• Zalo

Bóc trần mọi luận điệu xảo tráo của Trung Quốc

Thời sựThứ Sáu, 30/05/2014 06:21:00 +07:00Google News

(VTC News) – Đã 30 ngày kể từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc vẫn liên tục đưa ra những luận điệu xảo trá không thể chấp nhận được.

(VTC News) – Đã 30 ngày kể từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc liên tục đưa ra những luận điệu xảo trá không thể chấp nhận được.

Đòi Việt Nam rút tàu vì tình hữu nghị hai nước!

Những ngày qua, trên các kênh quốc tế mà tàu Cảnh sát biển Việt Nam bắt sóng được, rất nhiều lần các tàu của Trung Quốc phát đi những thông tin xuyên tạc với luận điệu: Các tàu của Việt Nam hãy rút về vì tình hữu nghị giữa 2 nước. Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp (!)

Hình ảnh các tàu Trung Quốc bao vây tàu Việt Nam.
Hình ảnh các tàu Trung Quốc bao vây tàu Việt Nam (Ảnh: Quang Tùng) 

Thật nực cười khi Trung Quốc vừa phun vòi rồng, đâm vỡ tàu của ta, vừa tung ra những luận điệu xảo trá về "tình hữu nghị"!

Đáp lại những luận điệu mưu mô, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư của ta vẫn vững vàng, tiếp tục kiên trì làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Trung Quốc chấm dứt những hành động xâm phạm ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế.

Video: Vì sao Trung Quốc ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp?

Trơ tráo tuyên bố chủ quyền

Trong những lần giáp mặt giữa đôi bên, các tàu chấp pháp của ta đều dõng dạc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và lực lượng ra khỏi vùng biển của Việt Nam nhưng Trung Quốc vẫn trơ tráo tuyên bố đó là vùng biển Trung Quốc đang quản lý, cho rằng các tàu của Việt Nam đang đi vào vùng có tranh chấp.

Trong một diễn biến khác, vào 8h10 sáng 30/5, tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam tiến sâu vào khu vực Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép, phía Trung Quốc đã điều khoảng 15 tàu Hải giám, Hải tuần… ra ngăn cản lực lượng chấp pháp của ta làm nhiệm vụ trên vùng biển Việt Nam.

Cận cảnh một tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan phi pháp.
Cận cảnh một tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan phi pháp (Ảnh: Quang Tùng) 

Phía Trung Quốc đáp trả bằng giọng điệu xuyên tạc, ngang ngược cho rằng, từ ngày 2/5, các tàu Việt Nam nhiều lần đi vào vùng biển Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan.

Trung Quốc tuyên bố đây là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, nếu Việt Nam không tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả.

Vu khống tàu Việt Nam đâm giàn khoan và tự chìm

Tân Hoa Xã đổ lỗi cho Việt Nam trong vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng. Hãng thông tấn này còn ngang nhiên khẳng định tàu Việt Nam tự lật giữa biển.

“Hành động ngày càng khiêu khích và nguy hiểm của tàu Việt Nam đối với tàu Trung Quốc trên Biển Đông dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc ngày 26/5, đẩy tình hình thêm căng thẳng. Một tàu cá Việt Nam đã tự lật sau khi đâm vào tàu Trung Quốc. May mắn, thủy thủ đoàn được cứu sống ngay lập tức và không bị thương”, Tân Hoa Xã ngày 28/5 đưa tin, bóp méo sự thật về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ngày 26/5.

Cận cảnh tàu ĐNa 90152 trong tình trạng nửa chìm nửa nổi (Ảnh: Bửu Lân) 

Tờ báo của chính phủ Trung Quốc vu khống Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan nước họ và các quan chức Việt Nam vô lý buộc tội Trung Quốc. Tân Hoa Xã còn ngang nhiên tuyên bố: “Vụ tai nạn tàu chìm là kết quả của hành động tấn công kiểu cảm tử khi tàu Việt Nam tiến vào vùng biển của Trung Quốc, đụng độ với một trong những tàu của Bắc Kinh đang bảo vệ giàn khoan. Phía Trung Quốc đã kìm chế và cảnh báo nhưng tàu cá Việt Nam phớt lờ”.

Tiếp đó hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc đổ lỗi hoàn toàn cho Việt Nam về vụ tai nạn và trắng trợn khẳng định việc khoan dầu là hợp pháp.


Sai lầm cố ý của đại diện lâm thời Trung Quốc tại Indonesia


Trong một bài viết đăng ngày 20/5 do ông Lưu Hồng Dương, Đại diện lâm thời của Trung Quốc tại Indonesia ký tên có viết, quần đảo Tây Sa (tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa) là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và viện dẫn công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958 là bằng chứng “công nhận quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc”.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy. (Ảnh: Người lao động)
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy. (Ảnh: Người lao động) 

Ngày 28/5, báo The Jakarta Post đã đăng ý kiến của Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy phản bác luận điệu vu cáo trắng trợn của Trung Quốc nhằm biện minh cho hành động ngang ngược của nước này ở biển Đông.

Bài báo của  Đại sứ Nguyễn Hồng Thủy đăng trên tờ Jakarta Post
Bài báo của Đại sứ Nguyễn Hồng Thủy đăng trên tờ Jakarta Post  

Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy coi việc ông Lưu Hồng Dương viện dẫn văn bản là một “sai lầm cố ý”. Nhà ngoại giao Việt Nam nêu rõ công thư năm 1958 không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa nên không có giá trị pháp lý, chưa kể khi đó các quần đảo này thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.

Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy cũng đề cập đến Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc (một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc), trong đó khẳng định rõ nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể tạo lập chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ.

Video: Thứ trưởng Phạm Quang Vinh phản đối Trung Quốc trên kênh CNN
Nhận vơ chủ quyền Việt Nam là điều hết sức vô lý và mơ hồ

Ngày 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng: "Quần đảo “Tây Sa” tức Hoàng Sa của Việt Nam, từ lâu là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên "là một điều hết sức vô lý và mơ hồ".

Các nhà lịch sử và nghiên cứu Việt Nam và thế giới đều khẳng định, trong suốt 2.000 năm qua toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Theo nhà sử học Vũ Minh Giang, cuốn sách sớm nhất được các học giả Trung Quốc dẫn ra làm căn cứ về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Họ cũng tự cho rằng, các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và nhất là từ triều Thanh đến nay, Trung Quốc liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.

Trung Quốc đang mơ hồ trong cái gọi là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc đang mơ hồ trong cái gọi là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Phương pháp diễn giải của các tác giả cuốn sách này là không nói rõ bối cảnh lịch sử, trích dẫn cắt xén tư liệu để người đọc khó hình dung được bối cảnh lịch sử, ngữ cảnh nguyên tác, rồi giải thích ý nghĩa những đoạn trích ấy theo ý mình.

Video Trung Quốc tạo bằng chứng giả, vu cáo Việt Nam:

Tài liệu này được dẫn lại ở rất nhiều nơi, đăng trên cả trang thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với lập luận hai quần đảo này do người dân Trung Quốc phát hiện và đặt tên sớm nhất (từ thời Đông Hán cách nay khoảng 2.000 năm).

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Các nhà lịch sử Việt Nam cho rằng, luận lý của một số học giả Trung Quốc về chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời nhà Hán cách đây khoảng 2.000 năm và được Trung Quốc thực thi chủ quyền suốt từ đó đến nay được rất ít người quan tâm vì tính chất phi lý, phản khoa học và trên thực tế. Bởi trong tất cả các bộ chính sử của Trung Quốc đều không đề cập đến Hoàng Sa là của Trung Quốc.

» 'Không để khó khăn, thách thức ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội'
» Thuyền trưởng tàu cá bị đâm: "Không ai hành xử vô nhân đạo như Trung Quốc"
» Nóng giàn khoan ngày 29/5: Những biểu hiện 'bất thường' của tàu Trung Quốc

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn