Với con số hơn 100.000 văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, nếu địa phương cứ tự tiện ra văn bản sẽ xảy ra tình trạng 'phép vua thua lệ làng'.
Báo cáo thẩm tra Luật ban hành văn bản pháp luật tại phiên họp Thường vụ Quốc hội chiều 22/12, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vấn đề thẩm quyền, hình thức ban hành văn bản của cấp huyện, cấp xã vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định cấp huyện, xã được ban hành văn bản pháp luật, nhằm thực hiện quản lý nhà nước, để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Hơn nữa, đây là cấp chính quyền có quyền quản lý nhà nước thì tại sao lại không quy định thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước.
Tuy nhiên loại ý kiến thứ hai thì đề nghị không quy định cấp huyện, cấp xã được ban hành văn bản pháp luật và cho rằng trên thực tế ở nhiều địa phương đã không ban hành văn bản pháp luật, hoặc nếu ban hành thì có nhiều văn bản cấp huyện, cấp xã thường sao chép lại văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn tự chủ của mình, việc giao cho cấp chính quyền này thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là cần thiết nhưng phải quy định chặt chẽ, rõ ràng về phạm vi, điều kiện, quy trình, thủ tục ban hành.
Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần rà soát xem các cơ quan cấp huyện, tòa án, hay VKSND có cần ra văn bản không, có tình trạng ra văn bản tùy tiện hay không?
Xác định đây là một điều luật rất quan trọng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, địa phương phải chấp hành các Luật của trung ương, nếu để tự tiện thì sẽ xảy ra tình trạng “phép vua thua lệ làng”. Theo Bộ trưởng, chỉ khi Luật giao tự quản về vấn đề nào đó ở đơn vị huyện, xã…thì mới được ban hành văn bản pháp luật, nếu được như vậy thì tình hình sẽ tốt hơn, người dân đồng tình hơn.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho biết đang hoàn thiện kết quả rà soát ban hành văn bản tại các cấp, đến nay đã có hơn 100.000 văn bản quy phạm pháp luật. Nói về con số này, Bộ trưởng Cường viện dẫn như ở Hàn Quốc có 15.000 văn bản họ đã "báo động đỏ", rồi lập ủy ban rà soát do Tổng thống đứng đầu. Cuối cùng họ thu hẹp lại chỉ còn 5.000 văn bản. Giảm như vậy thì đất nước mới phát triển được!...
Chủ tịch Quốc hội ngắt lời Bộ trưởng: Phải nói rõ những văn bản này không được làm, ra tùy tiện, chúng tôi đồng ý bỏ ngay. Ví dụ từ nay về sau Bộ chỉ làm nghị định thôi, không ra thông tư nữa, phải quy định.
Mỗi cấp nhà nước được ban hành văn bản gì phải nêu rõ, ví dụ Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh, Quốc hội làm luật, nghị quyết, Thường vụ Quốc hội ban hành gì nêu rõ, ngoài ra không được làm. Đối với cấp huyện, xã cũng vậy, phải quy định, liệt kê rõ để thực hiện, ngoài cái đó ra mà ban hành là sai…
“Có những luật để chậm, ra thông tư cũng phải sau 45 ngày đăng công báo mới có hiệu lực. Như vậy là quá lâu, phải xem lại. Nếu Quốc hội ra luật rồi, ngay sau đó phải có nghị định hướng dẫn ngay, không nên để chậm hơn. Có khi ban hành chính sách người có công từ đầu năm, đến tháng 5 mới có nghị định, tháng 9 mới có thông tư. Vậy bao giờ mới thi hành?” – Chủ tịch Quốc hội nêu.
Theo Infonet
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định cấp huyện, xã được ban hành văn bản pháp luật, nhằm thực hiện quản lý nhà nước, để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Hơn nữa, đây là cấp chính quyền có quyền quản lý nhà nước thì tại sao lại không quy định thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, hiện Việt Nam đang có tới hơn 100.000 văn bản quy phạm pháp luật, gấp khoảng 7 lần mức báo động đỏ ở Hàn Quốc |
Tuy nhiên loại ý kiến thứ hai thì đề nghị không quy định cấp huyện, cấp xã được ban hành văn bản pháp luật và cho rằng trên thực tế ở nhiều địa phương đã không ban hành văn bản pháp luật, hoặc nếu ban hành thì có nhiều văn bản cấp huyện, cấp xã thường sao chép lại văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn tự chủ của mình, việc giao cho cấp chính quyền này thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là cần thiết nhưng phải quy định chặt chẽ, rõ ràng về phạm vi, điều kiện, quy trình, thủ tục ban hành.
Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần rà soát xem các cơ quan cấp huyện, tòa án, hay VKSND có cần ra văn bản không, có tình trạng ra văn bản tùy tiện hay không?
Xác định đây là một điều luật rất quan trọng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, địa phương phải chấp hành các Luật của trung ương, nếu để tự tiện thì sẽ xảy ra tình trạng “phép vua thua lệ làng”. Theo Bộ trưởng, chỉ khi Luật giao tự quản về vấn đề nào đó ở đơn vị huyện, xã…thì mới được ban hành văn bản pháp luật, nếu được như vậy thì tình hình sẽ tốt hơn, người dân đồng tình hơn.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho biết đang hoàn thiện kết quả rà soát ban hành văn bản tại các cấp, đến nay đã có hơn 100.000 văn bản quy phạm pháp luật. Nói về con số này, Bộ trưởng Cường viện dẫn như ở Hàn Quốc có 15.000 văn bản họ đã "báo động đỏ", rồi lập ủy ban rà soát do Tổng thống đứng đầu. Cuối cùng họ thu hẹp lại chỉ còn 5.000 văn bản. Giảm như vậy thì đất nước mới phát triển được!...
Chủ tịch Quốc hội ngắt lời Bộ trưởng: Phải nói rõ những văn bản này không được làm, ra tùy tiện, chúng tôi đồng ý bỏ ngay. Ví dụ từ nay về sau Bộ chỉ làm nghị định thôi, không ra thông tư nữa, phải quy định.
Mỗi cấp nhà nước được ban hành văn bản gì phải nêu rõ, ví dụ Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh, Quốc hội làm luật, nghị quyết, Thường vụ Quốc hội ban hành gì nêu rõ, ngoài ra không được làm. Đối với cấp huyện, xã cũng vậy, phải quy định, liệt kê rõ để thực hiện, ngoài cái đó ra mà ban hành là sai…
“Có những luật để chậm, ra thông tư cũng phải sau 45 ngày đăng công báo mới có hiệu lực. Như vậy là quá lâu, phải xem lại. Nếu Quốc hội ra luật rồi, ngay sau đó phải có nghị định hướng dẫn ngay, không nên để chậm hơn. Có khi ban hành chính sách người có công từ đầu năm, đến tháng 5 mới có nghị định, tháng 9 mới có thông tư. Vậy bao giờ mới thi hành?” – Chủ tịch Quốc hội nêu.
Theo Infonet
Bình luận