Khi mẫu 737-100 ra mắt vào năm 1968, thân máy được thiết kế khá thấp so với mặt đất để hành khách dễ dàng lên máy bay bằng thang. Boeing duy trì mẫu máy bay bán chạy nhất của mình trong nhiều năm và có được hợp đồng với nhiều đối tác.
Lúc bấy giờ, nhiều người quên rằng hãng đã nâng cấp động cơ phản lực trở nên lớn hơn để cải thiện quá trình bay. Boeing đã phải đưa ra các giải pháp sáng tạo trên các mẫu máy bay kế tiếp để động cơ cất cánh ngày càng hiệu quả.
Trên 737 MAX, mẫu máy bayđược ra mắt vào năm 2017, các động cơ trên cánh được đặt cao hơn và xa hơn so với các mẫu cũ. Boeing phát hiện ra rằng kích thước và vị trí lớn hơn của động cơ sẽ khiến mũi máy bay có xu hướng chếch lên trong một số thao tác có tốc độ cao nhất định.
Điều này dẫn đến nguy cơ máy bay có thể mất lực nâng. Đề phòng điều này, Boeing bổ sung một chương trình điều khiển chuyến bay có tên MCAS (tạm dịch là Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động) để tự động đẩy mũi xuống khi máy bay đang bay bằng tay và khi gặp rủi ro mất lái.
Người ta nghi ngờ rằng góc tấn trong động cơ bị lỗi đã kích hoạt MCAS trên chuyến bay 610 của hãng Lion Air. Điều này dẫn đến việc máy bay lao xuống biển ngoài khơi Indonesia ngay sau khi cất cánh vào ngày 29/10/2018, giết chết tất cả 186 người trên máy bay.
Sự giống nhau giữa vụ tai nạn đó và vụ rơi máy bay của hãng hàng không Etopian Airlines làm thiệt mạng 157 người đã khiến các cơ quan quản lý trên toàn thế giới phải ra lệnh cấm với 737 MAX trong khi đợi kết quả điều tra từ các nhà chuyên môn.
Từ những năm 2010, Boeing đã cân nhắc việc thay thế 737 bằng một mẫu máy bay hoàn toàn mới với thân máy bay hình elip, có trọng lượng nhẹ hơn, một hệ thống tiên tiến và dĩ nhiên, khoang máy rộng hơn để phù hợp với động cơ lớn hơn, hiệu quả hơn.
“Nếu bạn tạo ra một thiết kế mới và rõ ràng, bạn có thể đã tiên liệu được nhiều rủi ro hơn trong hệ thống”, ông John Johnman, giáo sư hàng không tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Vụ cháy pin lithium-ion dẫn đến việc đình chỉ bay ba tháng của Boeing 787 vào năm 2013 đã báo hiệu cho điều bất ổn trong hệ thống động cơ mới của hãng. Nhà phân tích Richard Aboulafia của Teal Group cho rằng: “Sẽ không mấy khả quan để Boeing có thể tìm ra giải pháp trong một khoảng thời gian hợp lý”.
So với vụ việc trên thì vấn đề MCAS có vẻ đơn giản hơn nhưng hậu quả diễn ra lại nghiêm trọng hơn nhiều. Boeing đang nghiên cứu một bản vá phần mềm và cải tiến cảm biến góc tấn kết hợp với thay đổi chương trình đào tạo phi công. Qua hai cuộc điều tra sự cố, các chuyên gia cho rằng giải pháp trên sẽ giải quyết được vấn đề.
737 là mẫu máy bay bán chạy nhất mọi thời đại, với hơn 10.000 chiếc được sản xuất - do đó thiết kế và hệ thống trên mẫu máy bay đã được chứng thực. Việc tái định vị động cơ trên phiên bản mới không phải là một cú đánh liều của hãng.
Giáo sư Hansman cho rằng: “Hệ thống tăng cường độ ổn định sẽ hoạt động tốt và một khi Boeing vận hành bản vá phần mềm, tôi nghĩ 737 sẽ cất cánh an toàn trở lại”.
Video: Giải mã động cơ Boeing 737 MAX 8
Trước những áp lực kinh doanh, các nhà sản xuất thường chọn giải pháp cập nhật một thiết kế cũ. Nó nhanh hơn, rẻ hơn và quá trình chứng nhận cũng dễ dàng hơn so với việc ra mắt mẫu mới hoàn toàn.Vào năm 2010, Airbus đã cải tiến động cơ mới, hiệu quả hơn và đưa lên mẫu A320 trong khi vẫn giữ được thân máy hẹp.
Lúc bấy giờ, Boeing lo ngại rằng họ sẽ mất thị phần trong vòng 7 đến 10 năm nữa. Vì thế, việc dành thời gian nghiên cứu và cho ra mắt một mẫu máy bay mới hoàn toàn là rất rủi ro với Boeing.
Một phân tích dựa trên mô hình lý thuyết trò chơi được thực hiện bởi James KD Morrison, một sinh viên dưới sự hướng dẫn của Hansman, ủng hộ suy nghĩ trên của Boeing.
Giáo sư Hansman cho biết: “Mặc dù bạn sẽ có được hiệu suất cao hơn với một thiết kế mới, nhưng cuối cùng bạn sẽ thua bởi vì trong 10 năm đó, đối thủ của bạn sẽ bán được số lượng máy bay lên đến mức nào. Từ quan điểm kinh doanh, tôi không nghĩ Boeing có nhiều lựa chọn”.
Bình luận