"Một người cha có thể ảnh hưởng đến không chỉ đời con của mình, mà còn tác động đến các thế hệ tương lai", Tiến sĩ Joanna Kitlinska, làm việc tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Georgetown nói.
Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét hiệu ứng môi trường biểu sinh làm thay đổi hoạt động của các gen ở nam giới. Họ tìm thấy một loạt các trường hợp mà tuổi tác, lối sống và kinh nghiệm của bố có thể dẫn đến các vấn đề của con.
Những ông bố thụ thai khi đã lớn tuổi làm tăng tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt, tự kỷ và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Những ông bố mắc bệnh béo phì thì con cái cũng dễ bị béo phì, gặp vấn đề về chuyển hóa, khả năng bệnh tiểu đường cao, dễ tăng cân, và tăng nguy cơ ung thư não. Các ông bố thường xuyên bị ảnh hưởng bởi stress thì con của họ cũng dễ có vấn đề về tâm lý, phổ biến nhất là chứng rối loạn hành vi.
Chuyên viên cấp cao người Mỹ, Tiến sĩ Joanna Kitlinska, làm việc tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Georgetown ở Washington DC, cho biết: "Chúng tôi biết các môi trường dinh dưỡng, nội tiết tố và tâm lý của người mẹ vĩnh viễn làm thay đổi cấu trúc cơ quan, phản ứng tế bào và biểu hiện gen ở con.
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi tác và lối sống của người bố cũng có thể được phản ánh trong phân tử kiểm soát chức năng của gen. Như vậy, một người cha có thể ảnh hưởng đến không chỉ đời con của mình, mà còn tác động đến các thế hệ tương lai"
Tiến sĩ Kitlinska chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có thể mắc chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (FASD) mặc người mẹ không hề uống rượu. Biểu hiện của FASD là đầu nhỏ; Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình; Tăng động; Chậm phát triển trí tuệ và gặp phải những vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội; Có vấn đề về thị giác, thính giác; Khuyết tật khả năng học tập và trí tuệ; Mắc các bệnh tim mạch; Dị tật tiết niệu; Dị tật chi và ngón tay, ngón chân, Dễ thay đổi tâm trạng.
Tiến sĩ Kitlinska cho biết: "Đến 75% trẻ em bị FASD là do bố nghiện rượu".
Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những tác động trong lối sống của bố có thể ảnh hưởng đến những thế hệ khác. Các nghiên cứu mới được công bố trên tờ American Journal of Stem Cells tiết lộ, chế độ ăn uống của người bố cũng ảnh hưởng đến con.
Một nghiên cứu của Thụy Điển phát hiện ra rằng những người đàn ông có chế độ ăn uống điều độ từ khi còn là trẻ em thì con cháu họ sẽ giảm được nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét hiệu ứng môi trường biểu sinh làm thay đổi hoạt động của các gen ở nam giới. Họ tìm thấy một loạt các trường hợp mà tuổi tác, lối sống và kinh nghiệm của bố có thể dẫn đến các vấn đề của con.
Những ông bố thụ thai khi đã lớn tuổi làm tăng tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt, tự kỷ và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Những ông bố mắc bệnh béo phì thì con cái cũng dễ bị béo phì, gặp vấn đề về chuyển hóa, khả năng bệnh tiểu đường cao, dễ tăng cân, và tăng nguy cơ ung thư não. Các ông bố thường xuyên bị ảnh hưởng bởi stress thì con của họ cũng dễ có vấn đề về tâm lý, phổ biến nhất là chứng rối loạn hành vi.
Một người cha có thể ảnh hưởng đến không chỉ đời con của mình, mà còn tác động đến các thế hệ tương lai |
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi tác và lối sống của người bố cũng có thể được phản ánh trong phân tử kiểm soát chức năng của gen. Như vậy, một người cha có thể ảnh hưởng đến không chỉ đời con của mình, mà còn tác động đến các thế hệ tương lai"
Tiến sĩ Kitlinska chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có thể mắc chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (FASD) mặc người mẹ không hề uống rượu. Biểu hiện của FASD là đầu nhỏ; Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình; Tăng động; Chậm phát triển trí tuệ và gặp phải những vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội; Có vấn đề về thị giác, thính giác; Khuyết tật khả năng học tập và trí tuệ; Mắc các bệnh tim mạch; Dị tật tiết niệu; Dị tật chi và ngón tay, ngón chân, Dễ thay đổi tâm trạng.
Tiến sĩ Kitlinska cho biết: "Đến 75% trẻ em bị FASD là do bố nghiện rượu".
Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những tác động trong lối sống của bố có thể ảnh hưởng đến những thế hệ khác. Các nghiên cứu mới được công bố trên tờ American Journal of Stem Cells tiết lộ, chế độ ăn uống của người bố cũng ảnh hưởng đến con.
Một nghiên cứu của Thụy Điển phát hiện ra rằng những người đàn ông có chế độ ăn uống điều độ từ khi còn là trẻ em thì con cháu họ sẽ giảm được nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Video: 35 người chết vì uống rượu nhiễm độc
Nguồn: Dân Việt(theo Mirror)
Bình luận