Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ra tối hậu thư cho nhà thầu chính là Keangnam vì chậm tiến độ.
Tại cuộc họp khẩn về tiến độ dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tổ chức sáng 29/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ra tối hậu thư cho nhà thầu chính là Keangnam Enterprises vì chậm tiến độ.
Trước đó, khi trực tiếp kiểm tra hiện trường hai gói thầu A4, A5, Bộ trưởng đã chứng kiến công tác thi công chưa đảm bảo yêu cầu, khối lượng công việc còn rất nhiều, khó hoàn thành trong tháng 8/2014 như cam kết.
Theo tường thuật trên báo Giao thông vận tải, tại hiện trường, dù các nhà thầu cam kết hoàn thành toàn bộ dự án trong tháng 8 nhưng thực tế, khối lượng công việc còn rất nhiều.
Tại gói thầu A4, còn đến 200 nghìn khối base và subbase (lớp nền dưới lớp nhựa) chưa được trải, 190 nghìn tấn nhựa chưa thảm; trong khi tại gói thầu A5, theo báo cáo cũng mới chỉ đạt 74% khối lượng công việc, trong khi đó phần đường gom, xử lý mái dốc và một số hạng mục cầu cũng chưa xong.
Nhà thầu chính của dự án là Keangnam đã không chịu rót vốn, cung cấp vật liệu kịp thời, thiếu thiết bị và nhân lực, vì thế có thể sẽ không thể hoàn thành hai gói thầu trong tháng 8 để thông xe toàn tuyến vào ngày 2/9 theo kế hoạch.
"Một dự án hơn tỷ USD đã cơ bản hoàn thành, không thể phụ thuộc vào một hai gói thầu chậm mà không thể đưa vào sử dụng toàn tuyến”, Bộ trưởng nói.
Theo ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), mặc dù nhà thầu Keangnam đã hứa rót 10 triệu USD để hoàn thành gói thầu trước 30/6 nhưng sau đó lại xin gia hạn và đến nay chưa mang đồng nào sang Việt Nam như đã hứa.
“VEC đã yêu cầu chủ tịch của tập đoàn này sang Việt Nam làm việc nhưng đã không nhận được sự hợp tác. Mới đây, tập đoàn này mới cử Phó chủ tịch sang nhưng cũng chưa có tiền”, ông Mai Tuấn Anh cho biết.
Trong cuộc họp sáng 29/6, Phó chủ tịch Keangnam tiếp tục xin cơ hội cuối cùng và hứa sẽ có 4 triệu USD vào ngày 3/7, có đủ 10 triệu USD vào cuối tuần sau. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu nhà thầu này phải có cam kết rõ ràng về tiến độ giải ngân.
“Vào ngày mai (30/6), Keangnam phải có 4 triệu USD và đưa ra được thời hạn có đủ 10 triệu USD. Nếu không có thì ngày kia (1/7) sẽ ra văn bản cắt bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các ông đã hứa quá nhiều rồi, nên không thể tin được nữa”, Bộ trưởng nói.
Đến nay, gói thầu do Keangnam đảm nhận thi công vẫn còn 12 km chưa xong phần base và subbase. Để đảm bảo tiến độ, mỗi ngày gói thầu này phải thảm được 4 nghìn tấn bê tông nhựa, nhưng năng lực hiện nay của Kengnam chỉ đáp ứng được 2 nghìn tấn nhựa/ngày.
Từ thực tế này, Bộ trưởng đã yêu cầu VEC cắt bớt khối lượng của Kengnam cho nhà thầu khác vào làm, chỉ để lại cho nhà thầu này 5 km. Bên cạnh đó, đã tăng cường thêm Cienco 4 đảm nhận thảm 2 nghìn tấn bê tông nhựa/ngày trong phần khối lượng còn lại của Keangnam.
Tại cuộc họp, một số nhà thầu cho biết, việc thanh toán khối lượng, cung cấp vốn cho các nhà thầu phụ chậm nên ảnh hưởng tiến độ, trong khi đại diện lãnh đạo VEC lại cho rằng do các nhà thầu chậm hoàn thành thủ tục, hồ sơ thanh toán.
Trước thông tin này, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng xây dựng và công trình giao thông và các nhà thầu ngay buổi chiều ngồi lại để xác định nguyên nhân. “Đến 31/8 mà dự án không hoàn thành sẽ điều chuyển công tác lãnh đạo VEC”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, hiện công tác phối hợp trên công trường giữa các nhà thầu của bộ với các nhà thầu ngoài “rất thiếu tôn trọng nhau, khiến việc triển khai gặp nhiều vướng mắc”.
Ông Trường nhấn mạnh, bắt đầu vào mùa mưa, một tháng có khi chỉ làm được 10 ngày trong khi tiến độ không thể lùi thêm nên các nhà thầu phải tập trung thiết bị, con người và tự ứng tiền ra để làm.
Từ thời điểm này, hàng tuần, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường sẽ có mặt trên hiện trường để giao ban, giải quyết khó khăn, vướng mắc và sẽ toàn quyền xử lý đối với các nhà thầu không đáp ứng được tiến độ.
Hợp đồng xây lắp gói thầu A4 và A5 của Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được ký ngày 6/4/2010 tại Hà Nội giữa VEC và Keangnam Enterprises của Hàn Qduốc.
Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai được chia thành 8 gói thầu xây lắp. Gói thầu A4 có chiều dài 29,74 km nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; giá trị hợp đồng hơn 1.635 tỷ đồng, trong khi gói thầu A5 có chiều dài 41,15 km nằm trên địa bàn tỉnh Yên Bái với giá trị hợp đồng hơn 1.974 tỷ đồng.
Cả hai gói thầu trên đều có hình thức hợp đồng là theo đơn giá và thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng.
» Bộ trưởng Thăng: Xã hội hóa bến xe, đừng chờ Bộ trưởng cho phép
» Máy bay Vietjet hạ nhầm sân bay: Bộ trưởng Thăng xin lỗi người dân
» 'Mách' Bộ trưởng Thăng biển hạn chế tốc độ bẫy dân
Theo Vneconomy
Tại cuộc họp khẩn về tiến độ dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tổ chức sáng 29/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ra tối hậu thư cho nhà thầu chính là Keangnam Enterprises vì chậm tiến độ.
Trước đó, khi trực tiếp kiểm tra hiện trường hai gói thầu A4, A5, Bộ trưởng đã chứng kiến công tác thi công chưa đảm bảo yêu cầu, khối lượng công việc còn rất nhiều, khó hoàn thành trong tháng 8/2014 như cam kết.
Ông Đinh La Thăng nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại hiện trường. |
Theo tường thuật trên báo Giao thông vận tải, tại hiện trường, dù các nhà thầu cam kết hoàn thành toàn bộ dự án trong tháng 8 nhưng thực tế, khối lượng công việc còn rất nhiều.
Tại gói thầu A4, còn đến 200 nghìn khối base và subbase (lớp nền dưới lớp nhựa) chưa được trải, 190 nghìn tấn nhựa chưa thảm; trong khi tại gói thầu A5, theo báo cáo cũng mới chỉ đạt 74% khối lượng công việc, trong khi đó phần đường gom, xử lý mái dốc và một số hạng mục cầu cũng chưa xong.
Nhà thầu chính của dự án là Keangnam đã không chịu rót vốn, cung cấp vật liệu kịp thời, thiếu thiết bị và nhân lực, vì thế có thể sẽ không thể hoàn thành hai gói thầu trong tháng 8 để thông xe toàn tuyến vào ngày 2/9 theo kế hoạch.
"Một dự án hơn tỷ USD đã cơ bản hoàn thành, không thể phụ thuộc vào một hai gói thầu chậm mà không thể đưa vào sử dụng toàn tuyến”, Bộ trưởng nói.
Theo ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), mặc dù nhà thầu Keangnam đã hứa rót 10 triệu USD để hoàn thành gói thầu trước 30/6 nhưng sau đó lại xin gia hạn và đến nay chưa mang đồng nào sang Việt Nam như đã hứa.
“VEC đã yêu cầu chủ tịch của tập đoàn này sang Việt Nam làm việc nhưng đã không nhận được sự hợp tác. Mới đây, tập đoàn này mới cử Phó chủ tịch sang nhưng cũng chưa có tiền”, ông Mai Tuấn Anh cho biết.
Trong cuộc họp sáng 29/6, Phó chủ tịch Keangnam tiếp tục xin cơ hội cuối cùng và hứa sẽ có 4 triệu USD vào ngày 3/7, có đủ 10 triệu USD vào cuối tuần sau. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu nhà thầu này phải có cam kết rõ ràng về tiến độ giải ngân.
“Vào ngày mai (30/6), Keangnam phải có 4 triệu USD và đưa ra được thời hạn có đủ 10 triệu USD. Nếu không có thì ngày kia (1/7) sẽ ra văn bản cắt bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các ông đã hứa quá nhiều rồi, nên không thể tin được nữa”, Bộ trưởng nói.
Đến nay, gói thầu do Keangnam đảm nhận thi công vẫn còn 12 km chưa xong phần base và subbase. Để đảm bảo tiến độ, mỗi ngày gói thầu này phải thảm được 4 nghìn tấn bê tông nhựa, nhưng năng lực hiện nay của Kengnam chỉ đáp ứng được 2 nghìn tấn nhựa/ngày.
Từ thực tế này, Bộ trưởng đã yêu cầu VEC cắt bớt khối lượng của Kengnam cho nhà thầu khác vào làm, chỉ để lại cho nhà thầu này 5 km. Bên cạnh đó, đã tăng cường thêm Cienco 4 đảm nhận thảm 2 nghìn tấn bê tông nhựa/ngày trong phần khối lượng còn lại của Keangnam.
Tại cuộc họp, một số nhà thầu cho biết, việc thanh toán khối lượng, cung cấp vốn cho các nhà thầu phụ chậm nên ảnh hưởng tiến độ, trong khi đại diện lãnh đạo VEC lại cho rằng do các nhà thầu chậm hoàn thành thủ tục, hồ sơ thanh toán.
Trước thông tin này, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng xây dựng và công trình giao thông và các nhà thầu ngay buổi chiều ngồi lại để xác định nguyên nhân. “Đến 31/8 mà dự án không hoàn thành sẽ điều chuyển công tác lãnh đạo VEC”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, hiện công tác phối hợp trên công trường giữa các nhà thầu của bộ với các nhà thầu ngoài “rất thiếu tôn trọng nhau, khiến việc triển khai gặp nhiều vướng mắc”.
Ông Trường nhấn mạnh, bắt đầu vào mùa mưa, một tháng có khi chỉ làm được 10 ngày trong khi tiến độ không thể lùi thêm nên các nhà thầu phải tập trung thiết bị, con người và tự ứng tiền ra để làm.
Từ thời điểm này, hàng tuần, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường sẽ có mặt trên hiện trường để giao ban, giải quyết khó khăn, vướng mắc và sẽ toàn quyền xử lý đối với các nhà thầu không đáp ứng được tiến độ.
Hợp đồng xây lắp gói thầu A4 và A5 của Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được ký ngày 6/4/2010 tại Hà Nội giữa VEC và Keangnam Enterprises của Hàn Qduốc.
Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai được chia thành 8 gói thầu xây lắp. Gói thầu A4 có chiều dài 29,74 km nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; giá trị hợp đồng hơn 1.635 tỷ đồng, trong khi gói thầu A5 có chiều dài 41,15 km nằm trên địa bàn tỉnh Yên Bái với giá trị hợp đồng hơn 1.974 tỷ đồng.
Cả hai gói thầu trên đều có hình thức hợp đồng là theo đơn giá và thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng.
» Bộ trưởng Thăng: Xã hội hóa bến xe, đừng chờ Bộ trưởng cho phép
» Máy bay Vietjet hạ nhầm sân bay: Bộ trưởng Thăng xin lỗi người dân
» 'Mách' Bộ trưởng Thăng biển hạn chế tốc độ bẫy dân
Theo Vneconomy
Bình luận