• Zalo

Nhói lòng tâm thư của chàng trai làm sụp đổ hình ảnh 'màu hồng' về du học sinh Nhật

Giáo dụcThứ Sáu, 28/07/2017 06:41:00 +07:00 Google News

Sang Nhật được hơn 3 tháng, chàng du học sinh Việt vẫn chưa thể đi làm thêm để gửi tiền về quê nhà, trả món nợ "khổng lồ" vì sức khỏe yếu, anh quyết định dù chỉ còn sống được ít ngày cũng phải đi bốc vác như bao bạn bè khác để có tiền gửi về quê.

"Bạn còn bao nhiêu ngày để sống? Tôi chỉ biết tôi còn rất ít….", chàng trai du học sinh (DHS) Nhật Bản mở đầu bức tâm thư bằng câu tự sự. 

Anh viết: "Đời người nó có quá nhiều chữ ngờ mà mãi ta không học hết được. Cuộc đời tôi là những nốt thăng trầm mà suốt 24 năm qua chưa một lần bình yên. Bệnh tật, ốm đau có là gì, sống chết nay mai có là gì, chỉ có chăng nhìn cảnh gia đình mình còn khốn khó lầm than thôi".

"Ngày qua đến Nhật đúng 2 tuần, tôi phát hiện mình không được bình thường. Vẫn cứ vui vẻ sống thôi, nhắn tin về báo cho chị cả biết rằng em bị bạo bệnh, không thể sống lâu được nữa. Tôi và chị giấu cha mẹ đến giờ. Giờ thì 3 tháng trôi qua, tôi chưa gửi về được đồng nào về nhà, không có việc làm khiến tôi càng lo lắng hơn".

buc-tam-tinh-dhs-viet-khoc-cho-mot-kiep-nguoi-tai-nhat-ban-3IC5UrEoPO0Gvzc

 Bức tâm thư của DHS Việt gây "sốt' ở Nhật Bản. 

"Tôi sợ mình phải đi vác Yamato, vác Sagawa, sợ những ngày nhịn đói, rồi liệu tôi có trụ được nổi để trả hết nợ không? Có những hôm tôi nằm xỉu trong nhà vệ sinh, tôi sợ mình càng đến gần với cái chết hơn. Hay cũng có những đêm không thở được tôi cũng không dám nhắm mắt ngủ vì sợ không tỉnh dậy nữa. Tất cả vì tôi còn nợ nần, còn trách nhiệu của một đứa con trai".

"Con số nợ nần đi Nhật, nợ của gia đình gần 400 - 500 triệu đồng, nhắm mắt xuôi tay rồi cũng hết, rồi ai sẽ thay tôi trả? Ba mẹ già đau ốm, trách nhiệm của đứa con trai, là nguồn sống duy nhất của cả gia đình không cho phép tôi được quỵ ngã, để rồi đem trách nhiệm đó khoác lên vai của cha mẹ già".

"Tôi hứa sẽ sắm sửa cho ba mẹ những thứ ba mẹ thích, coi như trả ơn một phần mà còn chưa làm được. Giờ còn để ba mẹ lo âu buồn rầu thì tôi quá bất hiếu rồi. Tôi phải cố gắng mạnh mẽ, phải cố gắng làm hết những gì có thể để trả xong nợ rồi về sống với ba mẹ những ngày còn lại nữa chứ…Nếu đến tháng sau vẫn chưa xin được việc, con sẽ đi làm bốc vác như bao bạn. Dẫu có nằm xuống bên này, con cũng chỉ mong được về nằm trên đất mẹ…Con nhớ nhà!".

buc-tam-tinh-dhs-viet-khoc-cho-mot-kiep-nguoi-tai-nhat-ban-pkBLoIQlKL0e9Vb 3

 Cảnh DHS ăn mì tôm trước cửa của nhà vệ sinh khiến ai cũng nhói lòng. 

Đọc thư của anh, có lẽ nhiều DHS khác cũng tìm được những nỗi niềm tâm tư tương đồng. Một nam DHS khác viết: "Ở nhà nhận tiền của con em gửi về thì cứ tưởng sang bên này sung sướng lắm, kiếm tiền dễ lắm, có biết đâu để kiếm được đồng tiền, những DHS phải làm quần quật mà tiền chỉ đủ trang trải học phí, ăn ở. Mì tôm là món thường ngày bởi tính thuận tiện, có thể ăn ở bất kỳ đâu, trên tàu điện, trước cửa nhà vệ sinh...". 

Thùy Trâm - DHS tại Tokyo, Nhật Bản kể, ngày đặt chân đến Tokyo, tôi thực sự choáng ngợp. Trâm hiểu rõ ở Tokyo mức sống rất cao, tiền thuê nhà và tiền ăn đắt đỏ nhưng vẫn chấp nhận chọn là điểm đến gắn bó trong suốt những năm du học, bởi nghe thông tin ở đây cơ hội việc làm thêm rộng mở, lương cao. 

01 4

 Nhiều DHS Việt quần quật trong nhưng quán ăn, cà phê ở Nhật. 

Trâm kể, Ở Tokyo cô gặp rất nhiều đồng hương. Họ làm việc trong những xưởng đồ ăn nhanh, quán ăn, siêu thị,... Để có tiền tự trang trải những chi phí ở nước, Trâm cũng phải làm cật lực trong một nhà hàng hải sản.

"Ở đây, sinh viên Việt Nam được quy định làm thêm không quá 28 tiếng/tuần, số tiền kiếm được tùy theo công việc và thời gian, có DHS 1 tháng hiếm được từ 8 - 12 man (khoảng 16 đến 24 triệu đồng), nhưng chi phí ở Nhật đắt đỏ nên tự nuôi được mình đã là may mắn rồi. Những bạn có học bổng thì số tiền làm thêm có thể tiết kiệm lại rồi gửi về quê được chút ít". 

610433 5

 Cảnh tượng DHS làm thêm ở nước ngoài không phải hiếm gặp. 

Quang Hải - Một DHS ở Fukuoka lý giải từ câu chuyện của mình: "Mình sinh ra ở một vùng ven ngoại ô Hà Nội, cha mẹ lao động chân tay. Vốn có học lực loại ưu, em định sẽ thi tuyển vào các trường đại học ở Thủ đô. Những năm "cơn bão" du học nước ngoài phát triển rầm rộ, Hải được những công ty tư vấn du học tặng những chiếc bánh vẽ "sang Nhật du học có thể làm thêm thừ 40 đến 60 triệu/tháng. 

Gia đình tức tốc đi vay "nóng" gần 500 triệu cho em xuất ngoại sang Nhật. Số tiền vay lớn, lãi lại cao, nhưng gia đình chấp nhận vì nghĩ mỗi năm em có thể kiếm được 480 triệu – 720 triệu, thì chỉ hơn 1 năm sẽ trả được nợ, đồng thời khi về nước em vừa có bằng cấp vừa có vốn liếng để khởi nghiệp làm ăn".

t685715 6

 Mì tôm là món thường trực của DHS Việt tại Nhật. 

Hải cho hay, từ khi sang Nhật, tất cả mọi thứ không như màu hồng. Để kiếm được số tiền trên, Hải phải còng lưng làm việc cật lực từ 12 - 14 tiếng đồng hồ liên tục cả tuần. "Mỗi ngày chỉ nghỉ được khoảng 4 - 5 tiếng, làm mệt không có thời gian nghỉ ngơi nên hầu như thời gian lên lớp không thể tỉnh táo tập trung được". Kết quả học tập sa sút, Hải phải thi lại và học lại nhiều môn. 

Video: Nhiều du học sinh ở Úc bị lừa vé máy bay tết.

 

Hải kể, nhiều bạn khi sang Nhật gặp rất nhiều khó khăn về giao tiếp nên phải chọn những công việc nặng nhọc ít phải tiếp xúc hơn. Có nhiều trường hợp chấp nhận bỏ học "đi làm chui" để kiếm tiền gửi về quê trả nợ. Nhiều bạn khi về nước giảm gần 10kg. Cũng có trường hợp làm đến kiệt sức rồi "ra đi", người thân ở quê thì không có tiền để sang đưa con em về nhà. Với DHS Nhật, bát cơm phải chan đầy nước mắt và nhiều khi cả máu. 

Dương Thương
Bình luận
vtcnews.vn