(VTC News) - Một phát hiện mới đây của các nhà khoa học Oxford (Anh) cho thấy: trẻ sinh non nếu được cho bú sữa mẹ sớm sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
Công trình nghiên cứu này đã được thực hiện với khoảng 400 em bé sinh non ít nhất là 5 tuần tuổi trên 54 bệnh viện ở khắp nước Anh và Ailen.
Những đứa trẻ sinh non thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương về đường ruột, bao gồm cả tình trạng viêm ruột hoại tử (NEC). Chính sự lo ngại đó mà các bé luôn nhận được sự chăm sóc đặc biệt, và thường là từ trước đến nay người ta vẫn có xu hướng trì hoãn việc cho bú sữa mẹ, mà thay vào đó là một chiếc ống để dẫn thức ăn.
Tuy nhiên, ngay cả với những chiếc ống này vẫn có thể gây nên những rắc rối cho bé, bao gồm cả vấn đề về gan.
Trong khi đó, các nhà khoa học tại trường ĐH Oxford lại cho rằng: thực sự những đứa bé này hoàn toàn không gặp phải bất cứ nguy hiểm nào nếu gỡ bỏ đi những chiếc ống truyền thức ăn này từ sớm- như nhiều người vẫn hay lo sợ.
Trong số 400 trẻ góp mặt vào công trình nghiên cứu này, có một nửa số bé được cho ăn sữa chỉ sau 2 ngày tuổi, trong khi một nửa số còn lại được cho ăn sau 6 ngày tuổi.
Hầu hết số trẻ trong cuộc nghiên cứu (chiếm khoảng 3/4 số trẻ) được cho bú sữa mẹ.
Kết quả cho thấy: việc trẻ tự ăn sữa được sẽ dễ dàng hơn ở những đứa bé được bắt đầu cho ăn sữa chỉ sau 2 ngày tuổi (nhóm 1). Tính trung bình, những đứa trẻ được bắt đầu cho ăn sữa sau 2 ngày tuổi, sẽ có khả năng ăn sữa hoàn toàn chỉ trong 18 ngày tuổi.
Trong khi đó với những đứa trẻ thuộc nhóm 2 (chỉ bắt đầu được cho ăn sữa sau 6 ngày tuổi) thì phải mất đến 21 ngày mới làm được điều đó.
Ngoài ra, những đứa trẻ được cho ăn sữa sớm chỉ mất trung bình 11 ngày nằm trong lồng kính, trong khi số trẻ thuộc nhóm 2 phải mất 15 ngày.
Điểm đáng chú ý là hầu như không có sự khác biệt lớn nào về các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng giữa 2 nhóm trẻ, bao gồm cả hiện tượng viêm ruột hoại tử.
Điều này dẫn tới sự thay đổi trong cách thức chăm sóc trẻ sinh non.
Theo TS Dr Alison Leaf và GS Peter Brocklehurst- 2 đồng tác giả của công trình nghiên cứu thì: “Việc cho ăn sớm sẽ tốt hơn với những đứa trẻ có nguy cơ cao này, và trẻ cũng sẽ đạt tới khả năng ăn hoàn toàn sớm hơn. Hẳn nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm việc truyền dịch vào bên trong cơ thể của trẻ.”
Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng phát hiện của họ sẽ làm thay đổi quan niệm và cách thức chăm sóc trẻ sinh non, nhằm mang đến một kết quả tốt đẹp hơn cho cả bé và gia đình; bởi việc sớm ra khỏi những chiếc lồng chăm sóc không chỉ giúp giải phóng không gian, và còn làm giảm sức ép về mặt tài chính và tinh thần cho cả gia đình của bé.
Phương Hiền
Công trình nghiên cứu này đã được thực hiện với khoảng 400 em bé sinh non ít nhất là 5 tuần tuổi trên 54 bệnh viện ở khắp nước Anh và Ailen.
Những đứa trẻ sinh non thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương về đường ruột, bao gồm cả tình trạng viêm ruột hoại tử (NEC). Chính sự lo ngại đó mà các bé luôn nhận được sự chăm sóc đặc biệt, và thường là từ trước đến nay người ta vẫn có xu hướng trì hoãn việc cho bú sữa mẹ, mà thay vào đó là một chiếc ống để dẫn thức ăn.
Tuy nhiên, ngay cả với những chiếc ống này vẫn có thể gây nên những rắc rối cho bé, bao gồm cả vấn đề về gan.
Trong khi đó, các nhà khoa học tại trường ĐH Oxford lại cho rằng: thực sự những đứa bé này hoàn toàn không gặp phải bất cứ nguy hiểm nào nếu gỡ bỏ đi những chiếc ống truyền thức ăn này từ sớm- như nhiều người vẫn hay lo sợ.
Trong số 400 trẻ góp mặt vào công trình nghiên cứu này, có một nửa số bé được cho ăn sữa chỉ sau 2 ngày tuổi, trong khi một nửa số còn lại được cho ăn sau 6 ngày tuổi.
Kết quả cho thấy: việc trẻ tự ăn sữa được sẽ dễ dàng hơn ở những đứa bé được bắt đầu cho ăn sữa chỉ sau 2 ngày tuổi (nhóm 1). Tính trung bình, những đứa trẻ được bắt đầu cho ăn sữa sau 2 ngày tuổi, sẽ có khả năng ăn sữa hoàn toàn chỉ trong 18 ngày tuổi.
Trong khi đó với những đứa trẻ thuộc nhóm 2 (chỉ bắt đầu được cho ăn sữa sau 6 ngày tuổi) thì phải mất đến 21 ngày mới làm được điều đó.
Ngoài ra, những đứa trẻ được cho ăn sữa sớm chỉ mất trung bình 11 ngày nằm trong lồng kính, trong khi số trẻ thuộc nhóm 2 phải mất 15 ngày.
Điểm đáng chú ý là hầu như không có sự khác biệt lớn nào về các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng giữa 2 nhóm trẻ, bao gồm cả hiện tượng viêm ruột hoại tử.
Điều này dẫn tới sự thay đổi trong cách thức chăm sóc trẻ sinh non.
Theo TS Dr Alison Leaf và GS Peter Brocklehurst- 2 đồng tác giả của công trình nghiên cứu thì: “Việc cho ăn sớm sẽ tốt hơn với những đứa trẻ có nguy cơ cao này, và trẻ cũng sẽ đạt tới khả năng ăn hoàn toàn sớm hơn. Hẳn nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm việc truyền dịch vào bên trong cơ thể của trẻ.”
Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng phát hiện của họ sẽ làm thay đổi quan niệm và cách thức chăm sóc trẻ sinh non, nhằm mang đến một kết quả tốt đẹp hơn cho cả bé và gia đình; bởi việc sớm ra khỏi những chiếc lồng chăm sóc không chỉ giúp giải phóng không gian, và còn làm giảm sức ép về mặt tài chính và tinh thần cho cả gia đình của bé.
Phương Hiền
Bình luận