(VTC News) - Liên quan trách nhiệm cá nhân trong đợt bùng phát bệnh sởi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: "Tôi chưa nghĩ đến từ chức ngay".
Lý do được bà Tiến lý giải tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 29/4 là: "Không từ chức lúc này được vì toàn ngành chúng tôi tập trung cao nhất giành giật sự sống cho các cháu… Không chỉ đợt vừa qua mà từ cuối năm ngoái khi xảy ra những ca sởi đầu tiên, chúng tôi rất quyết liệt nhưng hiệu quả không cao. Nỗi đau ai làm mẹ mà không xót xa. Bất cứ giờ nào, trong ngày lễ vẫn làm việc, sáng mai cũng sẽ đi kiểm tra… "
Bộ trưởng Bộ Y tế |
"Chúng tôi được bổ nhiệm là một quá trình và nghĩ rằng ở vị trí này thì phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Chúng tôi không phải trải qua chiến tranh cho nên tôi nghĩ rằng đó cũng là cái nợ mà chúng tôi phải trả. Nếu đã làm hết sức và bằng cả niềm đam mê mà vẫn không thể hoàn thành được nhiệm vụ, theo quy trình của cấp trên, chúng tôi cũng nhẹ nhàng quay trở về với một công việc chuyên ngành", bà Tiến nhấn mạnh.
Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hầu hết các trường hợp mắc sởi xảy ra trên trẻ không được tiêm chủng, hoặc tiêm không đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thấp so với trước, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Bên cạnh đó số ca tử vong tương đối cao, tập trung vào bệnh viện Nhi đầu ngành, trong đó có đến 50% sống ở Hà Nội.
Mặc dù Bộ Y tế đã làm quyết liệt, tuy nhiên theo Bộ trưởng Tiến “bài học lớn nhất chúng tôi thấy được là công tác tuyền thông”. Bộ Y tế có làm nhưng chưa hiệu quả. “Nếu hiệu quả thì người dân đã đi tiêm chủng cao hơn và tỷ lệ tử vong không xảy ra”.
Về lý do tại sao bệnh nhân lại chết nhiều ở bệnh viện đầu ngành? Bộ trưởng Y tế lý giải, yếu tố khách quan đây là bệnh viên đầu ngành, tập trung nhận bệnh nhân nặng nhất. Thứ 2, dù đã có phân tuyến, nhưng người dân tập trung vào đó đông, mặt khác khi đã vào rồi lại không về.
“Hai yếu tố đó, cùng với khí hậu ẩm, lạnh ở miền bắc, rồi tình trạng quá tải đã gây nhiễm trùng chồng chéo, làm số tử vong cao” – Bộ trưởng Tiến nói.
Cũng theo Bộ trưởng Tiến, bài học lớn nhất là công tác truyền thông cũng quyết liệt nhưng chưa hiệu quả. Sau thời gian này, Bộ đã lập một vụ mới là Vụ Truyền thông. Liên quan đến công tác truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng đó là "kinh nghiệm xương máu".
Ngọc Vy
Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hầu hết các trường hợp mắc sởi xảy ra trên trẻ không được tiêm chủng, hoặc tiêm không đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thấp so với trước, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Bên cạnh đó số ca tử vong tương đối cao, tập trung vào bệnh viện Nhi đầu ngành, trong đó có đến 50% sống ở Hà Nội.
Mặc dù Bộ Y tế đã làm quyết liệt, tuy nhiên theo Bộ trưởng Tiến “bài học lớn nhất chúng tôi thấy được là công tác tuyền thông”. Bộ Y tế có làm nhưng chưa hiệu quả. “Nếu hiệu quả thì người dân đã đi tiêm chủng cao hơn và tỷ lệ tử vong không xảy ra”.
Về lý do tại sao bệnh nhân lại chết nhiều ở bệnh viện đầu ngành? Bộ trưởng Y tế lý giải, yếu tố khách quan đây là bệnh viên đầu ngành, tập trung nhận bệnh nhân nặng nhất. Thứ 2, dù đã có phân tuyến, nhưng người dân tập trung vào đó đông, mặt khác khi đã vào rồi lại không về.
“Hai yếu tố đó, cùng với khí hậu ẩm, lạnh ở miền bắc, rồi tình trạng quá tải đã gây nhiễm trùng chồng chéo, làm số tử vong cao” – Bộ trưởng Tiến nói.
Cũng theo Bộ trưởng Tiến, bài học lớn nhất là công tác truyền thông cũng quyết liệt nhưng chưa hiệu quả. Sau thời gian này, Bộ đã lập một vụ mới là Vụ Truyền thông. Liên quan đến công tác truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng đó là "kinh nghiệm xương máu".
Ngọc Vy
Bình luận