Dẫn ra vụ “nhân bản” ở Hoài Đức, bộ trưởng Bộ y tế cho rằng: “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết được, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”.
“Cơ chế phát hiện tiêu cực của ngành y là gì?"
Thông báo trước các đại biểu quốc hội (ĐBQH) về vụ trẻ em chết sau khi tiêm vaccine ở Quảng Trị và vụ “nhân bản” ở Hoài Đức (Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội của QH Nguyễn Văn Tiên cho rằng, “gốc gác vụ Hoài Đức là muốn lạm dụng một tí, tiền không đáng kể, nhưng đối với ngành y, đây là lỗi y đức rất nặng”.
Trong khi đó, về vụ vaccine ở Quảng Trị - dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan công an, nhưng những sai phạm cũng đã rõ ràng.
Theo ông Tiên, “vaccine được bảo quản chung trong một tủ lạnh dân dụng, cùng với các loại thuốc khác. Trong khi đó, khi bị mất điện, các nhân viên y tế đã soi bằng đèn. Hiện tôi chưa thể nói là có tiêm nhầm hay không.
Sau đó, quá trình tiêm cũng không đúng kỹ thuật. Khi xảy ra tai nạn, gọi bác sĩ mãi mà không gọi được. Đến khi bác sĩ xuống đến nơi các cháu tím tái dần. Bên này vừa một cháu ra đi, quay sang bên kia lại có một cháu ra đi".
Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là vấn đề tâm lý xã hội. Chính Chủ nhiệm Ủy ban Trương Thị Mai nói thẳng là bà “đã thấy có sự mất tin cậy” từ phía người dân. ĐBQH Phạm Đức Châu chất vấn Bộ trưởng Tiến sau những gì ngành y tế coi là nỗ lực, rằng “kết quả tâm lý người dân thay đổi theo chiều hướng nào?”.
So sánh đạo đức ngành y với đạo đức lái xe, sử dụng những chữ “phổ biến”, “tràn lan” để nói về tiêu cực trong ngành y, trong chuyện người dân câu kết với bác sĩ không cần khám vẫn có thể lấy thuốc ra ngoài bán, ông Phạm Đức Châu chất vấn “tiêu cực toàn do báo chí, người dân phát hiện, vậy cơ chế phát hiện của ngành y là gì?”.
Bộ trưởng cần có thông điệp...
Bày tỏ bằng sự đau lòng và chia sẻ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói “ăn gian cũng không ai hình dung được”. Tuy nhiên, bà giải thích trong Luật Tiêm chủng đã có quy định trách nhiệm cụ thể từ Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và cả bệnh viện.
Trong vụ Hoài Đức thì đã có thông tư 01 quy định rất rõ. “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra” - bà Tiến phân trần. Bà Tiến cũng tiết lộ: Sau khi vụ Hoài Đức bị phát hiện, bà đã ký quyết định khen thưởng cho người phát hiện ngay, nhưng 'phía công an lại nhắc chúng tôi khoan đã, vì còn nhiều vấn đề'.
Đối với vụ sốc phản vệ, Bộ trưởng Tiến giải thích sốc do 3 khả năng. Do cơ địa: “Chúng ta có cơ địa với sốc đó, thì cũng khó”. Thứ hai là do vaccine, do thuốc. Và thứ ba, “kể cả Hoa Kỳ cũng có sốc. Ở ta, tỉ lệ trẻ chết dưới 1 tuổi tốt hơn Indonesia, Philippines; chỉ kém Singapore, Malaysia, Thái Lan”.
Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai chia sẻ những cái khó của ngành y tế. Cái khó tiền bạc, “bố trí ngân sách tăng nhưng tỉ lệ không tăng”. Cái khó nhân lực “không đáp ứng được, đào tạo chưa kịp”.
Cái khó về quá tải bệnh viện. Cái khó về y đức, về việc giải quyết các vụ việc nghiêm trọng. Cái khó về nguồn huy động từ xã hội hóa chưa đáp ứng, chưa chia sẻ được với khu vực công, hiện đang gồng gánh rất lớn trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, bà Mai đề nghị ngành y tế cần nghiên cứu mô hình cải tiến mạnh mẽ, khoa học để sử dụng nguồn lực mạnh mẽ hơn.
“Tôi đã thấy có sự mất tin cậy - Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội nói - Bộ trưởng phải có thông điệp gửi tới xã hội để xã hội quay lại với sự tin cậy”. Bà Trương Thị Mai đề nghị “Bộ Y tế phải làm mạnh hơn về vấn đề (chấn chỉnh) y đức. Chị Tiến phải xuất hiện. Sự xuất hiện của bộ trưởng sẽ tạo sự tin cậy. Tôi biết khó, chị Tiến đã trao đổi với tôi những cái khó, nhưng bộ trưởng rõ ràng phải có thông điệp”.
Nhắc tới hàng trăm tỉ đồng bảo hiểm y tế bị phát trùng, trong khi 75% hộ cận nghèo, các hộ nông-lâm-ngư nghiệp chưa tiếp cận được BHYT, Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội yêu cầu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh “phải yêu cầu BHYT trả lại ngay vài trăm tỉ đồng trùng BHYT cho ngân sách”.
Theo Lao động
Trả lời câu hỏi về cơ chế tự phát hiện sai phạm trong ngành, tại cuộc họp của Ủy ban về các Vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) chiều 25/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn ra vụ “nhân bản” ở Hoài Đức để cho rằng: “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết được, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”. Như vậy câu hỏi đặt ra là sinh ra lực lượng này để làm gì?
Những sự cố trong tiêm phòng vaccine thời gian qua khiến người dân hoang mang. Ảnh: Kỳ Anh |
Thông báo trước các đại biểu quốc hội (ĐBQH) về vụ trẻ em chết sau khi tiêm vaccine ở Quảng Trị và vụ “nhân bản” ở Hoài Đức (Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội của QH Nguyễn Văn Tiên cho rằng, “gốc gác vụ Hoài Đức là muốn lạm dụng một tí, tiền không đáng kể, nhưng đối với ngành y, đây là lỗi y đức rất nặng”.
Trong khi đó, về vụ vaccine ở Quảng Trị - dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan công an, nhưng những sai phạm cũng đã rõ ràng.
Theo ông Tiên, “vaccine được bảo quản chung trong một tủ lạnh dân dụng, cùng với các loại thuốc khác. Trong khi đó, khi bị mất điện, các nhân viên y tế đã soi bằng đèn. Hiện tôi chưa thể nói là có tiêm nhầm hay không.
Sau đó, quá trình tiêm cũng không đúng kỹ thuật. Khi xảy ra tai nạn, gọi bác sĩ mãi mà không gọi được. Đến khi bác sĩ xuống đến nơi các cháu tím tái dần. Bên này vừa một cháu ra đi, quay sang bên kia lại có một cháu ra đi".
Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là vấn đề tâm lý xã hội. Chính Chủ nhiệm Ủy ban Trương Thị Mai nói thẳng là bà “đã thấy có sự mất tin cậy” từ phía người dân. ĐBQH Phạm Đức Châu chất vấn Bộ trưởng Tiến sau những gì ngành y tế coi là nỗ lực, rằng “kết quả tâm lý người dân thay đổi theo chiều hướng nào?”.
So sánh đạo đức ngành y với đạo đức lái xe, sử dụng những chữ “phổ biến”, “tràn lan” để nói về tiêu cực trong ngành y, trong chuyện người dân câu kết với bác sĩ không cần khám vẫn có thể lấy thuốc ra ngoài bán, ông Phạm Đức Châu chất vấn “tiêu cực toàn do báo chí, người dân phát hiện, vậy cơ chế phát hiện của ngành y là gì?”.
Bộ trưởng cần có thông điệp...
Bày tỏ bằng sự đau lòng và chia sẻ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói “ăn gian cũng không ai hình dung được”. Tuy nhiên, bà giải thích trong Luật Tiêm chủng đã có quy định trách nhiệm cụ thể từ Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và cả bệnh viện.
Trong vụ Hoài Đức thì đã có thông tư 01 quy định rất rõ. “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra” - bà Tiến phân trần. Bà Tiến cũng tiết lộ: Sau khi vụ Hoài Đức bị phát hiện, bà đã ký quyết định khen thưởng cho người phát hiện ngay, nhưng 'phía công an lại nhắc chúng tôi khoan đã, vì còn nhiều vấn đề'.
Đối với vụ sốc phản vệ, Bộ trưởng Tiến giải thích sốc do 3 khả năng. Do cơ địa: “Chúng ta có cơ địa với sốc đó, thì cũng khó”. Thứ hai là do vaccine, do thuốc. Và thứ ba, “kể cả Hoa Kỳ cũng có sốc. Ở ta, tỉ lệ trẻ chết dưới 1 tuổi tốt hơn Indonesia, Philippines; chỉ kém Singapore, Malaysia, Thái Lan”.
Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai chia sẻ những cái khó của ngành y tế. Cái khó tiền bạc, “bố trí ngân sách tăng nhưng tỉ lệ không tăng”. Cái khó nhân lực “không đáp ứng được, đào tạo chưa kịp”.
Cái khó về quá tải bệnh viện. Cái khó về y đức, về việc giải quyết các vụ việc nghiêm trọng. Cái khó về nguồn huy động từ xã hội hóa chưa đáp ứng, chưa chia sẻ được với khu vực công, hiện đang gồng gánh rất lớn trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, bà Mai đề nghị ngành y tế cần nghiên cứu mô hình cải tiến mạnh mẽ, khoa học để sử dụng nguồn lực mạnh mẽ hơn.
“Tôi đã thấy có sự mất tin cậy - Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội nói - Bộ trưởng phải có thông điệp gửi tới xã hội để xã hội quay lại với sự tin cậy”. Bà Trương Thị Mai đề nghị “Bộ Y tế phải làm mạnh hơn về vấn đề (chấn chỉnh) y đức. Chị Tiến phải xuất hiện. Sự xuất hiện của bộ trưởng sẽ tạo sự tin cậy. Tôi biết khó, chị Tiến đã trao đổi với tôi những cái khó, nhưng bộ trưởng rõ ràng phải có thông điệp”.
Nhắc tới hàng trăm tỉ đồng bảo hiểm y tế bị phát trùng, trong khi 75% hộ cận nghèo, các hộ nông-lâm-ngư nghiệp chưa tiếp cận được BHYT, Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội yêu cầu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh “phải yêu cầu BHYT trả lại ngay vài trăm tỉ đồng trùng BHYT cho ngân sách”.
Theo Lao động
Bình luận