Từ góc độ người quản lý, người đứng đầu ngành y tế cho biết cảm thấy day dứt với những băn khoăn của Khánh Thương cũng như nhiều người bệnh ung thư khác.
“Đất nước ta vẫn còn khó khăn, điều kiện đảm bảo y tế cho người dân còn nhiều hạn chế. Quỹ bảo hiểm không thể chi trả cho tất cả người bệnh, nên nếu dành kinh phí quá nhiều để điều trị cho một hoặc một số ít người sẽ làm mất đi cơ hội điều trị của nhiều người khác”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Báo Lao động mới đây đăng tải bức thư của Khánh Thương, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối gửi tới Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, trong đó đề cập đến việc thay đổi phương thức chi trả thuốc bảo hiểm y tế cho bệnh nhân.
Cụ thể từ 1/1, chi phí điều trị cho một người có thể lên đến 1,2 tỷ đồng/năm sẽ bị Quỹ bảo hiểm y tế giảm chi trả xuống chỉ còn 30-50% thay vì 50-100% như trước.
Điều này có nghĩa sẽ có hàng nghìn người đang dở dang điều trị sẽ chọn cái chết thay vì trả 1,3 triệu đồng cho một viên thuốc mỗi ngày để duy trì mạng sống.
“Tuy nhiên mỗi ngày được sống thêm trên đời của con người nói chung và bệnh nhân ung thư là vô giá. Trong điều kiện Quỹ bảo hiểm y tế đã kết dư liên tục từ năm 2010 đến nay và hiện dư trên 20.000 tỷ đồng, thì tại sao lại để bệnh nhân phải chọn cái chết và không tiếp cận được với điều trị?”, Khánh Thương chia sẻ.
Không lâu sau khi bức thư được đăng tải trên báo, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bất ngờ gửi thư trả lời. Trong thư, Bộ trưởng Tiến gửi lời cảm ơn tới Khánh Thương vì những nỗ lực của cô trong việc gây dựng Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (Breast Cancer Network Vietnam) để chia sẻ với cộng đồng, bất chấp bệnh tật đang hành hạ bản thân.
Từ góc độ người quản lý, người đứng đầu ngành y tế cho biết cảm thấy day dứt với những băn khoăn của Khánh Thương cũng như nhiều người bệnh ung thư khác.
Theo Bộ trưởng, danh mục thuốc điều trị bệnh ung thư và mức chi trả của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành dựa vào kết quả thống nhất của một Hội đồng bao gồm thành viên là Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Tài chính và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực ung thư và các ngành liên quan.
Quan điểm là đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết, đồng thời cân nhắc trong khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm và cho những người mắc bệnh hiểm nghèo khác có cơ hội được điều trị tốt nhất.
Việc quy định tỷ lệ thanh toán đối với các thuốc điều trị ung thư và một số bệnh lý khác, theo các chuyên gia là không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.
Thực tế, trong danh mục 74 thuốc thuốc điều trị ung thư hiện nay thì đã có đến 59 loại được Bảo hiểm y tế chi trả 100%, bảo đảm đáp ứng nhu cầu điều trị ung thư; 11 thuốc ngoài danh mục hiện được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 50% được bổ sung đưa vào danh mục để kiểm soát, quản lý và giữ nguyên tỷ lệ thanh toán 50% như trước đây; chỉ có 4 thuốc giảm tỷ lệ thanh toán từ 100% xuống còn 50%.
Hơn nữa, để bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế, đặc biệt là bệnh nhân ung thư trong giai đoạn chuyển tiếp, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể việc thanh toán thuốc đối với bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng 4 thuốc (doxorubicin, erlotinib, gefitinib, sorafenib) tại bênh viện trước thời điểm danh mục trên có hiệu lực thì tiếp tục được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí cho đến hết liệu trình điều trị.
Bộ trưởng Tiến chia sẻ: “Đất nước ta vẫn còn khó khăn, điều kiện đảm bảo y tế cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, Quỹ Bảo hiểm y tế không thể chi trả cho tất cả người bệnh, nên nếu dành kinh phí quá nhiều để điều trị cho một hoặc một số ít người sẽ làm mất đi cơ hội điều trị của nhiều người khác.
Chính vì vậy, việc phải đưa ra quyết định trong những tình huống như thế này rất khó khăn, nhất là việc đó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân”.
Thân mật gọi Khánh Thương là “một cô gái Việt Nam bé nhỏ”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh: “Tin tưởng với những nỗ lực của bản thân cũng như toàn thể cán bộ ngành Y tế Việt Nam, với sự cảm thông và chia sẻ chân thành từ những người bệnh không may, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, và chúng ta sẽ làm được.
Cháu hãy tin rằng, với lương tâm một thầy thuốc, một người phụ nữ, cô cùng đồng nghiệp sẽ luôn cố gắng hết sức để đem lại những điều tốt nhất cho người bệnh”.
Hiện 70% dân số Việt Nam đã tham gia Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục cải cách để mở rộng diện bao phủ và đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm. Đó là tăng hỗ trợ mức đóng, khuyến khích mua bảo hiểm theo hộ gia đình, bổ sung quyền lợi người tham gia, giảm đồng chi trả đối với một số đối tượng, mở thông tuyến khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Chị Khánh Thương là giảng viên Khoa Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), là người sáng lập ra nhóm từ thiện Vòng tay yêu thương. Sau thành công của chiến dịch "Yêu thương trong những vòng tay", cô gái quê Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục thực hiện chương trình "Kết nối yêu thương", "Trao cho em ngày mai", "Giao thừa yêu thương", "Công trình Hy vọng" hay "Một giờ làm người khiếm thị"...
Bản thân chị là một bệnh nhân ung thư vú, khối u đã di căn vào gan. Mong muốn giúp người cùng hoàn cảnh có thêm kiến thức, sự mạnh mẽ để vượt lên sợ hãi, chị đã dồn tâm sức sáng lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam.
» Có dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư, bạn cần đi khám ngay
» 10 thực phẩm hàng đầu đẩy lùi ung thư
» Cuộc sống khó khăn của người đàn ông có lỗ thủng lớn ở cổ
» Đường dẫn bạn tới căn bệnh ung thư
Theo VNE
“Đất nước ta vẫn còn khó khăn, điều kiện đảm bảo y tế cho người dân còn nhiều hạn chế. Quỹ bảo hiểm không thể chi trả cho tất cả người bệnh, nên nếu dành kinh phí quá nhiều để điều trị cho một hoặc một số ít người sẽ làm mất đi cơ hội điều trị của nhiều người khác”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Cụ thể từ 1/1, chi phí điều trị cho một người có thể lên đến 1,2 tỷ đồng/năm sẽ bị Quỹ bảo hiểm y tế giảm chi trả xuống chỉ còn 30-50% thay vì 50-100% như trước.
Điều này có nghĩa sẽ có hàng nghìn người đang dở dang điều trị sẽ chọn cái chết thay vì trả 1,3 triệu đồng cho một viên thuốc mỗi ngày để duy trì mạng sống.
“Tuy nhiên mỗi ngày được sống thêm trên đời của con người nói chung và bệnh nhân ung thư là vô giá. Trong điều kiện Quỹ bảo hiểm y tế đã kết dư liên tục từ năm 2010 đến nay và hiện dư trên 20.000 tỷ đồng, thì tại sao lại để bệnh nhân phải chọn cái chết và không tiếp cận được với điều trị?”, Khánh Thương chia sẻ.
Không lâu sau khi bức thư được đăng tải trên báo, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bất ngờ gửi thư trả lời. Trong thư, Bộ trưởng Tiến gửi lời cảm ơn tới Khánh Thương vì những nỗ lực của cô trong việc gây dựng Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (Breast Cancer Network Vietnam) để chia sẻ với cộng đồng, bất chấp bệnh tật đang hành hạ bản thân.
Từ góc độ người quản lý, người đứng đầu ngành y tế cho biết cảm thấy day dứt với những băn khoăn của Khánh Thương cũng như nhiều người bệnh ung thư khác.
Theo Bộ trưởng, danh mục thuốc điều trị bệnh ung thư và mức chi trả của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành dựa vào kết quả thống nhất của một Hội đồng bao gồm thành viên là Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Tài chính và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực ung thư và các ngành liên quan.
Quan điểm là đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết, đồng thời cân nhắc trong khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm và cho những người mắc bệnh hiểm nghèo khác có cơ hội được điều trị tốt nhất.
Việc quy định tỷ lệ thanh toán đối với các thuốc điều trị ung thư và một số bệnh lý khác, theo các chuyên gia là không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.
Thực tế, trong danh mục 74 thuốc thuốc điều trị ung thư hiện nay thì đã có đến 59 loại được Bảo hiểm y tế chi trả 100%, bảo đảm đáp ứng nhu cầu điều trị ung thư; 11 thuốc ngoài danh mục hiện được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 50% được bổ sung đưa vào danh mục để kiểm soát, quản lý và giữ nguyên tỷ lệ thanh toán 50% như trước đây; chỉ có 4 thuốc giảm tỷ lệ thanh toán từ 100% xuống còn 50%.
Hơn nữa, để bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế, đặc biệt là bệnh nhân ung thư trong giai đoạn chuyển tiếp, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể việc thanh toán thuốc đối với bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng 4 thuốc (doxorubicin, erlotinib, gefitinib, sorafenib) tại bênh viện trước thời điểm danh mục trên có hiệu lực thì tiếp tục được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí cho đến hết liệu trình điều trị.
Bộ trưởng Tiến chia sẻ: “Đất nước ta vẫn còn khó khăn, điều kiện đảm bảo y tế cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, Quỹ Bảo hiểm y tế không thể chi trả cho tất cả người bệnh, nên nếu dành kinh phí quá nhiều để điều trị cho một hoặc một số ít người sẽ làm mất đi cơ hội điều trị của nhiều người khác.
Chính vì vậy, việc phải đưa ra quyết định trong những tình huống như thế này rất khó khăn, nhất là việc đó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân”.
Thân mật gọi Khánh Thương là “một cô gái Việt Nam bé nhỏ”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh: “Tin tưởng với những nỗ lực của bản thân cũng như toàn thể cán bộ ngành Y tế Việt Nam, với sự cảm thông và chia sẻ chân thành từ những người bệnh không may, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, và chúng ta sẽ làm được.
Cháu hãy tin rằng, với lương tâm một thầy thuốc, một người phụ nữ, cô cùng đồng nghiệp sẽ luôn cố gắng hết sức để đem lại những điều tốt nhất cho người bệnh”.
Hiện 70% dân số Việt Nam đã tham gia Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục cải cách để mở rộng diện bao phủ và đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm. Đó là tăng hỗ trợ mức đóng, khuyến khích mua bảo hiểm theo hộ gia đình, bổ sung quyền lợi người tham gia, giảm đồng chi trả đối với một số đối tượng, mở thông tuyến khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Chị Khánh Thương là giảng viên Khoa Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), là người sáng lập ra nhóm từ thiện Vòng tay yêu thương. Sau thành công của chiến dịch "Yêu thương trong những vòng tay", cô gái quê Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục thực hiện chương trình "Kết nối yêu thương", "Trao cho em ngày mai", "Giao thừa yêu thương", "Công trình Hy vọng" hay "Một giờ làm người khiếm thị"...
Bản thân chị là một bệnh nhân ung thư vú, khối u đã di căn vào gan. Mong muốn giúp người cùng hoàn cảnh có thêm kiến thức, sự mạnh mẽ để vượt lên sợ hãi, chị đã dồn tâm sức sáng lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam.
» Có dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư, bạn cần đi khám ngay
» 10 thực phẩm hàng đầu đẩy lùi ung thư
» Cuộc sống khó khăn của người đàn ông có lỗ thủng lớn ở cổ
» Đường dẫn bạn tới căn bệnh ung thư
Theo VNE
Bình luận