• Zalo

Bộ xương 'khổng lồ' ở Cà Mau là xương trâu rừng

Thời sựThứ Năm, 21/06/2012 11:39:00 +07:00Google News

“Bộ xương “khổng lồ” vừa được một nông dân phát hiện ở Cà Mau không có gì lạ!” - TS Vũ Thế Long - Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định.


“Bộ xương “khổng lồ” vừa được một nông dân phát hiện ở Cà Mau không có gì lạ!” - TS Vũ Thế Long - nguyên Trưởng ban Nghiên cứu Con người và Môi trường thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định.


Trước đó, như VTC News đã đưa tin, trong khi cải tạo ao nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Chính (ngụ ấp Tân Quảng Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã vô tình phát hiện một bộ xương “khổng lồ” rất lạ. Các bộ phận của bộ xương vẫn còn nguyên vẹn sau bao nhiêu năm được chôn sâu dưới lòng đất.

Sau đó, người nhà của ông Chính đã nhặt từng mảnh xương đem vào lập miếu thờ cúng. Thấy vậy, người dân trong vùng kéo nhau đến nhà ông Chính xem rất đông gây mất an ninh trật tự địa phương.

Để tránh những lời đồn thổi mê tín dị đoan không đáng có, chính quyền địa phương đã giải thích cho người dân rằng đây chỉ là… bộ xương của cá voi (!)

Một số người cao tuổi ở đây cũng cho rằng bộ xương “lạ” nói trên có thể là xương cá voi bị “lụy” trôi dạt vào bờ và được chôn sâu dưới lòng đất hàng chục năm trước.

Người sưu tập cầm trên tay xương hàm phải của con vật 

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Thế Long, từ những gì quan sát được cho thấy, bộ xương nói trên không phải là xương cá voi, mà đơn giản chỉ là xương của loài trâu. Những gì trong bức ảnh cho thấy đó lần lượt là xương hàm dưới bên phải, một khúc xương ống chân, một đốt xương sống, người sưu tập cầm trên tay xương hàm phải của con vật và một số xương sống, xương chi của con vật nói trên.

“Đặc điểm của xương trâu, bò rất dễ nhận ra, chỉ cần chú ý vào xương hàm răng và xương ống chân của con vật. Trong nhiều lần khai quật ở các di chỉ khảo cổ từ trước đến nay, tôi đã gặp rất nhiều những bộ xương trâu kiểu như thế này. Có gì đâu mà lạ”, TS Vũ Thế Long cho biết.

Cũng theo TS Vũ Thế Long, trâu là con vật khá phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ xưa đến nay.

“Những hiện vật tìm thấy trong quá trình tiến hành khai quật từ trước đến nay đã chứng minh rằng, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long xưa kia đã từng tồn tại khá nhiều đàn trâu rừng sống hoang dã. Căn cứ vào kích thước khá lớn của bộ xương vừa được phát hiện có thể xác định đây là xương của loài trâu rừng này, có tên khoa học là Bubalus bubalis”, TS Vũ Thế Long nói.

Ngoài ra, việc xác định niên đại cho bộ xương nói trên theo Tiến sĩ Vũ Thế Long cũng không khó, chỉ cần lấy mẫu xương cụ thể rồi đem giám định là sẽ ra.

Hoàng Sơn
/Kiến thức

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012

Xem thêm tại đây


Bình luận
vtcnews.vn