• Zalo

Bom mìn Việt Nam: Mất 300 năm để dọn sạch

Thời sự Thứ Năm, 04/04/2013 06:46:00 +07:00Google News

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót tại Việt Nam đã làm tử vong hơn 40.000 người và hơn 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn ở nông thôn.

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót tại Việt Nam đã làm tử vong hơn 40.000 người và hơn 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn ở nông thôn.

Đặc biệt, số vụ tai nạn năm sau có chiều hướng tăng cao hơn, nguy hiểm hơn so với các năm trước. Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn trong việc giảm thiệt hại từ tai nạn bom mìn.

Đây là thông tin
được các cơ quan chức năng cung cấp nhân ngày thế giới phòng chống bom mìn (4/4).

Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng ở 6 tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi đã có trên 22.800 người là nạn nhân của bom mìn, cụ thể đã có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương; trong đó 61% nạn nhân có độ tuổi dưới 30.

Bom mìn đã làm tử vong hơn 40.000 người và hơn 60.000 người bị thương 
Các chuyên gia quân sự cho rằng nguyên nhân tai nạn chủ yếu xảy ra do người dân và trẻ em không có hiểu biết về xử lý về vũ khí, bom mìn, vật liệu nổ. Đặc biệt, việc dò tìm lén lút phế liệu từ bom mìn cũng góp phần tăng số lượng người tử vong và thương tích.

Thống kê cho thấy tai nạn do thu nhặt kim loại phế liệu chiếm tới 34%; do canh tác, chăn thả chiếm 27%; do đùa nghịch với vật liệu chiếm 21%...


 Hiện nay, Việt Nam còn sót lại nhiều bom mìn, các vật liệu nổ là hậu quả để lại sau nhiều năm chiến tranh. Theo Bộ Quốc phòng, ước tính có tới 600.000 tấn bom mìn còn sót lại nằm rải rác trên cả nước, ảnh hưởng đến 6,6 triệu ha đất đai (chiếm hơn 20% diện tích cả nước).
Ô nhiễm bom mìn đã gây tổn thất nặng nề về tính mạng, tài sản, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, phát triển ổn định bền vững.

Đặc biệt, ô nhiễm bom mìn đang hạn chế diện tích đất sinh hoạt, đất canh tác khiến nhiều nơi người dân bị đói nghèo

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết, hàng năm Việt Nam đã dành khoảng 80-100 triệu USD để thực hiện công tác rà phá bom mìn.

Từ năm 2000-2008, cả nước đã làm sạch được hơn 100.000 ha đất đai ô nhiễm (tốn khoảng 100 triệu USD) nhưng mới chiếm chiếm 3,28% diện tích bị ô nhiễm trong toàn quốc.

“Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỷ USD và với tốc độ rà phá hiện nay, khoảng 300 năm nữa Việt Nam mới loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ. Vì vậy, Việt Nam đang cần sự hỗ trợ đầu tư của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình rà phá bom mìn,”  Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nói.

Trước mắt, đến năm 2025, Việt Nam cần huy động thêm khoảng 14.000 tỷ đồng (tương đương 700 triệu USD) để khắc phục hậu quả bom mìn và đang rất cần sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của bạn bè quốc tế.






Theo Hồng Kiều/ Vietnam+

Bình luận
vtcnews.vn