(VTC News) - Rác thải từ những đoàn người leo núi đang biến 'nóc nhà thế giới' thành một quả bom phế thải khổng lồ
Khi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay leo lên tới đỉnh núi Everest vào năm 1953, đây là một địa điểm lạnh lẽo nhất trên thế giới với độ cao lên tới 8.848m so với mực nước biển.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 62 năm qua, 4.000 nhà thám hiểm đã chinh phục đỉnh núi này và hàng trăm người khác đang mong muốn có thể một lần được đặt chân lên nóc nhà của thế giới trong những cuộc phiêu lưu kéo dài khoảng 2 tháng mỗi khi mùa xuân về.
Trên con đường dài dằng dặc lên tới đỉnh núi, các nhà thám hiểm phải nghỉ ngơi, sinh hoạt và trong quá trình đó, họ để lại phân, nước tiểu, rác thải và thậm chí cả những xác chết. Quá trình này đã diễn ra nhiều năm và đang dần biến "nóc nhà của thế giới" thành một nhà vệ sinh khổng lồ.
Mark Jenkins, một nhà leo núi nổi tiếng đã phát biểu trên National Geographic rằng: "Hai con đường chính ngạch là chóp phía Bắc và chóp phía Nam không những đông người mà còn thực sự bị ô nhiễm trầm trọng với những loại rác thải con người để lại sau khi cắm trại".
Còn người đứng đầu Hiệp hội leo núi Nepal, ông Ang Tshering đã chính thức lên tiếng cảnh báo về mức độ ô nhiễm tại đỉnh Everest đã ở mức cực kỳ nghiêm trọng và có thể tạo ra những mầm mống bệnh tật tại đây.
Tại trại chính, chất thải được tập trung tại một chỗ sau đó được đem đến nơi xử lý khi đã đầy. Còn khi lên đến đỉnh núi, những người leo núi thường đào hố trên tuyết để chôn chất thải. Tuy nhiên, do đã được tích tụ lâu năm, đống phế thải này đang dần trở nên khó kiểm soát.
Trong khi đó, chính phủ Nepal chưa có kế hoạch nào để xử lý vấn đề này. Nhưng bắt đầu từ mùa leo núi năm nay, nhân viên ở trại dưới chân núi sẽ giám sát chặt chẽ rác thải.
Năm ngoái, Nepal áp dụng luật mới, yêu cầu mỗi người leo núi khi xuống chân núi phải đem theo khoảng 9kg rác, ước tính đúng bằng số rác mà họ thải ra suốt chặng leo. Đội leo núi phải đặt cọc 4.000 USD và sẽ mất số tiền này nếu không tuân thủ quy định.
Khánh Huy (theo WashingtonPost)
Khi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay leo lên tới đỉnh núi Everest vào năm 1953, đây là một địa điểm lạnh lẽo nhất trên thế giới với độ cao lên tới 8.848m so với mực nước biển.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 62 năm qua, 4.000 nhà thám hiểm đã chinh phục đỉnh núi này và hàng trăm người khác đang mong muốn có thể một lần được đặt chân lên nóc nhà của thế giới trong những cuộc phiêu lưu kéo dài khoảng 2 tháng mỗi khi mùa xuân về.
Nóc nhà của thế giới đang trở thành một quả bom rác thải khổng lồ |
Mark Jenkins, một nhà leo núi nổi tiếng đã phát biểu trên National Geographic rằng: "Hai con đường chính ngạch là chóp phía Bắc và chóp phía Nam không những đông người mà còn thực sự bị ô nhiễm trầm trọng với những loại rác thải con người để lại sau khi cắm trại".
Còn người đứng đầu Hiệp hội leo núi Nepal, ông Ang Tshering đã chính thức lên tiếng cảnh báo về mức độ ô nhiễm tại đỉnh Everest đã ở mức cực kỳ nghiêm trọng và có thể tạo ra những mầm mống bệnh tật tại đây.
Tại trại chính, chất thải được tập trung tại một chỗ sau đó được đem đến nơi xử lý khi đã đầy. Còn khi lên đến đỉnh núi, những người leo núi thường đào hố trên tuyết để chôn chất thải. Tuy nhiên, do đã được tích tụ lâu năm, đống phế thải này đang dần trở nên khó kiểm soát.
Trong khi đó, chính phủ Nepal chưa có kế hoạch nào để xử lý vấn đề này. Nhưng bắt đầu từ mùa leo núi năm nay, nhân viên ở trại dưới chân núi sẽ giám sát chặt chẽ rác thải.
Năm ngoái, Nepal áp dụng luật mới, yêu cầu mỗi người leo núi khi xuống chân núi phải đem theo khoảng 9kg rác, ước tính đúng bằng số rác mà họ thải ra suốt chặng leo. Đội leo núi phải đặt cọc 4.000 USD và sẽ mất số tiền này nếu không tuân thủ quy định.
Khánh Huy (theo WashingtonPost)
Bình luận