(VTC News) – Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phải giải trình trước Quốc hội về vấn đề bội chi lớn và lặp lại trong nhiều năm.
ĐB Quốc hội: "Kỷ luật ngân sách có vấn đề"
Chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Nhiều đại biểu thể hiện thái độ bức xúc về vấn đề kỷ luật ngân sách không được thực hiện nghiêm và tình trạng này lặp đi lặp lại qua nhiều năm mà không được khắc phục.
Phát biểu trước hội trường, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, báo cáo nói tăng thu, nhưng thực chất là hụt thu, vì chủ yếu chúng ta tăng thu do giá dầu và thu cấp quyền sử dụng đất.
Đại biểu Hùng dẫn chứng bội chi lớn, vượt xa Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết bội chi năm 2013 ban đầu là 4,8%, rồi điều chỉnh lên 5,3% nhưng thực tế là 6,6%.
Bội chi lớn gây hậu quả xấu đối với nền tài chính, nợ công, thất thoát lãng phí, thói quen trong quản lý sử dụng ngân sách…
Vì vậy, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ cần có báo cáo thêm để các đại biểu không còn “lăn tăn thêm nữa trước khi bấm nút thông qua quyết toán”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) thắc mắc, chi, bội ngân sách lớn nhưng thực tế có những khoản đã công bố, bố trí rồi, có tiền mà không chi được hoặc chi không đạt dự toán như chính sách với người có công, khoản chi cho giáo dục, khoa học công nghệ. Đại biểu Lê Nam đề nghị phải quản lý chặt chẽ hơn nữa.
Trong khi đó, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) thể hiện sự bức xúc và nêu vấn đề kỷ luật ngân sách có vấn đề. Hiện nay, chưa có ai bị khiển trách, xử lý c, dù báo cáo năm nào cũng nêu nhiều khuyết điểm.
Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị: “Quốc hội khi thông qua dự toán ngân sách cần phải có quy định “cứng” để tránh tình trạng quyết dự toán rồi, nhưng chi tiêu vẫn vượt lên và tới khi quyết toán thì “sự đã rồi”. Không thể để cứ tăng thu, tăng chi theo kiểu “nước lên thuyền lên” thì không còn kỷ cương ngân sách gì nữa” .
Nợ công vẫn an toàn
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bội chi năm 2013 được Quốc hội quyết định là 162.000 tỷ đồng , tương đương 4,8% GDP, sau đó điều chỉnh lên thành 195.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Nhưng quyết toán bội chi của Chính phủ là trên 236.000 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, như vậy vượt trên 41.000 tỷ đồng.
“Bội chi tăng là do tăng chi hoàn trả thuế VAT (13.000 tỷ đồng), tăng chi giải ngân ODA (trên 29.000 tỷ đồng)..”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải.
Cụ thể, về hoàn trả thuế VAT, khi nhập khẩu thì doanh nghiệp phải nộp VAT đầu vào, xuất khẩu thì được hoàn trả VAT đã nộp, số này được trừ vào ngân sách do Quốc hội duyệt.
Từ năm 2011 đến nay, số tiền chi thuế VAT đều vượt so với số Quốc hội duyệt. Để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp, Nhà nước ứng kho bạc để hoàn trả cho doanh nghiệp. Nợ VATđến năm 2011 còn 13.000 tỷ đồng.
Vì vậy Chính phủ xin giải quyết dứt điểm số nợ VAT trong năm 2013, gây nên bội chi lớn.
Với tăng chi từ nguồn vốn ODA, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết mấy năm qua số giải ngân ODA đều cao hơn dự toán do các ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng.
“2013 tăng chi giải ngân ODA là trên 29.000 tỷ đồng chủ yếu để đầu tư cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ. Số tăng chi ODA chủ yếu cho giao thông, (tăng 21.236 tỷ đồng, cho các dự án như cảng Cái Mép-Thị Bải, cầu Nhật Tân, đường sắt đô thị Hà Nội-Hà Đông.. những dự án này đều thực hiện cao hơn rất nhiều so với dự toán)”, ông Dũng lý giải.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết số này Chính phủ đã tính vào nợ công. Vì vậy tăng bội chi nhưng không làm tăng nợ công.
Về nguồn bù đắp bội chi, năm 2013 vay trong nước là trên 180.00 tỷ đồng; vay nước ngoài là trên 56.000 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu-chi như trên, tính đến hết năm 2013 so với GDP thực tế thì dư nợ Chính phủ là 42,6%, dự nợ nước ngoài của quốc gia là 37%, nợ công là 54,5%.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công vẫn ở trong giới hạn an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
“Nguyên nhân bội chi có từ việc dự toán chưa sát thực tế thực hiện. Vì vậy Thủ tướng đã có chỉ thị về quản lý giải ngân ODA, góp phần quản lý nợ công. Chính phủ cũng đã đánh giá lại chiến lược nợ công”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận vẫn còn tình trạng thất thu trong quản lý ngân sách, nhất là trong thu thuế.
Phạm Thịnh
ĐB Quốc hội: "Kỷ luật ngân sách có vấn đề"
Chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Nhiều đại biểu thể hiện thái độ bức xúc về vấn đề kỷ luật ngân sách không được thực hiện nghiêm và tình trạng này lặp đi lặp lại qua nhiều năm mà không được khắc phục.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) |
Đại biểu Hùng dẫn chứng bội chi lớn, vượt xa Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết bội chi năm 2013 ban đầu là 4,8%, rồi điều chỉnh lên 5,3% nhưng thực tế là 6,6%.
Bội chi lớn gây hậu quả xấu đối với nền tài chính, nợ công, thất thoát lãng phí, thói quen trong quản lý sử dụng ngân sách…
Vì vậy, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ cần có báo cáo thêm để các đại biểu không còn “lăn tăn thêm nữa trước khi bấm nút thông qua quyết toán”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) thắc mắc, chi, bội ngân sách lớn nhưng thực tế có những khoản đã công bố, bố trí rồi, có tiền mà không chi được hoặc chi không đạt dự toán như chính sách với người có công, khoản chi cho giáo dục, khoa học công nghệ. Đại biểu Lê Nam đề nghị phải quản lý chặt chẽ hơn nữa.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) |
Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị: “Quốc hội khi thông qua dự toán ngân sách cần phải có quy định “cứng” để tránh tình trạng quyết dự toán rồi, nhưng chi tiêu vẫn vượt lên và tới khi quyết toán thì “sự đã rồi”. Không thể để cứ tăng thu, tăng chi theo kiểu “nước lên thuyền lên” thì không còn kỷ cương ngân sách gì nữa” .
Nợ công vẫn an toàn
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bội chi năm 2013 được Quốc hội quyết định là 162.000 tỷ đồng , tương đương 4,8% GDP, sau đó điều chỉnh lên thành 195.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng |
“Bội chi tăng là do tăng chi hoàn trả thuế VAT (13.000 tỷ đồng), tăng chi giải ngân ODA (trên 29.000 tỷ đồng)..”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải.
Cụ thể, về hoàn trả thuế VAT, khi nhập khẩu thì doanh nghiệp phải nộp VAT đầu vào, xuất khẩu thì được hoàn trả VAT đã nộp, số này được trừ vào ngân sách do Quốc hội duyệt.
Từ năm 2011 đến nay, số tiền chi thuế VAT đều vượt so với số Quốc hội duyệt. Để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp, Nhà nước ứng kho bạc để hoàn trả cho doanh nghiệp. Nợ VATđến năm 2011 còn 13.000 tỷ đồng.
Vì vậy Chính phủ xin giải quyết dứt điểm số nợ VAT trong năm 2013, gây nên bội chi lớn.
Lời hứa của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn trước Quốc hội:
Nguồn: VTV
Với tăng chi từ nguồn vốn ODA, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết mấy năm qua số giải ngân ODA đều cao hơn dự toán do các ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng.
“2013 tăng chi giải ngân ODA là trên 29.000 tỷ đồng chủ yếu để đầu tư cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ. Số tăng chi ODA chủ yếu cho giao thông, (tăng 21.236 tỷ đồng, cho các dự án như cảng Cái Mép-Thị Bải, cầu Nhật Tân, đường sắt đô thị Hà Nội-Hà Đông.. những dự án này đều thực hiện cao hơn rất nhiều so với dự toán)”, ông Dũng lý giải.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết số này Chính phủ đã tính vào nợ công. Vì vậy tăng bội chi nhưng không làm tăng nợ công.
Về nguồn bù đắp bội chi, năm 2013 vay trong nước là trên 180.00 tỷ đồng; vay nước ngoài là trên 56.000 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu-chi như trên, tính đến hết năm 2013 so với GDP thực tế thì dư nợ Chính phủ là 42,6%, dự nợ nước ngoài của quốc gia là 37%, nợ công là 54,5%.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công vẫn ở trong giới hạn an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
“Nguyên nhân bội chi có từ việc dự toán chưa sát thực tế thực hiện. Vì vậy Thủ tướng đã có chỉ thị về quản lý giải ngân ODA, góp phần quản lý nợ công. Chính phủ cũng đã đánh giá lại chiến lược nợ công”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận vẫn còn tình trạng thất thu trong quản lý ngân sách, nhất là trong thu thuế.
Phạm Thịnh
Bình luận