Ung thư vú đang là căn bệnh nguy hiểm số 1 đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Theo báo cáo thống kê từ các cơ sở y tế, bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và tăng cao hơn so với trước đây.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác này, một trong số đó là hậu quả của cách sống không khoa học, không tổ chức, khiến cho các khối u ác tính có dịp tấn công và hủy hoại cơ thể.
Mới đây, câu chuyện về một tiến sĩ nữ trẻ trung, tương lai rạng ngời đã phải ra đi ở tuổi 32 do một thời gian phải chống chọi với căn bệnh ung thư vú đã được các bạn trẻ chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội facebook.
Nhân vật chính trong câu chuyện đó là cô Vu Quyên, một tiến sĩ du học xuất sắc ở hải ngoại, sau khi trở về Trung Quốc, cô đảm nhiện vị trí quan trọng tại trường đại học Phục Đán danh tiếng. Tuy nhiên, mọi thứ đã chính thức kết thúc vào ngày 19/4/2011, khi cô ra đi mãi mãi do căn bệnh tử thần mang tên ung thư vú.
Dưới đây là bức tâm thư có thể "cảnh tỉnh" bất cứ người trẻ nào đang có lối sống và cách sinh hoạt không lành mạnh, thức tỉnh họ phải có trách nhiệm và yêu thương bản thân của mình hơn:
Sức khỏe thực sự rất quan trọng. Vào thời khắc giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện rằng, bất kỳ sự làm thêm giờ nào đều khiến bản thân bạn thêm áp lực. Những nhu cầu thiết yếu như mua nhà, mua xe đều trở thành những thứ phù phiếm như áng mây trôi.
Nếu như bạn có thời gian, hãy cố gắng dành thời gian của mình ở bên lũ trẻ, đem tiền mua xe gửi tặng ba mẹ để họ có thể mua được những thứ cần thiết. Đừng nhất định ép mình phải mua nhà đẹp, chỉ cần có thể ở bên những người bạn yêu quý, đó chính là ngôi nhà ấm áp và đẹp đẽ nhất của bạn.
Trước tiên, tôi không phải bị bệnh di truyền.
Thứ hai, thể chất của tốt rất tốt.
Thứ ba, tôi vừa sinh con và mới chỉ cho bé bú trong 1 năm.
Thứ tư, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú đều ở độ tuổi trên 45, tôi chỉ có 31 tuổi. Vậy vì lý do gì?
Không đi ngủ trước 12h đêm
Suốt 10 năm nay, tôi có một thói quen là đi ngủ muộn. Thực tế, ngủ muộn ở độ tuổi của tôi không phải là một việc gì đó quá lớn. Những người tôi quen biết đều là những người ngủ muộn, nhưng tôi phải nói rằng việc thức khuya như vậy thực sự rất không tốt.
Nhìn lại 10 năm nay, kể từ khi phải tắt đèn sớm khi còn là sinh viên ở ký túc xá ở đại học, thực ra, lúc đó tôi thường xuyên thức khuya, về cơ bản tôi đã không hề đi ngủ trước 12h đêm.
Tôi học tập, tham gia các bài kiểm tra GRE, TOEFL, nghiên cứu sinh cùng nhiều bài thi khác khiến tôi luôn tìm cho mình một lý do chính đáng. Đồng thời, tôi cũng dành nhiều thời gian để trò chuyện trên mạng, ăn đêm, hát karaoke cùng nhóm bạn, thông thường ngủ sớm cũng là vào lúc 1h sáng.
Sau đó, tôi đã bị mắc bệnh ung thư, tôi bắt đầu nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc hay đọc những sách như Hoàng Đế Nội Kinh...
Tôi biết rằng, tầm quan trọng của việc ngủ đúng giấc: từ 11h đêm cho đến 1h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Bởi vì trong khoảng thời gian này, một số cơ quan cơ thể đóng một vai trò quan trọng.
Gan của tôi sau khi làm qua các xét nghiệm có chỉ số rất cao, nhưng trước đó tôi không hề có triệu chứng gì của bệnh gan. Tôi rất ngạc nhiên và rất nhanh hiểu được lý do tại sao chức năng gan của tôi nhanh chóng có vấn đề như vậy.
Bởi vì chức năng gan kém không thể tiếp tục quá trình hóa trị. Cùng với lời giải thích của bác sĩ, từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng là thời gian thải độc tốt nhất của gan.
Nếu chức năng gan không được nghỉ ngơi, nó sẽ gây ra lưu thông máu không đủ ở gan, rất khó để các tế bào gan hồi phục dẫn đến sự suy giảm và làm trầm trọng thêm. Có lẽ cách nói “thường xuyên thức khuya lâu dài cũng đồng nghĩa như việc tự sát” không phải là quá phóng đại.
Sau khi mắc bệnh, tôi đã nghĩ rằng, chúng ta nên chú ý nhiều hơn trong khoảng thời gian có thể kiểm soát được. Bạn có thể đi ngủ sớm và đối đãi với cơ thể mình thật tốt.
Tất cả những thứ giải trí như xem phim, tụ tập hát karaoke,... hãy thử nghĩ đó chỉ là sự khoái lạc tức thời, sau đó có còn gì không? Điều hết sức thực tại đó chính là cần phải xét đến sức khỏe của bạn.
Nghiện ăn
Trước khi bị bệnh, nếu như trên bàn ăn không có thịt, tôi sẽ cảm thấy rất khó nuốt và buồn tẻ. Bữa đó ăn cũng như không. Mẹ tôi cho rằng thói quen ăn uống đó của tôi là do được kế thừa từ cha tôi.
Cha tôi ở tuổi 30 đã là một đầu bếp đặc biệt nổi tiếng cấp quốc gia. Vào những năm 1990 có tới 1/3 đầu bếp ở địa phương tôi đều là học trò của ông. Trong thời đại thiếu thốn vật chất với tình trạng khan hiếm thịt cá như vậy nhưng tôi chưa từng phải ăn uống khổ sở, thậm chí còn được ăn thịt thoải mái.
Tôi thích chơi trò chơi con rắn tham ăn ở trên điện thoại. Giờ nghĩ lại bất luận bạn thông minh, sắc sảo như thế nào, bạn vẫn luôn luôn phải chịu những hậu quả của sự tham lam. Tôi có khác gì con rắn trong trò chơi ăn nhiều đến nỗi chính mình trở thành nạn nhân.
Video: Oái oăm người đàn ông 3 lần bị ung thư vú
Học tập và làm việc quá nhiều đến nỗi như “nhồi nhét”
Không biết có thể tự hào hay xấu hổ, khi đứng trên ranh giới mong manh của sự sống, tôi thấy mình đã dành tận 20 năm chỉ có đâm đầu vào mải mê học tập.
Luôn đeo nặng thành tích học tập, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian tuổi trẻ và cuộc sống của mình. Một khoảng thời gian khá dài, tôi thuộc diện tuýp con gái 2 tuần, có nghĩa là chỉ 2 tuần trước kỳ thi tôi mới nghiêm túc học tập. Đồng thời, thành tích cũng rất kém.
Sau đó, tôi bắt đầu cuộc tấn công “nhồi nhét”, biến cơ thể mình thành một chiếc bao và nhồi nhét đủ thứ bất luận ngày đêm. Thành tích đạt được nhiều nhất là 21 tiếng trong ngày chỉ dành học tập.
Tôi tin rằng những người có thói quen sinh hoạt giống tôi có rất nhiều. Vì vậy, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng cần phải thật sự để ý đến sức khoẻ của mình, đừng để cơ thể quá kiệt quệ!
– Tôi hy vọng những điều trên đây sẽ hữu ích với bạn. Đừng để thêm một trường hợp đáng tiếc nào xảy ra giống như tôi.
Bình luận