Đó là chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại buổi nghe báo cáo công tác triển khai Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng.
Theo đó, thời gian qua, tình trạng tin nhắn rác vẫn khá phổ biến với nhiều nguồn phát tán khác nhau, từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người sử dụng. Nội dung tin nhắn rác có xu hướng tập trung vào quảng cáo rao bán sim số đẹp, bất động sản. Thủ đoạn chung vẫn là các đối tượng phát tán sử dụng những thiết bị như modem hoặc SIM box, mua SIM trả trước để gửi hàng loạt tin nhắn quảng cáo.
Chi phí cho việc sử dụng dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn hợp pháp tương đối cao, ước khoảng 600 đồng/1 tin nhắn, trong khi đó chi phí cho việc gửi tin nhắn rác quảng cáo tương đối rẻ, ước khoảng 250 đồng/1 tin nhắn (Trong trường hợp có chương trình khuyến mại chi phí cho việc gửi tin nhắn chỉ còn 100-150 đồng/1 tin nhắn). Việc khuyến mại liên tục của các doanh nghiệp này khiến giá cước tin nhắn giảm xuống rất thấp dẫn đến các tổ chức, cá nhân thay vì sử dụng các kênh quảng cáo hợp pháp thì sẽ lựa chọn cách thức sử dụng SIM rác để quảng cáo.
Bên cạnh đó, công tác quản lý thông tin thuê bao di động, quản lý các điểm đăng ký thông tin di động trả trước chưa được các doanh nghiệp viễn thông di động quản lý chặt chẽ, tình trạng mua sim cũng diễn ra tràn lan, đặc biệt có những SIM không tuân thủ đúng quy định về khai báo thông tin thuê bao nhưng không được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ. Khi phát hiện tin nhắn rác thì việc phát tin nhắn rác đã được thực hiện và số thuê bao phát tin nhắn rác sẽ không được tiếp tục sử dụng. Do đó việc xử lý và ngăn chặn cũng gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị 82/CT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT, các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã cùng với Thanh tra Bộ vào cuộc xử lý các số thuê bao phát tán hoặc sử dụng để giao dịch trong các tin nhắn rác quảng cáo trái phép. Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ yêu cầu các Sở TT&TT rà soát, thu thập, sao chụp màn hình nội dung của các tin nhắn rác quảng cáo bán sim, thẻ, số điện thoại đẹp, bất động sản, hàng hóa, dịch vụ, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp di động chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao điện thoại đã gửi tin nhắn rác.
Tin nhắn rác được phát tán đi như thế nào
Ngoài ra, các đơn vị cũng nghiên cứu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thiện Thông tư quy định về dịch vụ điện thoại và nhắn tin trên nền Internet (OTT); Tăng cường kiểm tra triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn tin nhắn rác tại các doanh nghiệp Mobifone, Viettel, Vinaphone…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo Cục An toàn thông tin triển khai xây dựng các nội dung xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, trình lãnh đạo Bộ để sớm ban hành, làm sở cứ cho các doanh nghiệp di động. Thứ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành công bố định kỳ quy định về tần suất và số lượng tin nhắn để doanh nghiệp áp dụng, điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Về phần mình, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung tham gia xây dựng các quy định, tiêu chí về tin nhắn rác để các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức thực hiện; nâng cao năng lực của hệ thống kỹ thuật của các doanh nghiệp để có thể xử lý nhanh chóng đối với các nguồn phát tán tin nhắn rác.
Nguồn:Mic.gov.vn
Theo đó, thời gian qua, tình trạng tin nhắn rác vẫn khá phổ biến với nhiều nguồn phát tán khác nhau, từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người sử dụng. Nội dung tin nhắn rác có xu hướng tập trung vào quảng cáo rao bán sim số đẹp, bất động sản. Thủ đoạn chung vẫn là các đối tượng phát tán sử dụng những thiết bị như modem hoặc SIM box, mua SIM trả trước để gửi hàng loạt tin nhắn quảng cáo.
Bộ TT&TT sẽ tăng cường quản lý và ngăn chặn tin nhắn rác |
Bên cạnh đó, công tác quản lý thông tin thuê bao di động, quản lý các điểm đăng ký thông tin di động trả trước chưa được các doanh nghiệp viễn thông di động quản lý chặt chẽ, tình trạng mua sim cũng diễn ra tràn lan, đặc biệt có những SIM không tuân thủ đúng quy định về khai báo thông tin thuê bao nhưng không được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ. Khi phát hiện tin nhắn rác thì việc phát tin nhắn rác đã được thực hiện và số thuê bao phát tin nhắn rác sẽ không được tiếp tục sử dụng. Do đó việc xử lý và ngăn chặn cũng gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị 82/CT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT, các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã cùng với Thanh tra Bộ vào cuộc xử lý các số thuê bao phát tán hoặc sử dụng để giao dịch trong các tin nhắn rác quảng cáo trái phép. Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ yêu cầu các Sở TT&TT rà soát, thu thập, sao chụp màn hình nội dung của các tin nhắn rác quảng cáo bán sim, thẻ, số điện thoại đẹp, bất động sản, hàng hóa, dịch vụ, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp di động chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao điện thoại đã gửi tin nhắn rác.
Tin nhắn rác được phát tán đi như thế nào
Ngoài ra, các đơn vị cũng nghiên cứu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thiện Thông tư quy định về dịch vụ điện thoại và nhắn tin trên nền Internet (OTT); Tăng cường kiểm tra triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn tin nhắn rác tại các doanh nghiệp Mobifone, Viettel, Vinaphone…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo Cục An toàn thông tin triển khai xây dựng các nội dung xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, trình lãnh đạo Bộ để sớm ban hành, làm sở cứ cho các doanh nghiệp di động. Thứ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành công bố định kỳ quy định về tần suất và số lượng tin nhắn để doanh nghiệp áp dụng, điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Về phần mình, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung tham gia xây dựng các quy định, tiêu chí về tin nhắn rác để các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức thực hiện; nâng cao năng lực của hệ thống kỹ thuật của các doanh nghiệp để có thể xử lý nhanh chóng đối với các nguồn phát tán tin nhắn rác.
Nguồn:Mic.gov.vn
Bình luận