Đi xe buýt, cho dù đi gần hay đi xa thì hành khách vẫn phải trả tiền vé đến cuối bến. Nhưng thời gian gần đây, trên nhiều tuyến xe buýt tại Hà Nội, hành khách hay nhận được câu hỏi: “Anh/ em xuống ở điểm nào”? Sự "quan tâm" đó có phải là phong cách phục vụ mới của "nhà xe" đất Hà thành?
Dùng "tiểu xảo" để "ăn" vé
Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân ngày càng lớn, nhưng không vì thế mà khách hàng được phục vụ tốt hơn. Thậm chí, khách còn bị "móc túi" trắng trợn.
Từ thông tin phản ánh của nhiều độc giả, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát xác suất trên tuyến buýt 44 Mỹ Đình - Trần Khánh Dư. Đây là tuyến xe có mật độ hoạt động khá dày đặc trong ngày, ngoại trừ những người có vé tháng, còn rất nhiều người đi vé lẻ.
Và đúng như thông tin bạn đọc cung cấp, nhiều trường hợp hành khách đã trả tiền nhưng các “lơ” xe đã âm thầm ỉm đi, không xé vé đưa cho khách như quy định.
Để "nuốt" vé của khách, những “lơ” xe này cũng phải lựa theo hoàn cảnh, nhìn mặt mà bắt hình dong. Những lúc đông khách là thời điểm dễ giở "mánh làm ăn". Và cũng tuỳ thuộc vào năng khiếu mỗi người, để "diễn" sao cho phù hợp.
Mánh khoé của những phụ xe này thường thu tiền và trả lại tiền thừa cho mấy người cùng một lúc. Thu tiền xong, vờ cúi xuống sắp xếp lại tiền rồi quay sang thu tiền những người bên cạnh. Luôn tỏ ra vội vàng để ỉm luôn chuyện xé vé. Nếu có người nào hỏi "không xé vé à". Lúc đấy phụ xe mới xé vé đưa cho khách. Nhưng chỉ đưa vé cho ai hỏi, còn những người không hỏi thì kệ.
Thủ đoạn “ăn vé” khác, có vẻ lịch sự hơn. Khi tiếp cận với khách, phụ xe thường nhã nhặn hỏi thăm "em đi về đâu" hay "anh xuống điểm nào, tý em báo cho". Nếu khách đi xa, phụ xe thu tiền xé vé đưa cho khách đàng hoàng.
Khách xuống điểm ở gần, phụ xe xé vé ra khỏi tệp. Nhưng không xé rách vé để đưa cho khách, mà cuộn tròn vé lại rồi cài trên cửa kính, hay một khe nào đó gần chỗ khách đang đứng và nói "em cài vé ở đây, anh để ý nhé".
Khách ít khi cầm vé ở tay và khi xuống vé được bỏ lại, phụ xe tìm và thu lại những vé đã cài cắm để tái sử dụng cho khách tiếp theo. Nếu không tìm thấy, phụ xe vỗ vai khách "cho anh xin lại vé" với khuôn mặt tươi tỉnh. Khi hành khách chìa chiếc vé đã bị chính tay họ xé rách thì khuôn mặt tươi tỉnh kia phút chốc đã biến sắc rồi bồi thêm câu "xuống nhanh lên".
Ngoài những kiểu "ăn vé" theo cách "lịch sự" trên những lơ xe khác thường tỏ ra bực dọc với một khuôn mặt cau có khi thu tiền để "áp đảo" tinh thần hành khách. Nhiều người nghĩ vé xe 5.000 đồng không phải là lớn nên không hỏi vé, một phần cũng ngại không muốn va chạm với những thành phần này.
Sống khỏe nhờ “lậu vé”
Nhìn bên ngoài thì nhiều người vẫn nghĩ, nghề phụ xe buýt là một công viêc vất vả, lương thấp. Nhưng thực chất có một bộ phận trong nghề này, vẫn “sống vui, sống khoẻ”. Điện thoại iPhone, nuôi móng tay dài, tóc nhuộm... Tất nhiên, không phải tuyến xe nào cũng có tình trạng này, không phải phụ xe nào cũng có thể lậu vé được. Muốn “ăn” được thì phải "hợp cạ" với "đại bàng" (lái xe) và ăn chia theo tỷ lệ thoả thuận, nếu “ăn mảnh một mình” rất dễ bị "tố". Lúc đó thì chỉ có nước mất việc.
Tuỳ theo thời điểm trong ngày, vào những giờ cao điểm đông khách, là lúc thích hợp để làm ăn. "Thằng nào ăn khôn thì sống, ăn tham thì chết", một lơ xe buýt đã "giải nghệ" cho biết. Cựu “lơ” xe này còn khẳng định "tuyến nào chả lậu vé, vấn đề là ăn nhiều hay ít thôi, trước em làm ngày lậu được 40 - 50 vé là ngon rồi. Thấy đông khách mà ăn tham quá là toi".
Vé xe buýt 5.000 đồng mà nhân với 50 vé/ngày, như vậy tính bình quân nguồn thu nhập bất chính này cũng rơi vào khoảng 6-7 triệu đồng/tháng, cộng với tiền lương thì tổng thu nhập cũng ngót nghét 10 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bất chính này, nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa khi Hà Nội điều chỉnh mức tăng giá vé xe buýt trong thời gian tới.
Theo PLVN
Dùng "tiểu xảo" để "ăn" vé
Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân ngày càng lớn, nhưng không vì thế mà khách hàng được phục vụ tốt hơn. Thậm chí, khách còn bị "móc túi" trắng trợn.
Vé xe được cuộn trọn cài vào cửa kính... |
Từ thông tin phản ánh của nhiều độc giả, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát xác suất trên tuyến buýt 44 Mỹ Đình - Trần Khánh Dư. Đây là tuyến xe có mật độ hoạt động khá dày đặc trong ngày, ngoại trừ những người có vé tháng, còn rất nhiều người đi vé lẻ.
Và đúng như thông tin bạn đọc cung cấp, nhiều trường hợp hành khách đã trả tiền nhưng các “lơ” xe đã âm thầm ỉm đi, không xé vé đưa cho khách như quy định.
Để "nuốt" vé của khách, những “lơ” xe này cũng phải lựa theo hoàn cảnh, nhìn mặt mà bắt hình dong. Những lúc đông khách là thời điểm dễ giở "mánh làm ăn". Và cũng tuỳ thuộc vào năng khiếu mỗi người, để "diễn" sao cho phù hợp.
Mánh khoé của những phụ xe này thường thu tiền và trả lại tiền thừa cho mấy người cùng một lúc. Thu tiền xong, vờ cúi xuống sắp xếp lại tiền rồi quay sang thu tiền những người bên cạnh. Luôn tỏ ra vội vàng để ỉm luôn chuyện xé vé. Nếu có người nào hỏi "không xé vé à". Lúc đấy phụ xe mới xé vé đưa cho khách. Nhưng chỉ đưa vé cho ai hỏi, còn những người không hỏi thì kệ.
Thủ đoạn “ăn vé” khác, có vẻ lịch sự hơn. Khi tiếp cận với khách, phụ xe thường nhã nhặn hỏi thăm "em đi về đâu" hay "anh xuống điểm nào, tý em báo cho". Nếu khách đi xa, phụ xe thu tiền xé vé đưa cho khách đàng hoàng.
Khách xuống điểm ở gần, phụ xe xé vé ra khỏi tệp. Nhưng không xé rách vé để đưa cho khách, mà cuộn tròn vé lại rồi cài trên cửa kính, hay một khe nào đó gần chỗ khách đang đứng và nói "em cài vé ở đây, anh để ý nhé".
Khách ít khi cầm vé ở tay và khi xuống vé được bỏ lại, phụ xe tìm và thu lại những vé đã cài cắm để tái sử dụng cho khách tiếp theo. Nếu không tìm thấy, phụ xe vỗ vai khách "cho anh xin lại vé" với khuôn mặt tươi tỉnh. Khi hành khách chìa chiếc vé đã bị chính tay họ xé rách thì khuôn mặt tươi tỉnh kia phút chốc đã biến sắc rồi bồi thêm câu "xuống nhanh lên".
Ngoài những kiểu "ăn vé" theo cách "lịch sự" trên những lơ xe khác thường tỏ ra bực dọc với một khuôn mặt cau có khi thu tiền để "áp đảo" tinh thần hành khách. Nhiều người nghĩ vé xe 5.000 đồng không phải là lớn nên không hỏi vé, một phần cũng ngại không muốn va chạm với những thành phần này.
...sau đó "tái sử dụng cho hành khách tiếp theo |
Sống khỏe nhờ “lậu vé”
Nhìn bên ngoài thì nhiều người vẫn nghĩ, nghề phụ xe buýt là một công viêc vất vả, lương thấp. Nhưng thực chất có một bộ phận trong nghề này, vẫn “sống vui, sống khoẻ”. Điện thoại iPhone, nuôi móng tay dài, tóc nhuộm... Tất nhiên, không phải tuyến xe nào cũng có tình trạng này, không phải phụ xe nào cũng có thể lậu vé được. Muốn “ăn” được thì phải "hợp cạ" với "đại bàng" (lái xe) và ăn chia theo tỷ lệ thoả thuận, nếu “ăn mảnh một mình” rất dễ bị "tố". Lúc đó thì chỉ có nước mất việc.
Tuỳ theo thời điểm trong ngày, vào những giờ cao điểm đông khách, là lúc thích hợp để làm ăn. "Thằng nào ăn khôn thì sống, ăn tham thì chết", một lơ xe buýt đã "giải nghệ" cho biết. Cựu “lơ” xe này còn khẳng định "tuyến nào chả lậu vé, vấn đề là ăn nhiều hay ít thôi, trước em làm ngày lậu được 40 - 50 vé là ngon rồi. Thấy đông khách mà ăn tham quá là toi".
Vé xe buýt 5.000 đồng mà nhân với 50 vé/ngày, như vậy tính bình quân nguồn thu nhập bất chính này cũng rơi vào khoảng 6-7 triệu đồng/tháng, cộng với tiền lương thì tổng thu nhập cũng ngót nghét 10 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bất chính này, nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa khi Hà Nội điều chỉnh mức tăng giá vé xe buýt trong thời gian tới.
Bình luận