(VTC News) - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, khi cán bộ y tế được trả lương từ nguồn thu bảo hiểm y tế (BHYT) thì phải đổi mới tư duy từ chỗ là ban ơn thành người phục vụ bệnh nhân.
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" trên sóng VTV1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao đổi về nội dung điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thái độ phục vụ của nhân viên y tế với bệnh nhân.
Hiện nay, một vấn đề liên quan tới sát sườn của người dân đang được nhiều người quan tâm, đó là giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng vào cuối năm nay. Vậy giá được điều chỉnh tăng như thế nào? Điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống của người dân?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Khi điều chỉnh giá dịch vụ tăng lên theo phương hướng tính đúng tỉnh đủ thì chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế cũng tăng thêm.
Một giải pháp cũng khá là cơ bản đó là khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong đó có tính tiền phụ cấp đặc thù cũng như tiền lương thì phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế.
Mặt khác khi bệnh viện tự chủ, giá dịch vụ tăng lên tạo lên một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập; giữa đơn vị y tế công lập và ngoài công lập cho nên bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng mới thu hút được bệnh nhân và bệnh viện nào phục vụ tốt thì BHXH mới ký hợp đồng.
Và khi được trả lương từ nguồn thu BHYT thì phải đổi mới toàn diện, đổi mới tư duy từ chỗ là ban ơn trở thành người phục vụ bệnh nhân và coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ.
Mới đây, liên bộ Tài Chính, Y tế và Bảo hiểm xã hội đã đưa ra dự thảo Thông tư về việc sẽ điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế viện phí vào cuối năm nay.
Bà Bộ trưởng Y tế cho biết: Liên bộ Tài chính, Y tế và Bảo hiểm xã hội dự kiến ban hành thông tư về điều chỉnh giá dịch vụ y tế dự định thực hiện vào cuối năm 2015 dựa trên những căn cứ như: Thứ nhất: Luật BHYT sửa đổi đã quy định là liên bộ Tài chính, Y tế phải ban hành 1 thông tư điều chỉnh giá dịch vụ y tế thống nhất đối với các Bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc.
Thứ hai: Dựa vào Nghị quyết Trung ương số 63 của Trung ương 11, ngân sách của nhà nước là từ chỗ cấp cho bệnh viện thì chuyển sang mua thẻ bảo hiểm và ủng hộ hỗ trợ, chính sách cho người nghèo, người diện chính sách
Thứ ba: Dựa vào Nghị định 16 của Chính phủ ban hành vào tháng 2 năm 2015 là giao quyền tự chủ cho các Bệnh viện và giá dịch vụ phải điều chỉnh từ năm 2015 và đến 2020 thì tất cả các yếu tố dịch vụ phải được tính đúng tính đủ.
Dựa trên cơ sở tính đúng tính đủ, nhưng nhiều người nghèo băn khoăn có bị ảnh hưởng khi giá dịch vụ y tế tăng, giải đáp thắc mắc này, Bộ trưởng y tế giải thích, giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố chính gồm chi phí trực tiếp như: thuốc, vật tư tiêu hao, điện nước,và các yếu tố khác như: lương, phụ cấp... Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố có thật đó thôi. Liên bộ xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trong toàn quốc với 1800 giá dịch vụ và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân với các hạng bệnh khác nhau.
Và như vậy, theo lộ trình trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với bệnh nhân có thẻ BHYT chưa phải với người chưa có thẻ.
Thứ hai: Từ nay đến hết năm phải điều chỉnh giá dịch vụ để tính đủ chi phí trực tiếp mà chi phí đã được ban hành từ năm 2012 hiện nay vẫn chưa đủ cộng thêm phụ cấp đặc thù (tiền trực 24/24h), và phụ cấp tiền phẫu thuật thủ thuật. Từ 2016 giá đó cộng thêm tiền lương của người lao động và đến 2020 thì phải tính đúng 7 yếu tố giá dịch vụ đó.
Thế như vậy thì thử hỏi rằng khi điều chỉnh giá, tác động như thế nào? Thứ nhất đối với người dân đặc biệt với người nghèo việc tăng giá này được hưởng lợi rất nhiều.
Thay vì trước kia tất cả cấu thành không được kết cấu vào giá, thì người bệnh và người nghèo phải trả thêm phần được tính giá như vậy phải bỏ tiền túi ra và hiện nay đối với Luật Bảo hiểm sửa đổi người nghèo được nhà nước mua 100% thẻ BH và không phải đồng chi trả. Như vậy tất cả những mức chi trong BHYT được thanh toán 100%.
Đối với các đối tượng diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, và người sống vùng biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì cũng được hưởng như người nghèo
Người cận nghèo được nhà nước hỗ trợ mua 70%, và rất nhiều địa phương đã hỗ trợ mua 30% cho người cận nghèo. Như vậy đồng chi trả chỉ còn 5%. Cho nên tác động này cũng không đến người cận nghèo.
Ngoài ra, vấn đề giảm tải bệnh viện, cũng được bà Bộ trưởng chia sẻ, hiện nay ta phải tăng số giường bệnh trên 10.000 dân. Thứ hai phải có chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để cho tuyến bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh có kỹ thuật cao, cho nên bệnh nhân sẽ không cần phải đi xa.
Ví dụ như sinh bình thường thì không cần phải chuyển lên tuyến trên này, vừa tốn kém, vừa mất thời gian, vừa bị nhiễm trùng chéo. Đặc biệt là nhiễm khuẩn chéo bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hiện nay.
» Giá 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục bảo hiểm tăng: Ai mừng, ai lo?
» Cơ chế hải quan một cửa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
» Sẽ tăng giá 1.800 dịch vụ y tế
» Thứ trưởng Bộ Y tế: Kiểm tra chất lượng thực phẩm chứ đừng kiểm tra giấy tờ
Nam Anh
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" trên sóng VTV1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao đổi về nội dung điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thái độ phục vụ của nhân viên y tế với bệnh nhân.
Hiện nay, một vấn đề liên quan tới sát sườn của người dân đang được nhiều người quan tâm, đó là giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng vào cuối năm nay. Vậy giá được điều chỉnh tăng như thế nào? Điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống của người dân?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Khi điều chỉnh giá dịch vụ tăng lên theo phương hướng tính đúng tỉnh đủ thì chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế cũng tăng thêm. |
Một giải pháp cũng khá là cơ bản đó là khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong đó có tính tiền phụ cấp đặc thù cũng như tiền lương thì phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế.
Mặt khác khi bệnh viện tự chủ, giá dịch vụ tăng lên tạo lên một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập; giữa đơn vị y tế công lập và ngoài công lập cho nên bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng mới thu hút được bệnh nhân và bệnh viện nào phục vụ tốt thì BHXH mới ký hợp đồng.
Và khi được trả lương từ nguồn thu BHYT thì phải đổi mới toàn diện, đổi mới tư duy từ chỗ là ban ơn trở thành người phục vụ bệnh nhân và coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ.
Mới đây, liên bộ Tài Chính, Y tế và Bảo hiểm xã hội đã đưa ra dự thảo Thông tư về việc sẽ điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế viện phí vào cuối năm nay.
Bà Bộ trưởng Y tế cho biết: Liên bộ Tài chính, Y tế và Bảo hiểm xã hội dự kiến ban hành thông tư về điều chỉnh giá dịch vụ y tế dự định thực hiện vào cuối năm 2015 dựa trên những căn cứ như: Thứ nhất: Luật BHYT sửa đổi đã quy định là liên bộ Tài chính, Y tế phải ban hành 1 thông tư điều chỉnh giá dịch vụ y tế thống nhất đối với các Bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc.
Thứ hai: Dựa vào Nghị quyết Trung ương số 63 của Trung ương 11, ngân sách của nhà nước là từ chỗ cấp cho bệnh viện thì chuyển sang mua thẻ bảo hiểm và ủng hộ hỗ trợ, chính sách cho người nghèo, người diện chính sách
Thứ ba: Dựa vào Nghị định 16 của Chính phủ ban hành vào tháng 2 năm 2015 là giao quyền tự chủ cho các Bệnh viện và giá dịch vụ phải điều chỉnh từ năm 2015 và đến 2020 thì tất cả các yếu tố dịch vụ phải được tính đúng tính đủ.
Dựa trên cơ sở tính đúng tính đủ, nhưng nhiều người nghèo băn khoăn có bị ảnh hưởng khi giá dịch vụ y tế tăng, giải đáp thắc mắc này, Bộ trưởng y tế giải thích, giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố chính gồm chi phí trực tiếp như: thuốc, vật tư tiêu hao, điện nước,và các yếu tố khác như: lương, phụ cấp... Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố có thật đó thôi. Liên bộ xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trong toàn quốc với 1800 giá dịch vụ và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân với các hạng bệnh khác nhau.
Và như vậy, theo lộ trình trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với bệnh nhân có thẻ BHYT chưa phải với người chưa có thẻ.
Thứ hai: Từ nay đến hết năm phải điều chỉnh giá dịch vụ để tính đủ chi phí trực tiếp mà chi phí đã được ban hành từ năm 2012 hiện nay vẫn chưa đủ cộng thêm phụ cấp đặc thù (tiền trực 24/24h), và phụ cấp tiền phẫu thuật thủ thuật. Từ 2016 giá đó cộng thêm tiền lương của người lao động và đến 2020 thì phải tính đúng 7 yếu tố giá dịch vụ đó.
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, người nghèo được hưởng lợi. |
Thay vì trước kia tất cả cấu thành không được kết cấu vào giá, thì người bệnh và người nghèo phải trả thêm phần được tính giá như vậy phải bỏ tiền túi ra và hiện nay đối với Luật Bảo hiểm sửa đổi người nghèo được nhà nước mua 100% thẻ BH và không phải đồng chi trả. Như vậy tất cả những mức chi trong BHYT được thanh toán 100%.
Đối với các đối tượng diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, và người sống vùng biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì cũng được hưởng như người nghèo
Người cận nghèo được nhà nước hỗ trợ mua 70%, và rất nhiều địa phương đã hỗ trợ mua 30% cho người cận nghèo. Như vậy đồng chi trả chỉ còn 5%. Cho nên tác động này cũng không đến người cận nghèo.
Ngoài ra, vấn đề giảm tải bệnh viện, cũng được bà Bộ trưởng chia sẻ, hiện nay ta phải tăng số giường bệnh trên 10.000 dân. Thứ hai phải có chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để cho tuyến bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh có kỹ thuật cao, cho nên bệnh nhân sẽ không cần phải đi xa.
Ví dụ như sinh bình thường thì không cần phải chuyển lên tuyến trên này, vừa tốn kém, vừa mất thời gian, vừa bị nhiễm trùng chéo. Đặc biệt là nhiễm khuẩn chéo bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hiện nay.
» Giá 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục bảo hiểm tăng: Ai mừng, ai lo?
» Cơ chế hải quan một cửa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
» Sẽ tăng giá 1.800 dịch vụ y tế
» Thứ trưởng Bộ Y tế: Kiểm tra chất lượng thực phẩm chứ đừng kiểm tra giấy tờ
Nam Anh
Bình luận