(VTC News) – Toàn ngành y tế đang huy động lực lượng để chống dịch Mers, bà Bộ trưởng Y tế cảnh báo: Chỉ một phút lơ là với Mers, chúng ta sẽ phải trả giá đắt.
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (Mers - CoV) gây ra. Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận).
Đến nay, theo WHO đã có 1209 mắc, trong đó 449 người tử vong tại 26 nước. Ca bệnh tại chỗ diễn ra tại 9 nước gồm: Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.
17 nước có bệnh xâm nhập là: Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Đến ngày 6/6/2015, WHO cho biết: Hàn Quốc ghi nhận 64 trường hợp, Trung Quốc 01 trường hợp trong đó có 5 trường hợp tử vong.
Chỉ 2 ngày sau,theo thông tin từ Reuters, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc lên 87 trường hợp, trong đó 5 người tử vong.
Trong khi đó, tại Việt Nam chưa nghi nhận trường hợp nhiễm Mers-CoV dù trước đó, có 3 người đi từ vùng dịch về có biểu hiện sốt, nghi mắc Mers nhưng sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với Mers – CoV.
Trước tình hình dịch bệnh Mers diễn ra nghiêm trọng, chiều 8/6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp Mers-CoV cho 63 tỉnh, thành phố.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến quyết liệt nói: “Mỗi nhân viên y tế phải thấm nhuần bài học phát hiện sớm, bao vây, dập tắt, không cho dịch lan rộng trong công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch Mers vào Việt Nam.
Tình hình dịch Mers đang có diễn biến phức tạp đặc biệt là tại Hàn Quốc khi đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong và 87 trường hợp mắc căn bệnh này. Không chỉ có vậy, hiện có khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Hàn Quốc và ngược lại một lượng lớn người Hàn Quốc sống tại Việt Nam.
Liệu dịch Mers có thể xâm nhập vào Việt Nam không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, chính vì thế chúng ta phải có kế hoạch, chương trình, đưa ra từng tình huống đối phó cả khi chưa có dịch và cả trong trường hợp dịch đã vào Việt Nam”.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện tại ngành y tế đang làm rất tốt các khâu kiểm dịch tại các cửa khẩu quốc tế, công tác thu dung, cách ly khi có trường nghi nhiễm Mers cũng được triển khai đồng bộ nhịp nhàng giữa các cơ sở.
“Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan một phút nào, cần phải quyết liệt ngay từ đầu. Bởi nếu lơ là công tác kiểm soát và phòng dịch chỉ một giây, một phút là chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt”, PGS Tiến nói.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, Bộ trưởng chia sẻ: “Chúng ta hãy cố gắng hết sức bằng những giải pháp cụ thể và hy vọng dịch Mers không vào Việt Nam. Nhưng trong trương hợp Mers vào Việt Nam thì ngành y tế phải tìm mọi cách để cứu sống người bệnh và ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng”.
Mers – CoV: dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: Mers – CoV là dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, chúng ta chưa có hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc của virus gây bệnh Mers nhưng theo phân tích gen, virus có nguồn gốc từ dơi. Ổ chứa virus là lạc đà. Với dịch bệnh này, chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, nếu trước đây, để đối phó với một số dịch bệnh lây qua đường hô hấp, những người có dấu hiệu viêm phổi mới phải làm xét nghiệm thì nay tất cả những người về từ vùng dịch mà có biểu hiện sốt là sẽ được cách ly để xét nghiệm.
PGS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khẳng định, bệnh viện hoàn toàn đủ khả năng xét nghiệm virus nguy hiểm này và chỉ cần sau 4 tiếng là cho kết quả.
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, ngành y đã đưa ra hết các phương án chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vấn đề còn lại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề truyền thông để người dân hiểu và hợp tác cùng cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo ông Phu, Việt Nam đã có bài học rút ra từ Hàn Quốc là bệnh nhân đầu tiên đã không được phát hiện bởi các nhân viên y tế đã không hỏi về tiền sử dịch tễ. Điều đó dẫn tới việc bệnh nhân này đi qua 4 cơ sở y tế và từ ca bệnh này đã lây lan nhanh chóng sang các trường hợp khác.
Để đối phó kịp thời với Mers – CoV, Bộ Y tế đã đưa ra 3 tình huống để có biện pháp xử lý triệt để, rốt ráo.
Cụ thể, tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam, vẫn cần tiếp tục phát hiện sớm ca để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, ngành y tế sẽ khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng. Việc cần làm là đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.
» Hàn Quốc đóng cửa hơn 800 trường học do MERS
» Chào buổi tối: Căng mình ngăn 'virus tử thần' vào Việt Nam
» 18h trực tiếp Chào buổi tối: Ứng phó dịch Mers – CoV đang gây hoang mang ở 26 quốc gia
» 2 người tử vong rất nhanh khi nhiễm virus Mers - Cov
» Hàng trăm người tử vong vì hội chứng viêm đường hô hấp
Nam Anh
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (Mers - CoV) gây ra. Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận).
Đến nay, theo WHO đã có 1209 mắc, trong đó 449 người tử vong tại 26 nước. Ca bệnh tại chỗ diễn ra tại 9 nước gồm: Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.
17 nước có bệnh xâm nhập là: Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Kiểm soát dịch bệnh Mers tại sân bay. |
Chỉ 2 ngày sau,theo thông tin từ Reuters, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc lên 87 trường hợp, trong đó 5 người tử vong.
Trong khi đó, tại Việt Nam chưa nghi nhận trường hợp nhiễm Mers-CoV dù trước đó, có 3 người đi từ vùng dịch về có biểu hiện sốt, nghi mắc Mers nhưng sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với Mers – CoV.
Trước tình hình dịch bệnh Mers diễn ra nghiêm trọng, chiều 8/6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp Mers-CoV cho 63 tỉnh, thành phố.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến quyết liệt nói: “Mỗi nhân viên y tế phải thấm nhuần bài học phát hiện sớm, bao vây, dập tắt, không cho dịch lan rộng trong công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch Mers vào Việt Nam.
Tình hình dịch Mers đang có diễn biến phức tạp đặc biệt là tại Hàn Quốc khi đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong và 87 trường hợp mắc căn bệnh này. Không chỉ có vậy, hiện có khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Hàn Quốc và ngược lại một lượng lớn người Hàn Quốc sống tại Việt Nam.
Liệu dịch Mers có thể xâm nhập vào Việt Nam không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, chính vì thế chúng ta phải có kế hoạch, chương trình, đưa ra từng tình huống đối phó cả khi chưa có dịch và cả trong trường hợp dịch đã vào Việt Nam”.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện tại ngành y tế đang làm rất tốt các khâu kiểm dịch tại các cửa khẩu quốc tế, công tác thu dung, cách ly khi có trường nghi nhiễm Mers cũng được triển khai đồng bộ nhịp nhàng giữa các cơ sở.
“Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan một phút nào, cần phải quyết liệt ngay từ đầu. Bởi nếu lơ là công tác kiểm soát và phòng dịch chỉ một giây, một phút là chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt”, PGS Tiến nói.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, Bộ trưởng chia sẻ: “Chúng ta hãy cố gắng hết sức bằng những giải pháp cụ thể và hy vọng dịch Mers không vào Việt Nam. Nhưng trong trương hợp Mers vào Việt Nam thì ngành y tế phải tìm mọi cách để cứu sống người bệnh và ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng”.
Mers – CoV: dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: Mers – CoV là dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, chúng ta chưa có hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc của virus gây bệnh Mers nhưng theo phân tích gen, virus có nguồn gốc từ dơi. Ổ chứa virus là lạc đà. Với dịch bệnh này, chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.
Người phụ nữ Hàn Quốc đang được điều trị và kiểm soát vì bị nhiễm Mers. ảnh: Reuters |
PGS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khẳng định, bệnh viện hoàn toàn đủ khả năng xét nghiệm virus nguy hiểm này và chỉ cần sau 4 tiếng là cho kết quả.
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, ngành y đã đưa ra hết các phương án chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vấn đề còn lại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề truyền thông để người dân hiểu và hợp tác cùng cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo ông Phu, Việt Nam đã có bài học rút ra từ Hàn Quốc là bệnh nhân đầu tiên đã không được phát hiện bởi các nhân viên y tế đã không hỏi về tiền sử dịch tễ. Điều đó dẫn tới việc bệnh nhân này đi qua 4 cơ sở y tế và từ ca bệnh này đã lây lan nhanh chóng sang các trường hợp khác.
Để đối phó kịp thời với Mers – CoV, Bộ Y tế đã đưa ra 3 tình huống để có biện pháp xử lý triệt để, rốt ráo.
Cụ thể, tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam, vẫn cần tiếp tục phát hiện sớm ca để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, ngành y tế sẽ khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng. Việc cần làm là đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.
» Hàn Quốc đóng cửa hơn 800 trường học do MERS
» Chào buổi tối: Căng mình ngăn 'virus tử thần' vào Việt Nam
» 18h trực tiếp Chào buổi tối: Ứng phó dịch Mers – CoV đang gây hoang mang ở 26 quốc gia
» 2 người tử vong rất nhanh khi nhiễm virus Mers - Cov
» Hàng trăm người tử vong vì hội chứng viêm đường hô hấp
Nam Anh
Bình luận