(VTC News) – Bộ Y tế chỉ đạo tiêm chủng các vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tương ứng tại điểm tiêm chủng dịch vụ.
Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur liên quan đến vấn đề tiêm chủng.
Hiện nay, do việc cung cấp vắc-xin 6 trong 1 và 5 trong 1 bị gián đoạn nên việc cung ứng dịch vụ tiêm chủng ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đối với các loại vắc-xin này.
Việc gián đoạn trong cung cấp các vắc-xin này dẫn đến tâm lý chờ đợi tiêm vắc-xin dịch vụ, tạo nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Trong khi các vắc-xin phòng các bệnh tương tự trong chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được Bộ Y tế cung ứng đầy đủ.
Để bảo đảm cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh tình trạng người dân không được tiêm chủng hoặc chờ đợi tiêm chủng dịch vụ các loại vắc-xin, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, phổ biến, tư vấn về lợi ích tiêm chủng; khuyến khích người dân thực hiện tiêm chủng đủ và đúng lịch các vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo các cơ sở y tế của nhà nước có tổ chức hoạt động tiêm chủng dịch vụ phải tổ chức tiêm chủng các vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tương ứng với loại vắc-xin mà cơ sở đó thực hiện tiêm chủng dịch vụ.
Bộ này cũng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ tiêm chủng dịch vụ.
Người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng dịch vụ không thực hiện việc cung ứng hoặc không bảo đảm đủ các vắc-xin phòng các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng mà cơ sở đó thực hiện tiêm chủng dịch vụ sẽ bị xử lý nghiêm.
Ông Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Qua giám sát dịch bệnh cho thấy phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Đặc biệt thời gian gần đây, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi).
Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch do các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào.
Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Ngoài ra, do hiện nay, một số loại vắc xin tiêm theo hình thức dịch vụ như vắc xin vắc xin 6 trong 1- Infanrix Hexa (phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Haemophilus influenzae type B), vắc xin Pentaxim (phòng bệnh phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Haemophilus influenzae type B) không được các nhà sản xuất cung cấp một cách ổn định do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin.
Ông Phu cho rằng, gia đình không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm. Trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong mùa đông xuân (như giữ ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh.
Để kiểm tra công tác tiêm chủng, Bộ Y tế thành lập 11 đoàn đi kiểm tra, đánh giá công tác tiêm chủng tại 4 khu vực trong cả nước.
Nhiệm vụ của Đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện công tác tiêm chủng tại các địa phương bao gồm tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ và kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong tiểm chủng mở rộng.
» Hàng chục thai phụ bị tiêm nhầm vắc-xin: Phó Trạm y tế bị kỷ luật
» Vắc xin tiêm nhầm ở Bắc Ninh được khuyến cáo dùng cho thai phụ
» Đã có huyết thanh kháng nọc độc rắn lục đuôi đỏ
» Sau tiêm phòng lao, bé trai ở Bắc Kạn tử vong
Nam Anh
Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur liên quan đến vấn đề tiêm chủng.
Hiện nay, do việc cung cấp vắc-xin 6 trong 1 và 5 trong 1 bị gián đoạn nên việc cung ứng dịch vụ tiêm chủng ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đối với các loại vắc-xin này.
Trong khi các vắc-xin phòng các bệnh tương tự trong chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được Bộ Y tế cung ứng đầy đủ.
Để bảo đảm cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh tình trạng người dân không được tiêm chủng hoặc chờ đợi tiêm chủng dịch vụ các loại vắc-xin, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, phổ biến, tư vấn về lợi ích tiêm chủng; khuyến khích người dân thực hiện tiêm chủng đủ và đúng lịch các vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo các cơ sở y tế của nhà nước có tổ chức hoạt động tiêm chủng dịch vụ phải tổ chức tiêm chủng các vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tương ứng với loại vắc-xin mà cơ sở đó thực hiện tiêm chủng dịch vụ.
Bộ này cũng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ tiêm chủng dịch vụ.
Người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng dịch vụ không thực hiện việc cung ứng hoặc không bảo đảm đủ các vắc-xin phòng các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng mà cơ sở đó thực hiện tiêm chủng dịch vụ sẽ bị xử lý nghiêm.
Ông Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Qua giám sát dịch bệnh cho thấy phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Đặc biệt thời gian gần đây, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi).
Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch do các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào.
Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Ngoài ra, do hiện nay, một số loại vắc xin tiêm theo hình thức dịch vụ như vắc xin vắc xin 6 trong 1- Infanrix Hexa (phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Haemophilus influenzae type B), vắc xin Pentaxim (phòng bệnh phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Haemophilus influenzae type B) không được các nhà sản xuất cung cấp một cách ổn định do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin.
Ông Phu cho rằng, gia đình không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm. Trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong mùa đông xuân (như giữ ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh.
Để kiểm tra công tác tiêm chủng, Bộ Y tế thành lập 11 đoàn đi kiểm tra, đánh giá công tác tiêm chủng tại 4 khu vực trong cả nước.
Nhiệm vụ của Đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện công tác tiêm chủng tại các địa phương bao gồm tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ và kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong tiểm chủng mở rộng.
» Hàng chục thai phụ bị tiêm nhầm vắc-xin: Phó Trạm y tế bị kỷ luật
» Vắc xin tiêm nhầm ở Bắc Ninh được khuyến cáo dùng cho thai phụ
» Đã có huyết thanh kháng nọc độc rắn lục đuôi đỏ
» Sau tiêm phòng lao, bé trai ở Bắc Kạn tử vong
Nam Anh
Bình luận