(VTC News) – Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân trẻ tử vong do bị mắc sởi trên bệnh lý nền như suy tim, nhiễm khuẩn huyết, tim bẩm sinh, bại não, bạch cầu cấp.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ cuối năm 2013 tại các tỉnh miền núi phía Bắc là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La xuất hiện những ca đầu tiên của đợt dịch này. Tuy vậy, dịch bệnh tại các tỉnh trên đã được khống chế do triển khai quyết liệt các biện pháp tiêm chủng.
Hiện nay, dịch sởi đã và đang xảy ra tại 61/63 tỉnh, thành phố. Đến ngày 23/4/2014 cả nước ghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Số trường hợp mắc chủ yếu xảy ra ở khu vực miền Bắc và miền Nam, riêng Hà Nội chiếm 37% số ca mắc được ghi nhận.
Đợt cao điểm của dịch là tuần thứ 10 (giữa tháng 3 năm 2014), chững lại, giảm dần từ tuần thứ 14 (giữa tháng 4 năm 2014) đến nay. Tại một số bệnh viện tuyến trung ương, số bệnh nhân sởi mới nhập viện không tăng so với những ngày đầu tháng 4/2014.
Trước đây, tại mỗi bệnh viện Nhi TW, Nhiệt đới TW, BV Bạch Mai có trên 30 bệnh nhân mắc sởi mới nhập viện hàng ngày. Đến nay, chỉ còn 5-10 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày.
Bộ Y tế cho biết: Qua phân tích các trường hợp mắc sởi xác định trong 3 tháng đầu năm 2014 cho thấy phần lớn số mắc là trẻ em dưới 10 tuổi (68,3%). Số mắc sởi ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm 16,1%; số mắc dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin sởi) chiếm tỷ lệ 11%.
Hầu hết ca mắc sởi do không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi (86,4%). Chỉ có 9,9% ca sởi đã tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi.
Đến nay đã có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi, chủ yếu vào điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương.
111 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương (93,2%), 06 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai, 1 trường hợp ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, 1 trường hợp tự điều trị và tử vong tại nhà ở Yên Bái không được chẩn đoán huyết thanh.
Số trường hợp tử vong chủ yếu tại Hà Nội với 54 trường hợp (45%), ngoài ra còn có của các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Hà Nam, Tuyên Quang, Hải Phòng, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Nai.
Về nguyên nhân tử vong ở trẻ, Bộ này cho biết, do bị mắc sởi trên bệnh lý nền như suy tim, nhiễm khuẩn huyết, tim bẩm sinh, bại não, bạch cầu cấp ...
Ngoài ra, trẻ bị sởi tử vong còn do đồng nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn liên quan đến giai đoạn chuyển mùa đông – xuân. Khí hậu ở phía Bắc lạnh và ẩm các bệnh đường hô hấp phát triển mạnh trong giai đoạn này.
Nguyên nhân quá tải bệnh viện tuyến trung ương cũng làm cho việc cách ly phòng lây nhiễm khó khăn dẫn tới lây chéo trong bệnh viện làm cho bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao.
Tuy nhiên, để xác định cụ thể nguyên nhân tử vong, Bộ y tế đã giao cho các viện, bệnh viện tiến hành đánh giá, nghiên cứu tất cả các trường hợp tử vong.
» Dân không còn ùn ùn kéo lên bệnh viện tuyến trên chữa sởi
» Hà Nội tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ em
» Bệnh sởi, hạt mùi: Những điều có thể bạn chưa biết
Nam Anh
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ cuối năm 2013 tại các tỉnh miền núi phía Bắc là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La xuất hiện những ca đầu tiên của đợt dịch này. Tuy vậy, dịch bệnh tại các tỉnh trên đã được khống chế do triển khai quyết liệt các biện pháp tiêm chủng.
Đợt cao điểm của dịch là tuần thứ 10 (giữa tháng 3 năm 2014), chững lại, giảm dần từ tuần thứ 14 (giữa tháng 4 năm 2014) đến nay. Tại một số bệnh viện tuyến trung ương, số bệnh nhân sởi mới nhập viện không tăng so với những ngày đầu tháng 4/2014.
Trước đây, tại mỗi bệnh viện Nhi TW, Nhiệt đới TW, BV Bạch Mai có trên 30 bệnh nhân mắc sởi mới nhập viện hàng ngày. Đến nay, chỉ còn 5-10 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày.
Bộ Y tế cho biết: Qua phân tích các trường hợp mắc sởi xác định trong 3 tháng đầu năm 2014 cho thấy phần lớn số mắc là trẻ em dưới 10 tuổi (68,3%). Số mắc sởi ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm 16,1%; số mắc dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin sởi) chiếm tỷ lệ 11%.
Hầu hết ca mắc sởi do không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi (86,4%). Chỉ có 9,9% ca sởi đã tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi.
Đến nay đã có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi, chủ yếu vào điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương.
111 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương (93,2%), 06 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai, 1 trường hợp ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, 1 trường hợp tự điều trị và tử vong tại nhà ở Yên Bái không được chẩn đoán huyết thanh.
Số trường hợp tử vong chủ yếu tại Hà Nội với 54 trường hợp (45%), ngoài ra còn có của các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Hà Nam, Tuyên Quang, Hải Phòng, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Nai.
Về nguyên nhân tử vong ở trẻ, Bộ này cho biết, do bị mắc sởi trên bệnh lý nền như suy tim, nhiễm khuẩn huyết, tim bẩm sinh, bại não, bạch cầu cấp ...
Ngoài ra, trẻ bị sởi tử vong còn do đồng nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn liên quan đến giai đoạn chuyển mùa đông – xuân. Khí hậu ở phía Bắc lạnh và ẩm các bệnh đường hô hấp phát triển mạnh trong giai đoạn này.
Nguyên nhân quá tải bệnh viện tuyến trung ương cũng làm cho việc cách ly phòng lây nhiễm khó khăn dẫn tới lây chéo trong bệnh viện làm cho bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao.
Tuy nhiên, để xác định cụ thể nguyên nhân tử vong, Bộ y tế đã giao cho các viện, bệnh viện tiến hành đánh giá, nghiên cứu tất cả các trường hợp tử vong.
» Dân không còn ùn ùn kéo lên bệnh viện tuyến trên chữa sởi
» Hà Nội tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ em
» Bệnh sởi, hạt mùi: Những điều có thể bạn chưa biết
Nam Anh
Bình luận