Quản một ngành được đánh giá là “nóng” nhất bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng bà đã gặp rất nhiều thách thức và áp lực.
Đồng cảm với bức xúc của người dân
- Bà nói đã gặp rất nhiều áp lực và thách thức, vậy những thách thức và áp lực lớn nhất trong gần một nhiệm kỳ ngồi “ghế nóng” theo Bộ trưởng là gì?
Ngay từ khi bước chân vào trường Y và cho đến khi trở thành người đứng đầu ngành y tế, tôi luôn ghi nhớ và tâm đắc câu nói “Nghề Y là một nghề đặc biệt”.
Đặc biệt bởi, không chỉ chăm sóc sức khỏe cho con người từ khi lọt lòng cho đến ngày về với đất mà còn bao quát nhiều vấn đề xã hội liên quan khác. Từ an toàn thực phẩm, ma túy, thảm họa đến tử hình bằng thuốc độc hay giải phẫu tử thi giúp cơ quan chức năng điều tra phá án... Bao quát rất nhiều việc, với chúng tôi đó là niềm vinh dự nhưng cũng đầy trách nhiệm.
Thử hỏi, khi bạn ở trên cương vị, vai trò nắm giữ sức khỏe, cuộc sống của người dân, dù trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh hay âm thầm, lặng lẽ dự phòng bệnh tật cho cộng đồng, có bao giờ bạn thấy thảnh thơi?
Ở những vị trí khác nhau, nhưng chúng tôi luôn đối mặt với nhiều áp lực của người dân và xã hội trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người bệnh. Từ tình trạng quá tải bệnh viện đến nhiều dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp, nguy hiểm; từ thực trạng thiếu nguồn nhân lực đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hay thuốc men chưa đáp ứng đầy đủ...
Nhưng có lẽ thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhiều cán bộ ngành y vượt lên chính bản thân để làm tròn trách nhiệm. Với vai trò tư lệnh ngành, tôi xem đây là những thách thức thật sự, không chỉ riêng đối với tôi lúc này mà sẽ là thách thức đối với bất cứ Bộ trưởng Bộ Y tế nào.
- Y tế là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân và là một ngành khá nhạy cảm, dễ gây bức xúc, phản ứng trong dư luận. Là người đứng đầu, bà nhìn nhận vấn đề này và cân bằng chuyện đó như thế nào?
Chúng tôi luôn tâm niệm rằng lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành y tế vì sức khỏe của mỗi người dân. Thông thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu lên khi có những tai biến y khoa xảy ra, gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu điều đó xảy ra, luật pháp sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết đúng sai theo sự tôn nghiêm của pháp luật. Tuy nhiên với chúng tôi, ngoài trách nhiệm trước pháp luật, còn chịu trách nhiệm trước tòa án lương tâm nữa.
Mỗi khi có những vấn đề xảy ra, chúng tôi hiểu, đồng cảm và chia sẻ với mỗi bức xúc của người bệnh, của dư luận, để từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình để mong phục vụ người dân được tốt hơn.
Điều quan trọng là cái tâm trong sáng, trách nhiệm hết mình, làm sao củng cố niềm tin yêu và thiện cảm của người bệnh. Chính lẽ đó tôi thường xuyên động viên các anh, chị em trong ngành cần vượt qua những áp lực, khó khăn, phục vụ người bệnh được tốt hơn.
Theo tôi, đó là cách tốt nhất để cân bằng và hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được giao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Làm được điều này, đối với tôi, đó là thành công lớn nhất trên cương vị người đứng đầu ngành y tế.
Tập trung chấn chỉnh y đức của cán bộ y tế
- Nhiều người cho rằng những năm qua ngành y tế có quá nhiều sự cố. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế, nhiệm kỳ của bà, ngành y cũng đã làm được nhiều điều đáng kể, bà có thấy vậy không?
Là người chịu trách nhiệm cao nhất của ngành y, tôi luôn trăn trở xem mình đã làm được gì cho nhân dân. Thực tế, những con số thống kê minh chứng cho những thành tựu của ngành y trong thời kỳ vừa qua, nhưng đó chưa phải là tất cả. Có được những kết quả đó là do mồ hôi, nước mắt đôi khi cả máu của các cán bộ y tế, song chúng tôi không thỏa mãn, bằng lòng. Dù có khó khăn nhưng tôi thấy thời gian qua bức tranh khám, chữa bệnh sáng sủa hơn.
Các bệnh viện chuyên khoa vốn quá tải trầm trọng được xây mới, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và cải cách thủ tục hành chính tại khoa khám bệnh nhằm giảm tải cho bệnh viện, tăng sự hài lòng cho người bệnh.
Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; ứng dụng thành công các kỹ thuật điều trị cao, tiên tiến, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong mẹ và trẻ em đều giảm đáng kể, mạng lưới y tế phủ rộng khắp các thôn bản...
Bên cạnh đó, các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi được khống chế, không để xảy ra tại Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay…
Tuy nhiên, để những “điểm sáng” đó được duy trì và phát triển, ngoài chung tay của ngành y tế thì rất cần sự đồng lòng, đồng sức của toàn xã hội. Tôi vẫn luôn nói với anh em rằng, làm được điều gì cho sức khỏe nhân dân đó là trách nhiệm và vinh dự của người thầy thuốc.
- Bà có thể chia sẻ kế hoạch và định hướng trong thời gian tới của ngành y tế?
Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi; toàn ngành y tế sẽ tập trung vào việc chấn chỉnh y đức của cán bộ y tế, thông qua những việc làm thiết thực.
Việc tuyên truyền, giáo dục thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế được coi là giải pháp hàng đầu. Đồng thời, với việc tổ chức hoạt động có hiệu quả của đường dây nóng để kịp thời xử lý những phản ánh của người dân về chất lượng và thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cũng sẽ được đẩy mạnh.
Việc xử lý kỷ luật nghiêm với những cán bộ y tế vi phạm y đức, y thuật, không đúng mực với dân giúp chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong ngành. Chúng tôi cũng sẽ biểu dương kịp thời các thầy thuốc, cán bộ y tế hết lòng vì người bệnh với mong muốn khuyến khích, động viên và nhân rộng các tấm gương điển hình để khẳng định niềm tin và mục tiêu cao nhất của ngành y tế, làm được những gì dân tin tưởng, dân hài lòng thì mình mới thấy an lòng...
Nguồn: Lê Nguyễn(Tiền phong)
- Bà nói đã gặp rất nhiều áp lực và thách thức, vậy những thách thức và áp lực lớn nhất trong gần một nhiệm kỳ ngồi “ghế nóng” theo Bộ trưởng là gì?
Ngay từ khi bước chân vào trường Y và cho đến khi trở thành người đứng đầu ngành y tế, tôi luôn ghi nhớ và tâm đắc câu nói “Nghề Y là một nghề đặc biệt”.
Đặc biệt bởi, không chỉ chăm sóc sức khỏe cho con người từ khi lọt lòng cho đến ngày về với đất mà còn bao quát nhiều vấn đề xã hội liên quan khác. Từ an toàn thực phẩm, ma túy, thảm họa đến tử hình bằng thuốc độc hay giải phẫu tử thi giúp cơ quan chức năng điều tra phá án... Bao quát rất nhiều việc, với chúng tôi đó là niềm vinh dự nhưng cũng đầy trách nhiệm.
Bộ trưởng Y tế trong lần thăm các bệnh nhi ở BV Nhi đồng 1 TP.HCM. |
Thử hỏi, khi bạn ở trên cương vị, vai trò nắm giữ sức khỏe, cuộc sống của người dân, dù trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh hay âm thầm, lặng lẽ dự phòng bệnh tật cho cộng đồng, có bao giờ bạn thấy thảnh thơi?
Ở những vị trí khác nhau, nhưng chúng tôi luôn đối mặt với nhiều áp lực của người dân và xã hội trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người bệnh. Từ tình trạng quá tải bệnh viện đến nhiều dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp, nguy hiểm; từ thực trạng thiếu nguồn nhân lực đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hay thuốc men chưa đáp ứng đầy đủ...
Nhưng có lẽ thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhiều cán bộ ngành y vượt lên chính bản thân để làm tròn trách nhiệm. Với vai trò tư lệnh ngành, tôi xem đây là những thách thức thật sự, không chỉ riêng đối với tôi lúc này mà sẽ là thách thức đối với bất cứ Bộ trưởng Bộ Y tế nào.
- Y tế là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân và là một ngành khá nhạy cảm, dễ gây bức xúc, phản ứng trong dư luận. Là người đứng đầu, bà nhìn nhận vấn đề này và cân bằng chuyện đó như thế nào?
Chúng tôi luôn tâm niệm rằng lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành y tế vì sức khỏe của mỗi người dân. Thông thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu lên khi có những tai biến y khoa xảy ra, gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu điều đó xảy ra, luật pháp sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết đúng sai theo sự tôn nghiêm của pháp luật. Tuy nhiên với chúng tôi, ngoài trách nhiệm trước pháp luật, còn chịu trách nhiệm trước tòa án lương tâm nữa.
Mỗi khi có những vấn đề xảy ra, chúng tôi hiểu, đồng cảm và chia sẻ với mỗi bức xúc của người bệnh, của dư luận, để từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình để mong phục vụ người dân được tốt hơn.
Điều quan trọng là cái tâm trong sáng, trách nhiệm hết mình, làm sao củng cố niềm tin yêu và thiện cảm của người bệnh. Chính lẽ đó tôi thường xuyên động viên các anh, chị em trong ngành cần vượt qua những áp lực, khó khăn, phục vụ người bệnh được tốt hơn.
Theo tôi, đó là cách tốt nhất để cân bằng và hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được giao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Làm được điều này, đối với tôi, đó là thành công lớn nhất trên cương vị người đứng đầu ngành y tế.
Tập trung chấn chỉnh y đức của cán bộ y tế
- Nhiều người cho rằng những năm qua ngành y tế có quá nhiều sự cố. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế, nhiệm kỳ của bà, ngành y cũng đã làm được nhiều điều đáng kể, bà có thấy vậy không?
Là người chịu trách nhiệm cao nhất của ngành y, tôi luôn trăn trở xem mình đã làm được gì cho nhân dân. Thực tế, những con số thống kê minh chứng cho những thành tựu của ngành y trong thời kỳ vừa qua, nhưng đó chưa phải là tất cả. Có được những kết quả đó là do mồ hôi, nước mắt đôi khi cả máu của các cán bộ y tế, song chúng tôi không thỏa mãn, bằng lòng. Dù có khó khăn nhưng tôi thấy thời gian qua bức tranh khám, chữa bệnh sáng sủa hơn.
Các bệnh viện chuyên khoa vốn quá tải trầm trọng được xây mới, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và cải cách thủ tục hành chính tại khoa khám bệnh nhằm giảm tải cho bệnh viện, tăng sự hài lòng cho người bệnh.
Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; ứng dụng thành công các kỹ thuật điều trị cao, tiên tiến, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong mẹ và trẻ em đều giảm đáng kể, mạng lưới y tế phủ rộng khắp các thôn bản...
Bên cạnh đó, các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi được khống chế, không để xảy ra tại Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay…
Tuy nhiên, để những “điểm sáng” đó được duy trì và phát triển, ngoài chung tay của ngành y tế thì rất cần sự đồng lòng, đồng sức của toàn xã hội. Tôi vẫn luôn nói với anh em rằng, làm được điều gì cho sức khỏe nhân dân đó là trách nhiệm và vinh dự của người thầy thuốc.
- Bà có thể chia sẻ kế hoạch và định hướng trong thời gian tới của ngành y tế?
Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi; toàn ngành y tế sẽ tập trung vào việc chấn chỉnh y đức của cán bộ y tế, thông qua những việc làm thiết thực.
Việc tuyên truyền, giáo dục thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế được coi là giải pháp hàng đầu. Đồng thời, với việc tổ chức hoạt động có hiệu quả của đường dây nóng để kịp thời xử lý những phản ánh của người dân về chất lượng và thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cũng sẽ được đẩy mạnh.
Việc xử lý kỷ luật nghiêm với những cán bộ y tế vi phạm y đức, y thuật, không đúng mực với dân giúp chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong ngành. Chúng tôi cũng sẽ biểu dương kịp thời các thầy thuốc, cán bộ y tế hết lòng vì người bệnh với mong muốn khuyến khích, động viên và nhân rộng các tấm gương điển hình để khẳng định niềm tin và mục tiêu cao nhất của ngành y tế, làm được những gì dân tin tưởng, dân hài lòng thì mình mới thấy an lòng...
Nguồn: Lê Nguyễn(Tiền phong)
Bình luận