(VTC News) – Sau loạt bài về phản ánh nạn cát tặc 'bức tử' sông Hồng do VTC News thực hiện, chính quyền quận Tây Hồ, Long Biên (Hà Nội) đồng loạt vào cuộc.
Hàng trăm hộ dân sống quanh đây lo ngại nhà của mình có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Trao đổi với phóng viên VTC News, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ Nguyễn Phúc Quang khẳng định, đến nay ở Tây Hồ không có chuyện khai thác cát trên bờ.
Ông Quang cho biết: “Về việc khai thác cát ở dưới lòng sông, cảnh sát đường thủy đã có báo cáo công an thành phố Hà Nội. Còn đối với các vi phạm hành lang thoát lũ, quận Tây Hồ đã giao cho thanh tra, Ủy ban các phường có những vi phạm về việc dựng lều lán trái phép, thu vé tham quan…để xử lý”.
Không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân hai bên bờ và các cây cầu, khai thác cát cũng gây trở ngại cho hoạt động đi lại của tàu bè trên sông.
“Quận đã giao cho Phó chủ tịch UBND Đỗ Anh Tuấn trực tiếp chỉ đạo việc xử lý các sai phạm. Thanh tra xây dựng của Sở xây dựng thành phố cùng với thanh tra của quận, Ủy ban nhân dân phường Tây Hồ cũng đang tổ chức thực hiện việc xử lý các sai phạm trên", ông Quang cho biết.
Đến nay, ở bãi đá sông Hồng không còn tình trạng bán vé cho khách vào tham quan, chụp ảnh nữa”, ông Quang khẳng định.
Ông Quang khẳng định sẽ quyết liệt xử lý các sai phạm tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân.
Quận Long Biên: Rút công quỹ khắc phục hậu quả
Thừa nhận trước đây thỉnh thoảng có một số đối tượng khai thác cát trộm vào ban đêm ở sát chân cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Ngọc Phan – Chủ tịch UBND phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), cho biết: “Về vấn đề này, phường đã có biện pháp dùng barie chặn đường dẫn ra đó, đồng thời đề nghị các đơn vị phối quản như giao thông vận tải, cảnh sát giao thông, công an phường… kiên quyết xử lý”.
Liên quan tới những hố “tử thần” mọc quanh chân cầu thuộc địa bàn quản lý của phường Long Biên, ông Phan nói: “Trước đây, từ những năm 1990 – 2004, công ty TNHH Lam Sơn được Chính phủ cấp phép cho khai thác cát ở đó. Vào thời điểm đó chưa có cầu Vĩnh Tuy.
Sau khi thành lập quận, cũng là thời gian hết hạn khai thác, thành phố, quận đã chỉ đạo đóng cửa bãi khai thác. Đó cũng là khoảng thời gian cầu Vĩnh Tuy bắt đầu được khởi công xây dựng.
Một vài năm sau, công ty Sơn Vinh có xin cấp phép để lập bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng. Công ty này cũng được phép của Cục đường thủy để khơi thông dòng chảy. Vị trí để làm chỗ trung chuyển bến bãi không vi phạm hành lang an toàn của cầu. Toàn bộ hồ sơ liên quan, công ty Sơn Vinh đã có đầy đủ”.
Như vậy, những hố “tử thần” sâu hoắm mà phóng viên VTC News ghi nhận được là tàn dư để lại của việc khai thác cát từ những ngày chưa có cầu Vĩnh Tuy.
Ông Phan đồng thời khẳng định: “Hiện tại không còn tình trạng khai thác cát bừa bãi ở chân cầu Vĩnh Tuy. Chỉ có đơn vị trung chuyển được cấp phép của công ty Sơn Vinh được phép di chuyển tại khu vực này. Từ ngày khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy đến nay, việc khai thác bến bãi bồi ở đó bị dừng tuyệt đối”.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, công ty Lam Sơn đến nay đã giải thể. Như vậy, sẽ rất khó để quy trách nhiệm cho đơn vị này trong việc xử lý những “hố tử thần” đó, tránh gây hại tới cây cầu nghìn tỷ - Vĩnh Tuy.
Trước thực tế này, ông Phan nói: “Sau khi nhận được phản ánh của VTC News, nếu ban quản lý cầu cũng có ý kiến, phường sẽ bỏ nguồn kinh phí ra để san lấp những hố đó, tránh gây ảnh hưởng tới chân cầu”.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.
Quận Tây Hồ quyết liệt vào cuộc
Hàng trăm hộ dân sống quanh đây lo ngại nhà của mình có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập những cây cầu bắc qua sông này.
Trao đổi với phóng viên VTC News, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ Nguyễn Phúc Quang khẳng định, đến nay ở Tây Hồ không có chuyện khai thác cát trên bờ.
Khai thác cát ngay dưới chân cầu Nhật Tân |
Ông Quang cho biết: “Về việc khai thác cát ở dưới lòng sông, cảnh sát đường thủy đã có báo cáo công an thành phố Hà Nội. Còn đối với các vi phạm hành lang thoát lũ, quận Tây Hồ đã giao cho thanh tra, Ủy ban các phường có những vi phạm về việc dựng lều lán trái phép, thu vé tham quan…để xử lý”.
|
“Quận đã giao cho Phó chủ tịch UBND Đỗ Anh Tuấn trực tiếp chỉ đạo việc xử lý các sai phạm. Thanh tra xây dựng của Sở xây dựng thành phố cùng với thanh tra của quận, Ủy ban nhân dân phường Tây Hồ cũng đang tổ chức thực hiện việc xử lý các sai phạm trên", ông Quang cho biết.
Đến nay, ở bãi đá sông Hồng không còn tình trạng bán vé cho khách vào tham quan, chụp ảnh nữa”, ông Quang khẳng định.
Ông Quang khẳng định sẽ quyết liệt xử lý các sai phạm tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân.
Quận Long Biên: Rút công quỹ khắc phục hậu quả
Thừa nhận trước đây thỉnh thoảng có một số đối tượng khai thác cát trộm vào ban đêm ở sát chân cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Ngọc Phan – Chủ tịch UBND phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), cho biết: “Về vấn đề này, phường đã có biện pháp dùng barie chặn đường dẫn ra đó, đồng thời đề nghị các đơn vị phối quản như giao thông vận tải, cảnh sát giao thông, công an phường… kiên quyết xử lý”.
Liên quan tới những hố “tử thần” mọc quanh chân cầu thuộc địa bàn quản lý của phường Long Biên, ông Phan nói: “Trước đây, từ những năm 1990 – 2004, công ty TNHH Lam Sơn được Chính phủ cấp phép cho khai thác cát ở đó. Vào thời điểm đó chưa có cầu Vĩnh Tuy.
Sau khi thành lập quận, cũng là thời gian hết hạn khai thác, thành phố, quận đã chỉ đạo đóng cửa bãi khai thác. Đó cũng là khoảng thời gian cầu Vĩnh Tuy bắt đầu được khởi công xây dựng.
|
Như vậy, những hố “tử thần” sâu hoắm mà phóng viên VTC News ghi nhận được là tàn dư để lại của việc khai thác cát từ những ngày chưa có cầu Vĩnh Tuy.
Ông Phan đồng thời khẳng định: “Hiện tại không còn tình trạng khai thác cát bừa bãi ở chân cầu Vĩnh Tuy. Chỉ có đơn vị trung chuyển được cấp phép của công ty Sơn Vinh được phép di chuyển tại khu vực này. Từ ngày khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy đến nay, việc khai thác bến bãi bồi ở đó bị dừng tuyệt đối”.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, công ty Lam Sơn đến nay đã giải thể. Như vậy, sẽ rất khó để quy trách nhiệm cho đơn vị này trong việc xử lý những “hố tử thần” đó, tránh gây hại tới cây cầu nghìn tỷ - Vĩnh Tuy.
Trước thực tế này, ông Phan nói: “Sau khi nhận được phản ánh của VTC News, nếu ban quản lý cầu cũng có ý kiến, phường sẽ bỏ nguồn kinh phí ra để san lấp những hố đó, tránh gây ảnh hưởng tới chân cầu”.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.
Minh Quân
Bình luận