật “đầu hàng” cát tặc.
Dọc bờ sông Kiến Giang (đoạn qua địa bàn xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) nhiều năm nay cũng đã bị sạt lở nghiêm trọng do thực trạng khai thác cát trái phép đã gây biến đổi dòng chảy, làm sông xâm thực vào bờ hơn 20m với chiều dài trên 1,5km. Hàng chục ha đất nông nghiệp của người dân đã bị sạt lở xuống sông. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng các lực lượng chức năng lại tỏ ra bất lực trước vấn nạn này.
Tại Huế, tình trạng khai thác cát trái phép trên thượng nguồn sông Hương đã kéo dài hàng chục năm qua, dù ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng xem ra không mấy hiệu quả. Trong khi đó, việc khai thác cát bừa bãi đã làm thay đổi dòng chảy, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đe dọa nhiều công trình di tích văn hóa lịch sử nằm ở thượng nguồn con sông này.
Tại sông Cầm thuộc xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; các cửa sông Dinh, sông Mỏ Nhác, thuộc khu vực cửa biển Vũng Tàu và nhiều con sông khác trên cả nước cũng từng nhiều lần phải chiến đấu với nạn cát tặc. Tuy nhiên các hoạt động lén lút vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận.
Như vậy, có thể thấy, nạn cát tặc không chỉ hoành hành ở Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng có vẻ như vẫn “bất lực” trước thực trạng này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về sự việc này.
Cát tặc gần chân cầu Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đột nhiên "biến mất", nhưng một "đại công trường" khác tạo ra những hố sâu như vực “tử thần” lại mọc quanh chân cầu Vĩnh Tuy.
Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Minh Quân) |
Chính quyền địa phương, cảnh sát đường thủy… cũng đã làm việc rất tích cực, nhưng chưa ngăn chặn được, tình trạng đó vẫn tồn tại. Không dễ gì mà tàu được hút cát. Nhưng để bắt được bọn cát tặc cũng kì công lắm”.
Trước đó, như VTC News đã phản ánh, tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), nạn cát tặc hoành hành công khai, khá “dữ dội”.
Hàng trăm hộ dân ở quanh đây lo ngại nhà của họ có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Đại diện Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân cũng đã khẳng định: "Nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng."
Ở đầu kia của sông Hồng, đi dọc cầu Vĩnh Tuy (Long Biên, Hà Nội) vào thời điểm này cũng không khó để bắt gặp cảnh khai thác cát ngay cạnh chân cầu. Những hố lớn sâu như vực “tử thần” đang mọc lên quanh đây.
Những chiếc xe tải lớn từ bờ sông mang thương hiệu “Thuận Phát" rầm rầm đánh bụi tung mù dưới chân cầu đưa cát lên bờ như một "đại công trường" trong lòng sông.
“Rõ ràng việc khai thác cát không theo quy hoạch, không được cấp phép sẽ gây hại. Nhưng gây hại tới đâu thì hiện chưa thể nói được. Tôi sẽ chuyển thông tin trên tới các cơ quan chức năng để xem thực tế ra sao”, ông Long nhấn mạnh.
Cát tặc lộng hành khắp cả nước
|
Dọc bờ sông Kiến Giang (đoạn qua địa bàn xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) nhiều năm nay cũng đã bị sạt lở nghiêm trọng do thực trạng khai thác cát trái phép đã gây biến đổi dòng chảy, làm sông xâm thực vào bờ hơn 20m với chiều dài trên 1,5km. Hàng chục ha đất nông nghiệp của người dân đã bị sạt lở xuống sông. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng các lực lượng chức năng lại tỏ ra bất lực trước vấn nạn này.
Tại Huế, tình trạng khai thác cát trái phép trên thượng nguồn sông Hương đã kéo dài hàng chục năm qua, dù ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng xem ra không mấy hiệu quả. Trong khi đó, việc khai thác cát bừa bãi đã làm thay đổi dòng chảy, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đe dọa nhiều công trình di tích văn hóa lịch sử nằm ở thượng nguồn con sông này.
Tại sông Cầm thuộc xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; các cửa sông Dinh, sông Mỏ Nhác, thuộc khu vực cửa biển Vũng Tàu và nhiều con sông khác trên cả nước cũng từng nhiều lần phải chiến đấu với nạn cát tặc. Tuy nhiên các hoạt động lén lút vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận.
Như vậy, có thể thấy, nạn cát tặc không chỉ hoành hành ở Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng có vẻ như vẫn “bất lực” trước thực trạng này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về sự việc này.
Minh Quân
Bình luận