(VTC News) - Công an TP. Hà Nội vừa vào cuộc kiểm tra tình trạng khai thác cát trên sông Hồng đoạn ngay dưới chân cầu nghìn tỷ - Nhật Tân đang xây dựng.
Hàng trăm hộ dân ở quanh đây lo ngại nhà của họ có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân hai bên bờ và các cây cầu, khai thác cát cũng gây trở ngại cho hoạt động đi lại của tàu bè trên sông.
Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News, Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó phòng CSGT đường thủy (PC68), Công an TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi có thông tin về vụ việc mà báo chí nêu, Phòng PC68 đã nhanh chóng kiểm tra, có báo cáo gửi cấp trên và trả lời báo chí.
Với nội dung phản ánh, sáng 17/5/2013, tàu công suất lớn hút cát trái phép sát trụ cầu Nhật Tân, phần tiếp giáp với bờ nam sông Hồng, thuộc địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
Phòng PC68 - Công an thành phố chỉ đạo đội Tuần tra kiểm soát (TTKS) đường thủy số 2 làm việc với Trạm điều tiết cầu Nhật Tân, đồng chí Trạm trưởng cung cấp: Cầu Nhật Tân được xây dựng tại Km 61 + 500, bờ phải thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; bờ trái thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, do nhà thầu của Nhật Bản làm chủ đầu tư, thi công từ tháng 11/2009; trong phạm vi khống chế, điều tiết thi công cầu (cách trụ cầu về thượng lưu 1000m và về phía hạ lưu 500m) không có bến thủy, bến vật liệu xây dựng; không có phương tiện dừng, đỗ, neo đậu, hoặc khai thác cát trái phép.
Công ty Quản lý đường sông số 6 đã bố trí 3 trạm điều tiết (tại thượng lưu, hạ lưu, trung tâm) để điều tiết, khống chế phương tiện phục vụ thi công cầu an toàn.
Song ngoài khu vực điều tiết thi công cầu, tại bờ nam sông Hồng cách trụ cầu Nhật tân về phía hạ lưu khoảng 600 -700m có một bến vật liệu xây dựng, được phép hoạt động đến tháng 8/2013. Trong thời gian vừa qua có một số phương tiện vận chuyển cát từ nơi khác đến tập kết tại đây vào ban đêm, đến sáng bơm lên bãi vật liệu xây dựng để bán cho các hộ dân có nhu cầu.
Hiện nay lãnh đạo Phòng PC68 đã chỉ đạo đội TTKS số 2 tăng cường lực lượng, đẩy mạnh công tác TTKS, tập trung giải quyết nhưng vi phạm, không để xảy ra phức tạp.
Trước đó trả lời PV VTC News, một chuyên gia trong ngành kiến trúc - xây dựng, cho rằng Việt Nam có quá nhiều cơ quan chồng chéo nhau như Bộ NNPT&NT, Bộ Tài nguyên – Môi trường… cùng đứng ra giám định nhưng lại chưa phối hợp ăn ý để quản lý chặt chẽ.
Ngay cả chính quyền địa phương đáng ra phải quản lý tốt việc này, nhưng vì lý do nào đó nên cát tặc mới lộng hành được như thế. Theo vị này, "có điên mà không biết chuyện" bởi những chiếc xe chở cát to lù lù, chạy rầm rập đêm ngày. Có khi họ còn "đi đêm" với nhau.
Cũng theo vị này, bảo vệ bờ sông không phải là việc gì ghê gớm, mà hoàn toàn có thể làm được, quan trọng có làm hay không thôi.
Đại diện Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân, kĩ sư Nguyễn Bá Quý cũng đã khẳng định: "Nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng".
Ông Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Nhật Tân cũng cho biết: "Phải quản lý mức độ khai thác cát chặt chẽ, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cầu Nhật Tân, các công trình cầu khác cũng như những hộ dân quanh đây".
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc này.
Như VTC News đã phản ánh, tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), nạn cát tặc hoành hành công khai.
Hàng trăm hộ dân ở quanh đây lo ngại nhà của họ có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân hai bên bờ và các cây cầu, khai thác cát cũng gây trở ngại cho hoạt động đi lại của tàu bè trên sông.
Khai thác cát ngay dưới chân cầu Nhật Tân |
Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News, Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó phòng CSGT đường thủy (PC68), Công an TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi có thông tin về vụ việc mà báo chí nêu, Phòng PC68 đã nhanh chóng kiểm tra, có báo cáo gửi cấp trên và trả lời báo chí.
Với nội dung phản ánh, sáng 17/5/2013, tàu công suất lớn hút cát trái phép sát trụ cầu Nhật Tân, phần tiếp giáp với bờ nam sông Hồng, thuộc địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
Phòng PC68 - Công an thành phố chỉ đạo đội Tuần tra kiểm soát (TTKS) đường thủy số 2 làm việc với Trạm điều tiết cầu Nhật Tân, đồng chí Trạm trưởng cung cấp: Cầu Nhật Tân được xây dựng tại Km 61 + 500, bờ phải thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; bờ trái thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, do nhà thầu của Nhật Bản làm chủ đầu tư, thi công từ tháng 11/2009; trong phạm vi khống chế, điều tiết thi công cầu (cách trụ cầu về thượng lưu 1000m và về phía hạ lưu 500m) không có bến thủy, bến vật liệu xây dựng; không có phương tiện dừng, đỗ, neo đậu, hoặc khai thác cát trái phép.
Công ty Quản lý đường sông số 6 đã bố trí 3 trạm điều tiết (tại thượng lưu, hạ lưu, trung tâm) để điều tiết, khống chế phương tiện phục vụ thi công cầu an toàn.
Song ngoài khu vực điều tiết thi công cầu, tại bờ nam sông Hồng cách trụ cầu Nhật tân về phía hạ lưu khoảng 600 -700m có một bến vật liệu xây dựng, được phép hoạt động đến tháng 8/2013. Trong thời gian vừa qua có một số phương tiện vận chuyển cát từ nơi khác đến tập kết tại đây vào ban đêm, đến sáng bơm lên bãi vật liệu xây dựng để bán cho các hộ dân có nhu cầu.
Hiện nay lãnh đạo Phòng PC68 đã chỉ đạo đội TTKS số 2 tăng cường lực lượng, đẩy mạnh công tác TTKS, tập trung giải quyết nhưng vi phạm, không để xảy ra phức tạp.
Trước đó trả lời PV VTC News, một chuyên gia trong ngành kiến trúc - xây dựng, cho rằng Việt Nam có quá nhiều cơ quan chồng chéo nhau như Bộ NNPT&NT, Bộ Tài nguyên – Môi trường… cùng đứng ra giám định nhưng lại chưa phối hợp ăn ý để quản lý chặt chẽ.
Ngay cả chính quyền địa phương đáng ra phải quản lý tốt việc này, nhưng vì lý do nào đó nên cát tặc mới lộng hành được như thế. Theo vị này, "có điên mà không biết chuyện" bởi những chiếc xe chở cát to lù lù, chạy rầm rập đêm ngày. Có khi họ còn "đi đêm" với nhau.
Cũng theo vị này, bảo vệ bờ sông không phải là việc gì ghê gớm, mà hoàn toàn có thể làm được, quan trọng có làm hay không thôi.
Đại diện Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân, kĩ sư Nguyễn Bá Quý cũng đã khẳng định: "Nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng".
Ông Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Nhật Tân cũng cho biết: "Phải quản lý mức độ khai thác cát chặt chẽ, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cầu Nhật Tân, các công trình cầu khác cũng như những hộ dân quanh đây".
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc này.
Nguyễn Dũng - Minh Quân
Bình luận